Hơn 700 triệu, chọn Mazda CX-3 Premium hay Hyundai Kona 1.6 Turbo?
Mazda CX-3 hoàn toàn mới phiên bản cao cấp nhất Premium đang có giá bán 709 triệu đồng, còn phiên bản cao cấp nhất 1.6 Turbo của Hyundai Kona có giá 750 triệu. Đây là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau trong phân khúc SUV đô thị.
Mẫu xe SUV đô thị hạng B mang tên Mazda CX-3 vừa được ra mắt thị trường Việt Nam, chính thức “nhập mâm” với hàng loạt cái tên cùng phân khúc như Hyundai Kona, Kia Seltos, Ford Ecosport, Peugeot 2008, Honda HR-V, MG ZS,…
Trong đó, cùng giá hơn 700 triệu, Mazda CX-3 Premium và Hyundai Kona 1.6 Turbo so găng ngang ngửa nhau trên thị trường. Cùng VietNamNet so sánh độ hơn kém giữa hai mẫu này:
Xe Nhật-Mazda CX-3 Premium nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan với giá 709 triệu và xe Hàn-Hyundai Kona 1.6 Turbo lắp ráp trong nước với giá 750 triệu.
Ngoại hình: Mỗi người một vẻ
Về kích thước tổng thể, Hyundai Kona 1.6 Turbo có kích thước dài x rộng x cao là 4.165 x 1.800 x 1.565mm, trong khi đó “tân binh” Mazda CX-3 Premium là 4.275 x 1.765 x 1.535. Như vậy, chiếc CX-3 dài hơn nhưng lại thấp và hẹp hơn Hyundai Kona một chút.
Mazda CX-3 dài hơn nhưng lại thấp và hẹp hơn Hyundai Kona. Chiều dài cơ sở của CX-3 cũng kém 3cm so với đối thủ.
Về ngoại hình, Hyundai Kona có thiết kế sắc sảo, trẻ trung và phá cách, phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ. Còn Mazda CX-3 được thừa hưởng ngôn ngữ thiết kế KoDo của các mẫu Mazda “đàn anh” vốn được đánh giá cao về thiết kế đẹp lịch lãm, cuốn hút.
Ở hai phiên bản cao nhất của Mazda CX-3 và Hyundai Kona, hệ thống đèn pha và đèn hậu đều là dạng Led. Mazda CX-3 Premium có thêm tính năng cân bằng góc chiếu trong khi đèn pha của Kona 1.6 Turbo chỉ tự động bật tắt.
Bảng so sánh thông số hai mẫu xe.
Nội thất và trang bị: Kẻ tám lạng, người nửa cân
Video đang HOT
Mazda CX-3 tuy dài hơn về kích thước tổng thể nhưng lại có chiều dài cơ sở ngắn hơn so với Hyundai Kona (CX-3 là 2.570mm; Kona là 2.600mm), do vậy hàng ghế sau của CX-3 được đánh giá là chật hơn Hyundai Kona một chút.
Hơn 700 triệu, chọn Mazda CX-3 hay Hyundai Kona?
Với phiên bản cao nhất của 2 mẫu xe, nội thất bên trong đều có những trang bị khá cao cấp với ghế bọc da, ghế lái chỉnh điện, điều hoà tự động, chế độ ga tự động, các kết nối thông minh,…
Trong khi Hyundai Kona 1.6Turbo tỏ ra hơn hẳn đối thủ về các trang bị thời trang như kích thước màn hình giải trí lớn hơn, có cửa sổ trời và sạc không dây,… thì Mazda CX-3 cũng có một số trang bị về công nghệ mà đối thủ không có như lẫy chuyển số trên vô lăng, hiển thị thông tin lên kính lái (HUD) hay phanh tay điện tử,…
Trang bị an toàn: Xe Nhật chiếm ưu thế
Mazda CX-3 là mẫu xe mới, ra đời sau Hyundai Kona đến 2 năm, do đó không quá khó hiểu khi mẫu xe Nhật này lại được trang bị hàng loạt những tính năng an toàn “ăn đứt” đối thủ.
So sánh options của Mazda CX-3 Premium và Hyundai Kona 1.6 Turbo.
Cụ thể, Mazda CX-3 Premium có những trang bị mà Kona 1.6T không có như: Cảnh báo phương tiện cắt ngang, cảnh báo chệch làn đường, hỗ trợ phanh thông minh trước và sau, nhận diện người đi bộ, cảnh báo mất tập trung,… Đây là những trang bị trong gói i-Activsense của Mazda.
Tuy vậy, Hyundai Kona 1.6T cũng không hẳn lép vế hoàn toàn khi có chức năng hỗ trợ xuống dốc, cảm biến trước và cảm biến áp suất lốp. Đây là những option không có trên Mazda CX-3.
Vận hành: Hyundai Kona vượt trội về thông số
Với khối động cơ Gamma 1.6 Turbo cùng hộp số tự động 7 cấp ly hợp kép cho công suất 174 mã lực, Hyundai Kona hơn hẳn Mazda CX-3 về công suất vận hành. Trong khi đó, Mazda CX-3 chỉ được trang bị khối động cơ SkyActiv-G 1.5L kết hợp với hộp số tự động 6 cấp, cho công suất 110 mã lực, đuối hơn khá nhiều với đổi thủ của mình.
Kona cũng có đến 3 chế độ lái là tiết kiệm, bình thường và thể thao, còn CX-3 lại chỉ có hai chế độ là bình thường và thể thao.
So sánh thông số kỹ thuật về vận hành của hai mẫu xe.
Đánh giá chung
Sự thành công của Hyundai Kona trong nhiều năm qua tại Việt Nam là điều không phải bàn cãi. Mẫu xe này đã thu hút được đông đảo khách hàng bởi sự trẻ trung, phá cách về ngoại hình cũng như sự mạnh mẽ, máu lửa trong vận hành.
