Hơn 700 bác sĩ Ấn Độ tử vong vì sóng Covid-19 lần hai
Đợt bùng phát Covid-19 lần hai khiến 730 bác sĩ Ấn Độ thiệt mạng, trong đó bang Bihar và Delhi ghi nhận số ca tử vong cao nhất.
Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA) hôm 16/6 cho biết số bác sĩ tử vong vì sóng Covid-19 lần hai được ghi nhận nhiều nhất ở bang Bihar và Delhi với hơn 100 người. Các điểm nóng bùng phát dịch như Uttar Pradesh và Andhra Pradesh cũng báo cáo lần lượt 79 và 38 bác sĩ chết vì Covid-19.
IMA từng nhiều lần bày tỏ lo ngại khi số y bác sĩ bỏ mạng vì đại dịch lần này tăng mạnh so với năm ngoái. Trong đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên ở Ấn Độ, nước này ghi nhận tổng cộng 748 bác sĩ tử vong vì nCoV, song làn sóng bùng phát lần hai mới diễn ra trong thời gian ngắn đã khiến hơn 730 bác sĩ thiệt mạng.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại New Delhi, Ấn Độ, hôm 7/5. Ảnh: Reuters.
Dữ liệu y bác sĩ tử vong vì nCoV được IMA thu thập theo ngày từ công đoàn địa phương và bệnh viện khắp Ấn Độ, những nơi quá tải với sự gia tăng đột biến số ca Covid-19 hơn một tháng qua.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 16/6 cảnh báo biến chủng Delta từ Ấn Độ đã xuất hiện tại hơn 80 quốc gia và tiếp tục đột biến khi lan rộng khắp toàn cầu. Ấn Độ cũng đang lo ngại về hiện tượng nấm xanh xuất hiện trên người từng mắc Covid-19, sau các bệnh nấm đen, trắng và vàng.
Ấn Độ đang là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 29,7 triệu ca nhiễm và hơn 380.000 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt hơn 62.400 và 1.300 ca trong 24 giờ qua. 47,9 triệu người Ấn Độ đã tiêm chủng đầy đủ, chiếm 3,5% trong tổng số gần 1,4 tỷ dân.
Mỹ đầu tư hơn ba tỷ USD phát triển thuốc chữa Covid-19
Chính quyền Biden thông báo đầu tư 3,2 tỷ USD để thúc đẩy thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc kháng virus điều trị Covid-19.
Video đang HOT
Thế giới đã ghi nhận 178.165.307 ca nhiễm nCoV và 3.856.840 ca tử vong, tăng lần lượt 365.886 và 7.931, trong khi 162.671.437 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.375.341 ca nhiễm và 616.426 ca tử vong do nCoV, tăng 9.356 ca nhiễm và 276 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Thuốc kháng virus, được dùng để điều trị các triệu chứng sau nhiễm virus, đang trong quá trình phát triển và một số ứng viên có thể ra mắt vào cuối năm nay nếu thuận lợi. Khoản đầu tư của chính phủ sẽ nhằm thúc đẩy các thử nghiệm lâm sàng, cũng như hỗ trợ thêm cho nghiên cứu, phát triển và sản xuất ở khu vực tư nhân.
Trước đó, Mỹ đồng ý chi 1,2 tỷ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir đang trong giai đoạn thử nghiệm. Thuốc Molnupiravir được hãng dược Đức Merck và đối tác Mỹ Ridgeback Biotherapeutics cùng hợp tác phát triển.
"Vaccine rõ ràng vẫn là trọng tâm trong kho vũ khí chống Covid-19 của chúng tôi. Tuy nhiên, thuốc kháng virus có thể và sẽ là sự bổ sung quan trọng cho các vaccine hiện có, đặc biệt là đối với những người mắc một số bệnh lý khiến vaccine không thể bảo vệ được họ", tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, nói trong họp báo ngày 17/6.
Cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết 13 bang Mỹ đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 50% dân số, gồm Hawaii, Connecticut, Maine, Maryland, Massachusetts, New Hampshire, New Jersey, New Mexico, New York, Oregon, Rhode Island, Vermont và Washington.
14 bang đạt mục tiêu tiêm ít nhất một mũi cho 70% người trưởng thành gồm California, Connecticut, Hawaii, Maine, Maryland, Massachusetts, New Hampshire, New Jersey, New Mexico, New York, Pennsylvania, Rhode Island, Vermont, và Washington, cùng với thủ đô Washington.
44,1% dân số Mỹ (khoảng 146,5 triệu người) đã hoàn thành chương trình tiêm chủng. Tốc độ tiêm chủng của Mỹ hiện là khoảng 1,2 triệu liều mỗi ngày.
Điều phối viên phản ứng Covid-19 của Nhà Trắng Jeff Zients cũng cho biết chính phủ Mỹ sẽ công bố kế hoạch phân phối 55 triệu liều vaccine trong gói 80 triệu liều đầu tiên mà Washington cam kết chia sẻ trong vài ngày tới.
Thuốc kháng virus Molnupiravir dạng uống đang được thử nghiệm. Ảnh: Reuters.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 29.761.964 ca nhiễm và 383.521 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 62.409 và 1.310 ca.
