Hơn 6.700 xã “cán đích” tiêu chí điện nông thôn
Theo Quyết định số 1600 (ngày 16.8.2016) của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020, 100% xã trong cả nước phải đạt tiêu chí số 4 về điện theo Chương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM)
Thay đổi diện mạo nhiều vùng nông thôn
Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 khóa X, cuối tuần qua tại Hà Nội, ông Cao Đức Phát – Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế T.Ư đánh giá Bộ Công Thương đã khẳng định được vai trò to lớn trong việc thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW của Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ 7, khóa X (Nghị quyết T.Ư 7, khóa X), ban hành ngày 5.8.2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Hơn 6.700 xã đã đạt các tiêu chí về điện nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: V.H
Theo ông Hoàng Quốc Vượng – Thứ trưởng Bộ Công Thương, sau 10 năm thực hiện, Nghị quyết T.Ư 7 khóa X đã khẳng định là đây một quyết sách đúng đắn, có tầm chiến lược và mang tính đột phá. Nghị quyết được triển khai đồng bộ, nghiêm túc, sâu rộng; đồng thời huy động cả hệ thống chính trị và người dân tham gia, mang lại luồng sinh khí mới cho phát triển tam nông trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước.
Ông Võ Quang Lâm – Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, trong 10 năm thực hiện nghị quyết, EVN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ giao phó. Với vai trò chủ lực, nòng cốt, EVN đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đưa điện về vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, góp phần quan trọng trong công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Theo Bộ Công Thương, tính đến tháng 6.2017, cả nước có 6.766 xã đạt tiêu chí số 4 (về điện nông thôn) trong xây dựng NTM, chiếm 75,75% số xã trên cả nước, tăng hơn 3.200 xã so với năm 2011. Trong đó, 11 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt tiêu chí số 4.
Mặc dù còn có khó khăn về tài chính, nhưng EVN và các đơn vị thành viên vẫn cố gắng đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, phát triển lưới điện nông thôn từ các nguồn khác nhau. Cùng với đó, các công ty điện lực cũng phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng NTM các địa phương xây dựng kế hoạch, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí vốn từ nguồn ngân sách địa phương… đầu tư phát triển lưới điện nông thôn.Những nỗ lực của EVN đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, hỗ trợ đắc lực cho công cuộc xây dựng NTM, phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Video đang HOT
Còn nhiều khó khăn, thử thách
Mặc dù số xã đạt tiêu chí số 4 về điện nông thôn liên tục tăng, nhưng theo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của Bộ Công Thương, việc thực hiện tiêu chí số 4 ở nhiều địa phương vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, các điều kiện, tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn về điện trong xây dựng NTM còn cao so với thực tế. Hiện nay, nhiều xã còn tồn tại các điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp chưa thể khắc phục được.
Hầu hết các hộ nông dân chưa có điện trên cả nước đều tập trung ở vùng sâu, vùng xa, mật độ dân cư thưa thớt, chưa có đường giao thông, nên việc đầu tư xây dựng lưới điện gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn. Trong khi đó, nguồn ngân sách của các địa phương có hạn, chỉ có thể hỗ trợ đầu tư lưới điện trung thế nông thôn. Về lưới điện hạ thế, UBND cấp huyện và người dân được thụ hưởng phải tự nguyện góp vốn. Tuy nhiên, người dân ở những khu vực này còn nhiều khó khăn, chủ yếu làm nông nghiệp và lại là người dân tộc ít người, nguồn vốn huy động không được nhiều.
Về phía ngành điện, nguồn vốn đầu tư của EVN và các tổng công ty điện lực cũng rất hạn hẹp. Trong khi đó, những năm gần đây, mức tăng trưởng điện liên tục phát triển, EVN phải dành nguồn vốn lớn đầu tư, xây dựng, nâng cấp các nguồn điện, lưới điện, áp đứng nhu cầu ngày càng cao từ các phụ tải…
EVN và các đơn vị thành viên cũng đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền, xử lý dứt điểm các vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, đặc biệt là các điểm vi phạm đã kéo dài nhiều năm…
Theo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM của Bộ Công Thương, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân cũng như các cấp, các ngành, thấy rõ trách nhiệm và lợi ích của Chương trình xây dựng NTM. Đồng thời, biểu dương các tổ chức, cá nhân điển hình, những cách làm hay, mô hình tiên tiến trong việc thực hiện tiêu chí số 4 về điện nông thôn.
Theo Danviet
Điện khí hóa nông thôn: EVN đặt mục tiêu an sinh xã hội lên trên lợi ích DN
EVN đã đưa điện tới 99,98% số xã và 98,83% số hộ dân nông thôn Việt Nam, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X (2008 - 2017). Lưới điện không ngừng được cải tạo và phát triển đồng bộ, đảm bảo đủ điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân khu vực nông thôn trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
Thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong 10 năm qua, đồng thời xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; dưới sự điều hành trực tiếp của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thực hiện các chương trình xây dựng mới và cải tạo nâng cấp lưới điện trung hạ thế nông thôn nhằm mở rộng diện cấp điện, nâng cao chất lượng cung cấp điện, đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, sinh hoạt và đảm bảo vận hành an toàn ổn định lưới điện của dân cư khu vực nông thôn.