Tuy vậy, với thiết kế mới mẻ, đẹp mắt “vừa quen vừa lạ” cùng giá bán hợp lý hơn, Mazda CX-3 hứa hẹn trở thành đối đáng gờm trong phân khúc SUV đô thị tại Việt Nam thời gian tới.
Người dùng nhận xét gì về Mazda CX-3?
Ở cùng tầm giá với Hyundai Kona và Kia Seltos, Mazda CX-3 nhỉnh hơn về tính năng trang bị nhưng không được người dùng đánh giá cao về thiết kế, động cơ.
Cùng với Mazda CX-30, mẫu SUV cỡ nhỏ CX-3 là tân binh vừa được hãng xe Nhật Bản phân phối tại Việt Nam để mở rộng thị phần ở phân khúc xe gầm cao 600-800 triệu đồng.
Ba phiên bản Mazda CX-3 có giá bán 629-709 triệu đồng, cạnh tranh với các dòng SUV 5 chỗ như Ford EcoSport (603-686 triệu đồng), Hyundai Kona (636-750 triệu đồng), Kia Seltos (609-729 triệu đồng) và Peugeot 2008 (739-829 triệu đồng).
Nếu CX-30 có giá bán thuộc diện cao trong phân khúc, mức giá đề xuất của Mazda CX-3 nhập Thái được nhiều người dùng nhận định là hợp lý và có nhiều tiềm năng để thách thức các đối thủ.
Trong bài đăng của nhóm Oto , tài khoản Facebook tên Nguyen Hoang Anh nhận xét rằng mức giá của CX-3 sẽ khiến EcoSport và Kona gặp khó khăn. Người dùng Đào Tuấn cũng đồng tình khi bình luận rằng cùng tầm giá thì Ford EcoSport sẽ khó cạnh tranh với CX-3, nhất là khi mẫu xe Mỹ ra mắt đã lâu và kiểu dáng lỗi mốt.
Ngoài lợi thế nhập khẩu, CX-3 còn nổi trội về mặt trang bị tiện và an toàn so với các mẫu xe lắp ráp trong nước. Mazda CX-30 Luxury và Premium có ghế lái chỉnh điện tích hợp nhớ vị trí, HUD, lẫy chuyển số trên vô-lăng, hệ thống đèn Full-LED, mâm 18 inch...
Riêng bản cao cấp nhất được trang bị gói an toàn chủ động i-Activsense với phanh tự động, đèn pha tự động, cảnh báo điểm mù, cảnh báo lệch làn, nhắc nhở người lái nghỉ ngơi...
Nhiều người dùng tỏ ra ấn tượng trước trang bị an toàn chủ động, khi nó giúp mẫu xe này sở hữu những tính năng an toàn hiện đại với mức giá có thể coi là hấp dẫn nhất nhì Việt Nam.
Tuy nhiên, ngoại hình của CX-3 lại không được người dùng đánh giá cao. Độc giả Hung Bui chia sẻ bên dưới bài viết của Zing về bộ đôi mới của Mazda: "Thiết kế đẹp, tuy nhiên vì Mazda dùng chung kiểu ngôn ngữ thiết kế nên nhìn xe nào cũng giống xe nào dẫn đến sự nhàm chán".
Cùng với đó, trên mạng xã hội có nhiều bình luận nhận xét rằng CX-3 trông giống bản thu nhỏ của CX-5 thế hệ cũ. Các điểm tương có thể nhận ra là lưới tản nhiệt có các thanh kim loại nằm ngang, thanh crôm viền mỏng hay tạo hình quen thuộc của đèn trước và đèn hậu.
Độc giả Quang Dũng chia sẻ với Zing về chiếc Mazda CX-3: "Thiết kế nội thất của mẫu xe này giống như các xe đời trước, không ấn tượng như trên các mẫu Mazda mới như Mazda3".
Động cơ là yếu tố được một vài người dùng quan tâm và tỏ ra không hài lòng với thông số của Mazda CX-3. Tài khoản W810i trên diễn đàn Tinh Tế cho rằng động cơ 1.5L hút khí tự nhiên của CX-3 khá yếu khi so với các mẫu SUV hạng B khác.
Cụ thể, CX-3 chia sẻ động cơ từ Mazda2 với công suất tối đa 110 mã lực và mô-men xoắn cực đại 144 Nm. Thông số này kém EcoSport 1.0L Turbo (123 mã lực, 170 Nm), Kona 2.0L (149 mã lực, 180 Nm), Seltos 1.4L Turbo (138 mã lực, 242 Nm)...
Tài khoản Facebook Dương Bảo Ngọc nhận xét công suất động cơ không hấp dẫn, nhưng CX-3 là xe đô thị nên tạm chấp nhận được.
Nhìn chung Mazda CX-3 có giá bán ở mức vừa phải, động cơ không mạnh mẽ và thiết kế đã quá quen thuộc với thị trường. Bù lại, mẫu xe này là xe nhập khẩu, nhiều công nghệ an toàn và vẫn có nét đẹp riêng được nhiều người yêu thích.
Xếp hạng 5 mẫu SUV đô thị tháng 3: Kia Seltos 'đè bẹp' Hyundai Kona Sự xuất hiện của Kia Seltos khiến Hyundai Kona dần mất súc hút trên thị trường sau một thời gian dài "chiếm sóng". Xếp hạng 5 mẫu SUV đô thị tháng 3: Kia Seltos 'đè bẹp' Hyundai Kona. Phân khúc SUV đô thị đang chứng kiến cuộc chạy đua khốc liệt giữa hai đối thủ Toyota Corolla Cross và Kia Seltos để tranh...