Hơn 70 thiếu sinh quân West Point bị cáo buộc gian lận thi cử
Học viện Quân sự West Point đối diện bê bối học thuật lớn nhất trong gần 50 năm qua liên quan các cáo buộc hơn 70 thiếu sinh quân gian lận trong một bài thi giải tích.
Theo New York Times, v ụ gian lận xảy ra trong bài thi được tổ chức vào tháng 5. Tất cả trường hợp bị cáo buộc đều làm bài từ xa vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 59 thiếu sinh quân đã thừa nhận gian lận.
USA Today cho biết có 72 trường hợp bị cáo buộc gian lận là thiếu sinh quân năm nhất, và một trường hợp đang học năm hai. Giới chức Học viện West Point đặt nghi vấn sau khi phát hiện các thiếu sinh quan này phạm cùng một sai sót trong một phần của bài thi.
Đã có 6 thiếu sinh quân được dừng điều tra, bao gồm 2 trường hợp không đủ chứng cứ và 4 trường hợp thiếu sinh quân đã xin dừng học. Trong số 67 trường hợp còn lại, có 55 thiếu sinh quân bị phát hiện vi phạm bộ quy tắc về danh dự của học viện và được đăng ký vào chương trình cải tạo ngày 9/12.
Thiếu sinh quân Học viện West Point tham dự sự kiện giao hữu bóng bầu dục giữa lục quân và hải quân Mỹ tháng 12. Ảnh: New York Times.
Ít nhất 8 thiếu sinh quân sẽ phải điều trần về cáo buộc vi phạm quy tắc danh dự và có khả năng bị đuổi học, theo Trưởng phòng Quan hệ công chúng West Point Christopher Ophardt.
Video đang HOT
Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy nhấn mạnh hệ thống kỷ luật tại West Point đang vận hành hiệu quả và “mọi thiếu sinh quân phải chịu trách nhiệm khi vi phạm bộ quy tắc”.
Học viện West Point xem trọng tính chính trực trong việc đào tạo, với phương châm: “Thiếu sinh quân không được nói dối, gian lận, trộm cắp hay làm ngơ trước những ai làm những việc đó”.
Tim Bakken, giáo sư luật tại West Point, gọi đây là vụ bê bối mang tính chất an ninh quốc gia. Ông lưu ý học viện đang đào tạo những thiếu sinh quân có khả năng trở thành lãnh đạo của quân đội và đất nước trong tương lai.
“Không thể biện minh gì cho hành vi gian lận khi bộ quy tắc nền tảng của các thiếu sinh quân là họ không được nói dối, gian lận hay trộm cắp”, Bakken nói.
“Nếu lục quân cố nói giảm về hậu quả của gian lận tại học viện, chúng ta đang nói giảm về tác động của hành vi này đối với toàn thể quân đội. Chúng ta trông cậy quân đội nói lời chân thật khi chiến tranh và chiến thắng”, ông chia sẻ.
Gian lận thi cử ở Sơn La: 5 người kháng cáo
TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa lưu động trong 2 ngày tại TAND tỉnh Sơn La để xét đơn kháng cáo của 5 bị cáo.
Dự kiến ngày 14/10, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét đơn kháng cáo của bị cáo Trần Xuân Yến (cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La) cùng Lò Văn Huynh (cựu trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La), Nguyễn Minh Khoa (cựu thượng tá, phó phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La), Nguyễn Thị Hồng Nga và Nguyễn Thanh Nhàn, cựu chuyên viên và phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục. Phiên toà mở lưu động trong 2 ngày tại TAND tỉnh Sơn La.
Cụ thể, bị cáo Trần Xuân Yến kháng cáo với nội dung, bị cáo không phạm tội "Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ" như bản án sơ thẩm đã quy kết.
Bị cáo Lò Văn Huynh kháng cáo với nội dung, bị cáo không thực hiện hành vi nhận hối lộ số tiền 1 tỷ đồng từ bị cáo Nguyễn Minh Khoa (cựu cán bộ Công an tỉnh Sơn La) và đề nghị tòa phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử ở Sơn La.
Bị cáo Nguyễn Minh Khoa kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, bị cáo cho rằng bản thân không thực hiện hành vi đưa hối lộ số tiền 1 tỷ đồng cho bị cáo Lò Văn Huynh, không có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo, bản án sơ thẩm có những sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật, đề nghị tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, thu thập bổ sung, đánh giá toàn diện các chứng cứ để chứng minh bị cáo không phạm tội.
Bị cáo Nguyễn Thanh Nhàn, cũng kháng cáo với nội dung bị cáo chỉ giữ vai trò giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể, bị cáo không phải là người có chức vụ, quyền hạn, không phải là người thực hành, đề nghị tòa phúc thẩm xem xét cho bị cáo được hưởng hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga có đơn kháng cáo với nội dung xin giảm nhẹ hình phạt đối với tội danh "Nhận hối lộ".
Ngoài 5 bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Lê Thị Thanh Yến (vợ bị cáo Huynh) và ông Lê Thanh Sơn (em vợ ông Huynh) cũng kháng cáo yêu cầu xem xét lại phán quyết liên đới chịu án phí dân sự sơ thẩm liên quan khoản tiền một tỷ đồng.
Theo bản án sơ thẩm ngày 29/5, các bị cáo có quyền hạn trong kỳ thi THPT 2018 tại Sơn La song lợi dụng chức vụ để nhận thông tin, sửa bài, nâng điểm cho 44 thí sinh.
Đồng thời, hanh vi cua cac bi cao gay nguy hiem va anh huong đac biet xau cho xa hoi. Cac bi cao con gay anh huong nghiem trong đen nganh giao duc, mat đi su cong bang va co hoi đi hoc cua nhieu thi sinh, gay tam ly hoang mang cho cac thi sinh khi đi thi THPT.
TAND tỉnh Sơn La tuyên phạt bị cáo Trần Xuân Yến bị tuyên phạt 9 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ".
Bị cáo Lò Văn Huynh bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", 15 năm 6 tháng tù về tội "Nhận hối lộ". Tổng hợp hình phạt của hai tội 21 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga bị tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù về tội "Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ", 15 năm tù về tội "Nhận hối lộ". Tổng hợp hình phạt cả hai tội 19 năm 6 tháng tù.
Với tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ", bị cáo Nguyễn Minh Khoa bị tuyên phạt 8 năm tù và bị cáo Nguyễn Thanh Nhàn bị tuyên phạt 30 tháng tù.
Fan phản ứng gay gắt vì lễ trao giải SMA ám chỉ GFRIEND gian lận, năm ngoái "nuốt" giải của nhóm nay lại giở trò "đạo đức giả"? Thông báo của BTC lễ trao giải SMA khiến nhiều người nghi ngờ họ ám chỉ GFRIEND. Trong khi đó, người hâm mộ phẫn nộ cho rằng nhóm bị đối xử bất công. Lễ trao giải Seoul Music Awards ( SMA ) lần thứ 30 đã mở cổng vote từ ngày 11/12 trước khi chính thức tổ chức vào tháng 1/2021. Trong lúc...