Năm 2017, EVN đã đưa điện tới 98,83% số hộ dân nông thôn trên cả nước. Thành Trung (EVN)
Sau 1 thập niên, tỷ lệ số xã có điện từ 97,0%, số hộ dân có điện 93,4% năm 2007 đã tăng lên tương ứng 99,98% số xã và 98,83% số hộ dân nông thôn có điện năm 2017. Ngành điện đã góp phần đáng kể thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam.
Tập đoàn đã huy động gần 2 tỷ USD từ sự hỗ trợ vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)... Đây là nguồn vốn chủ yếu cho phát triển, cải tạo, nâng cấp mở rộng lưới điện nông thôn tại Việt Nam trong giai đoạn này, phục vụ gần 2 triệu hộ dân nông thôn.
Bên cạnh đó, Tập đoàn đã sử dụng hiệu quả vốn ngân sách và nguồn vốn doanh nghiệp, chú trọng thực hiện nhiều dự án cấp điện cho các hộ dân chưa có điện tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và biên giới như các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn, Nghệ An, Lạng Sơn, Khánh Hòa, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau, Kiên Giang với tổng kinh phí hơn 5.500 tỷ đồng, cấp điện lưới quốc gia cho 369 xã và gần 400.000 hộ dân nông thôn chưa có điện.
EVN còn đặc biệt quan tâm tập trung dành nguồn vốn đầu tư hệ thống điện cung cấp cho các huyện đảo, xã đảo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường và đặc biệt là góp phần giữ vững an ninh chủ quyền biển đảo.
Cụ thể, EVN đã đầu tư cấp điện lưới quốc gia bằng đường dây trên không và cáp ngầm xuyên biển ra các huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Phú Quốc, Kiên Hải (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và các xã đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lại Sơn, Hòn Nghệ, Sơn Hải, Hòn Tre (tỉnh Kiên Giang), Quan Lạn, Minh Châu, Cái Chiên, Bản Sen, Ngọc Vừng, Thắng Lợi (tỉnh Quảng Ninh), xã đảo Thạnh An (TP.Hồ Chí Minh)... với tổng giá trị vốn đầu tư hơn 6.100 tỷ đồng, cấp điện cho hơn 140.000 hộ dân trên các đảo.
Mở rộng tiếp nhận lưới điện nông thôn
Cùng với việc đầu tư xây dựng, phát triển lưới điện khu vực nông thôn, EVN cũng đẩy mạnh công tác tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn từ các tổ chức quản lý điện địa phương. Qua đó, người dân được mua điện trực tiếp từ EVN theo giá bán điện do Chính phủ quy định, với nguồn điện chất lượng, an toàn, ổn định.
Đến cuối năm 2017, EVN đã tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn bán điện trực tiếp của gần 6.000 xã, với hơn 6,2 triệu hộ dân và tiến hành cải tạo lưới điện của các xã sau tiếp nhận với tổng chi phí khoảng 8.000 tỷ đồng.
Song song với việc tiếp nhận quản lý bán điện trên đất liền, EVN đã tiếp nhận quản lý và bán điện tại 11/12 huyện đảo (còn lại huyện đảo Hoàng Sa), đảm bảo cấp điện ổn định, liên tục 24/24 giờ đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện phục vụ cho người dân trên các đảo, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh chính trị và xã hội.
Từ khi tiếp nhận bán điện trực tiếp, EVN đã bù lỗ gần 1.500 tỷ đồng cho các huyện đảo, xã đảo sử dụng nguồn điện diesel tại chỗ có giá thành sản xuất điện cao hơn rất nhiều so với giá bán điện đến các hộ dân. EVN đã đặt lợi ích dân sinh, đặt mục tiêu an sinh xã hội lên trên lợi ích doanh nghiệp.
Sau 1 thập niên, tỷ lệ số xã có điện từ 97,0%, số hộ dân có điện 93,4% năm 2007 đã tăng lên tương ứng 99,98% số xã và 98,83% số hộ dân nông thôn có điện năm 2017. Ngành điện đã góp phần đáng kể thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam.
EVN cũng đặt mục tiêu 100% số xã và hầu hết số hộ dân nông thôn có điện vào năm 2020, trong đó 100% số xã đạt tiêu chí số 4 về điện.
Theo Danviet
"Gồng mình" cung ứng điện những tháng cuối năm Với mức tăng trưởng sử dụng điện cao, trên 10%/năm như hiện nay thì từ năm 2019-2020 trở đi, việc cung ứng điện sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây là báo cáo của ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2018 của Bộ Công Thương mới đây. Đầu...