Sau nấm đen, Ấn Độ hiện lo ngại về tình trạng nấm xanh xuất hiện trên người từng mắc Covid-19. Nấm xanh là một bệnh nhiễm trùng do loại nấm mốc phổ biến tên aspergillus, tồn tại trong môi trường trong nhà và ngoài trời gây ra. Người bình thường có thể hít phải aspergillus mà không mắc bệnh nấm xanh, song điều này rất nguy hiểm với người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh phổi, như người nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, nấm xanh không phải bệnh lây nhiễm.
Ấn Độ đã phân phối 258 triệu liều vaccine cho đến nay. 47,9 triệu người đã tiêm đủ mũi, chiếm 3,5% trong tổng số gần 1,4 tỷ dân của nước này, theo Our World in Data.
Pháp , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận 5.749.691 ca nhiễm và 110.634 ca tử vong, tăng lần lượt 2.044 và 56 trường hợp mới trong 24 giờ qua.
Chính phủ Pháp lần đầu cho phép người dân có thể bỏ khẩu trang khi ra ngoài kể từ mùa thu năm ngoái, trong khi Disneyland Paris được mở cửa đón khách trở lại sau 8 tháng ngừng hoạt động.
Đức ghi nhận 893 ca nhiễm mới và 72 ca tử vong vì Covid-19, nâng tổng số lên lần lượt 3.727.624 và 90.820 trường hợp.
Chính phủ Đức thông báo nước này sẽ mở cửa biên giới cho những công dân ngoài Liên minh châu Âu (EU) từ cuối tháng 6. Cụ thể, từ ngày 25/6, công dân ngoài EU có thể đến Đức vì bất kỳ lý do nào, như du lịch hoặc học tập, với điều kiện đã tiêm một trong những loại vaccine Covid-19 mà Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) phê duyệt trước khi nhập cảnh ít nhất 14 ngày.
Tại châu Á, Nhật Bản báo cáo 779.338 ca nhiễm và 14.269 ca tử vong kể từ khi dịch bùng phát, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 1.707 và 82 trường hợp trong 24 giờ qua.
Thủ tướng Yoshihide Suga ngày 17/6 thông báo Nhật Bản sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở tất cả các tỉnh trừ Okinawa từ ngày 20/6, khi số ca nhiễm mới tiếp tục giảm. Tuy nhiên, các biện pháp bán khẩn cấp vẫn được áp dụng tại 7/9 quận, gồm Tokyo, Osaka, Hokkaido, Aichi, Hyogo, Kyoto và Fukuoka. Tình trạng khẩn cấp ở Okinawa và 7 quận sẽ được áp dụng cho đến ngày 11/7.
Nhật thông báo nới lỏng biện pháp khẩn cấp khi chỉ còn chưa đầy 5 tuần nữa, Thế vận hội Tokyo sẽ chính thức khai mạc ngày 23/6.
Cùng ngày 17/6, Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato thông báo Nhật Bản sẽ bắt đầu cấp hộ chiếu vaccine vào cuối tháng 7, nhằm tạo điều kiện cho người dân có thể du lịch nước ngoài. Hộ chiếu vaccine gồm các thông tin như ngày tiêm chủng và loại vaccine, bằng cả tiếng Anh và tiếng Nhật.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.950.276 ca nhiễm, tăng 12.624, trong đó 53.753 người chết, tăng 277. Đây là số ca nhiễm mới trong ngày cao kỷ lục được báo cáo ở quốc gia này kể từ khi dịch bùng phát.
Tổng thống Joko Widodo lệnh cho quan chức y tế thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 để đạt mức một triệu liều mỗi ngày vào tháng tới, thay vì mức nửa triệu người hiện tại. Yêu cầu được ông Widodo đưa ra giữa lúc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo quốc gia này cần gia tăng các biện pháp hạn chế để ngăn đợt bùng phát ca nhiễm mới.
Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư thế giới, đặt mục tiêu tiêm chủng cho hơn 181 triệu trong 270 triệu dân vào tháng 3/2022. Tuy nhiên, đến hiện tại, chỉ có 22 triệu người được tiêm đủ mũi và 12 triệu người tiêm một mũi. Indonesia đã nhận được 92,2 triệu liều vaccine cho đến nay.
Trước đó, hơn 350 nhân viên y tế Indonesia được xác nhận nhiễm Covid-19, trong đó hàng chục người phải nhập viện, dù đã tiêm vaccine của Sinovac.
Ồ ạt xuất cảnh trốn đại dịch Các nước cách ly F1 tại nhà thế nào? Mảng sáng tối trong bức tranh tiêm chủng Covid-19 Ấn Độ Trung Quốc đau đầu với bài toán tái mở cửa giữa Covid-19
Biến chủng Delta cản đường thế giới thoát đại dịch Nhiều nước ngỡ đã thoát khỏi Covid-19 nhờ chiến lược phong tỏa và tiêm chủng diện rộng, nhưng biến chủng Delta từ Ấn Độ bất ngờ đảo lộn tất cả. Hôm 14/6, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo kế hoạch gỡ toàn bộ biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 tại nước này, vốn đã được ấn định từ lâu vào ngày 21/6,...