Hơn 6.600 tỷ đồng nợ đóng bảo hiểm trong 2 tháng đầu năm
Hai tháng đầu năm 2019, tổng số nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của cả nước là 6.654 tỷ đồng (tính cả lãi).
Tính đến hết tháng 2/2019, Công ty CP LILAMA 3 nợ tiền BHXH lên tới 32,201 tỷ đồng. Ảnh Internet
Thông tin này vừa được Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết tại Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về BHXH, BHYT tháng 3/2019.
Video đang HOT
Cụ thể, trong quý I/2019, cả nước đã thanh, kiểm tra việc đóng BHXH, BHYT, BHTN tại 823 đơn vị sử dụng lao động trên toàn quốc. Trong số 20 doanh nghiệp nợ BHXH lớn tại TP. Hà Nội và TP.HCM được liệt kê, Công ty CP LILAMA 3 nợ tới 32,201 tỷ đồng; Công ty TNHH Nam Phương nợ 28,904 tỷ đồng; Công ty CP Mai Linh Miền Nam nợ 27,959 tỷ đồng…
Đặc biệt, BHXH Việt Nam đã chuyển hồ sơ của một số đơn vị nợ lớn và kéo dài sang cơ quan công an để điều tra, khởi tố theo quy định (tại TP. Hà Nội có 9 hồ sơ; tại TP.HCM có 1 hồ sơ).
Lý giải nguyên nhân tình trạng nợ BHXH, BHYT, BHTN, đại diện BHXH Việt Nam cho rằng, có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Trước tiên là do ý thức chấp hành quy định của một số đơn vị sử dụng lao động chưa tốt. Một số đơn vị còn tìm cách đối phó, trốn tránh, chiếm dụng tiền đóng của người lao động sử dụng vào mục đích khác. Bên cạnh đó, quy định về quản lý, xử lý nợ hiện vẫn còn thiếu và yếu. Mặt khác, thường những tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, do việc dồn tiền trả lương, thưởng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nên chậm trễ trong việc đóng BHXH, BHYT và BHTN. Số lượng đơn vị phá sản, giải thể, mất tích và chủ bỏ trốn còn cao…
Để khắc phục tình trạng nợ nêu trên, tại Hội nghị, ông Đào Việt Ánh cho biết, năm 2019 toàn Ngành đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ thấp hơn năm ngoái xét theo cả năm và từng tháng BHXH Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt như giao chỉ tiêu đến từng cán bộ chuyên quản; yêu cầu cán bộ bám sát, đôn đốc đơn vị đóng đúng, đóng đủ; thanh tra đột xuất đối với những đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên… Nếu phát hiện đơn vị nào cố tình trốn đóng, BHXH sẽ kiến nghị cơ quan công an điều tra, khởi tố theo quy định của Bộ luật Hình sự hoặc hướng dẫn người lao động tố giác hành vi vi phạm với cơ quan công an để xử lý theo quy định.
Lê Xuân
Theo Baodauthau
Sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2018, cả nước có 12,68 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), chiếm khoảng 26,2% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Cả nước đã tổ chức chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 763.573 người và kinh phí hỗ trợ học nghề cho 37.960 người. Theo các nhà nghiên cứu, chính sách BHTN hiện nay vẫn nặng giải quyết hậu quả (khi người lao động đã rơi vào tình trạng thất nghiệp thì mới được trợ cấp và hỗ trợ đào tạo). Sau 10 năm triển khai chính sách BHTN, số người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm còn quá ít so với số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nguyên nhân tình trạng trên là do nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động về chính sách này còn hạn chế; nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thường có tỉ lệ trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng lớn của người lao động vào quỹ BHTN.
Người lao động tại TP HCM làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Để chính sách BHTN được thực hiện hiệu quả hơn, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết trong năm 2019, bộ sẽ rà soát, đánh giá lại, tổng kết việc thực hiện chính sách BHTN. Theo đó, chính sách BHTN sẽ hướng người lao động vào việc hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm, việc nhận trợ cấp thất nghiệp chỉ là một trong những quyền lợi của người lao động.
Tin-ảnh: Đ.Viên
Theo Nguoilaodong
Giá điện tăng 8,36%, áp lực với người thuê trọ Giá điện bình quân bán cho người thuê trọ chắc chắn sẽ tăng. Người thuê trọ sẽ thêm áp lực chi phí mới. Người thuê trọ lo lắng khi giá điện tăng Chị Hoàng Thùy Linh (sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội) thuê trọ tại khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: "Vừa qua, chủ nhà trọ đã giảm tiền...