Hơn 6.200 tỷ đồng làm 36 km đường Vành đai 4 TP HCM
Đoạn đường gần 36 km nối thị trấn Bến Lức (Long An) với trục Bắc Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước (TP HCM) dự kiến được thi công trong 3 năm.
UBND TP HCM vừa kiến nghị Thủ tướng cho phép thực hiện dự án đầu tư xây dựng đoạn Bến Lức – Hiệp Phước thuộc tuyến đường Vành đai 4 TP HCM nhằm thúc đẩy liên kết vùng, phát triển kinh tế khu vực phía Nam thành phố.
Đường Vành đai 4 TP HCM dài gần 36 km với điểm đầu tại nút giao Bến Lức (giao giữa đường cao tốc TP HCM – Trung Lương với đường Tỉnh 830) thuộc thị trấn Bến Lức, Long An và điểm cuối kết nối với đường trục Bắc Nam nằm trong khu quy hoạch cảng – công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP HCM.
Sơ đồ quy hoạch các tuyến vành đai của TP HCM (đường viền đỏ ngoài cùng là đường vành đai 4).
Dự án được đề xuất thực hiện theo hình thức hợp tác công tư – hợp đồng BOT (kinh doanh – xây dựng – chuyển giao) với tổng số vốn khoảng 6.273 tỷ đồng (trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 492 tỷ đồng). Công trình dự kiến được xây dựng trong 3 năm, bắt đầu từ quý I/2017.
Video đang HOT
Về phương án thu hồi vốn, theo tính toán của UBND thành phố, sẽ lập trạm thu phí khép kín cho toàn tuyến, mức thu phí áp dụng cho thời gian đầu của dự án là 35.000 đồng một ôtô con và tăng theo mức lạm phát, 3 năm tăng một lần 12%. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến 23 năm.
Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2011, đường Vành đai 4 – TP HCM dài gần 198 km, đi qua 5 tỉnh thành: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM và Long An. Công trình có tổng vốn đầu tư khoảng 98.537 tỷ đồng (không bao gồm phí xây cầu vượt) bằng các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, ODA, từ khai thác quỹ đất dọc tuyến đường đi qua và vốn tư nhân.
Tuyến đường bắt đầu tại điểm giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, hướng về sân bay Long Thành, giao với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, qua quốc lộ 1A tại thị trấn Trảng Bom, vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, cắt quốc lộ 13 ở Bến Cát.
Tuyến đường tiếp tục vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, cắt quốc lộ 22 ở Củ Chi, đến thị trấn Hậu Nghĩa và Bến Lức, giao với cao tốc TP HCM – Trung Lương, quốc lộ 1A ở Khu công nghiệp Long Hiệp, cắt quốc lộ 50 đến điểm cuối nối với trục Bắc Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước TP HCM.
Hữu Công
Theo VNE
Sẽ xây hầm chui tại nút giao thông An Sương
Ngày 5.11, Sở GTVT TP.HCM cho biết vừa duyệt dự án xây dựng hầm chui tại nút giao thông An Sương (huyện Hóc Môn và Q.12).
Kẹt xe trên Quốc lộ 22, đoạn qua cầu vượt An Sương, Q.12, TP.HCM - Ảnh: Đ.Mười
Dự án sử dụng vốn ngân sách với mức đầu tư hơn 514 tỉ đồng do Khu quản lý Giao thông đô thị số 3 làm chủ đầu tư, dự kiến khởi công đầu năm 2016 và hoàn thành năm 2018.
Mục tiêu dự án nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông thường xuyên tại khu vực này, nhất là do lượng xe tải tăng quá nhanh.
Theo thiết kế, hầm chui An Sương là hầm đôi hướng Trường Chinh - Quốc lộ 22, mỗi hầm rộng 9 m với 2 làn xe lưu thông, tổng chiều dài 2 hầm là 850 m. Trong phạm vi dự án, Khu 2 sẽ cải tạo các nhánh rẽ cho phép xe rẽ phải, rẽ trái từ hướng Trường Chinh - Quốc lộ 22.
Cũng theo Sở GTVT TP.HCM, liên doanh 2 nhà đầu tư trong nước vừa đề xuất xây dựng đường trục Bắc - Nam đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm, huyện Nhà Bè giai đoạn 3.
Đoạn đường dài 7,5 km, rộng 29,5 m, 6 làn xe, theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Trong đó, có nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, cầu Rạch Đỉa, cầu số 1, cầu Bản 2, cầu Phước Kiểng, cầu Bà Chiêm. Tổng mức đầu tư dự án 8.470 tỉ đồng (tính luôn chi phí giải phóng mặt bằng).
Nhà đầu tư cam kết sẽ ứng toàn bộ kinh phí để TP giải phóng mặt bằng, đồng thời cam kết chuyển ngay tiền ký quỹ 5.000 - 10.000 tỉ đồng khi được chọn làm nhà đầu tư. Ngược lại, nhà đầu tư yêu cầu được thanh toán bằng quỹ đất 1.300 ha tại khu đô thị Hiệp Phước (huyện Nhà Bè). Được biết, tên hai công ty liên danh là Công ty Hòa Phong và Công ty Mộc An.
Đường trục đường Bắc - Nam đoạn từ nút giao Hoàng Diệu (Q.4) đến Nguyễn Văn Linh (Q.7) dài gần 4 km, đước đó, Khu quản lý giao thông đô thị số 1 thuộc Sở GTVT cũng đề xuất mở rộng với tổng vốn đầu tư 6.740 tỉ đồng.
Trong khi đó, dự án xây dựng cầu vượt thép tại ngã 6 Gò Vấp (Q.Gò Vấp) đã di dời xong toàn bộ cáp viễn thông, hệ thống cấp nước, lưới điện trung, hạ thế. Hạng mục giải phóng mặt bằng đường Phạm Ngũ Lão chưa thực hiện. Riêng gói thầu mở rộng đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh tạm ngừng thi công chờ ý kiến của các cấp có thẩm quyền về việc mở rộng vỉa hè. Gói thầu xây dựng nhánh Nguyễn Oanh, Nguyễn Kiệm, Phạm Ngũ Lão và gói thầu phần chiếu sáng đang chuẩn bị khởi công.
Đình Mười
Theo Thanhnien
8.500 tỷ đồng làm đường trục Bắc - Nam ở TP HCM Đoạn đường từ Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm ở cửa ngõ phía Nam TP HCM được đề xuất đầu tư theo hợp đồng BT với số vốn gần 8.500 tỷ đồng. Liên doanh 2 công ty trong nước vừa đề xuất UBND TP HCM đầu tư dự án xây dựng đường trục Bắc - Nam dài 7,5 km, rộng 29,5 m,...