Hơn 60.000 thầy thuốc đông y đang hoạt động không phép
Hiện có hơn 60.000/70.000 hội viên Hội Đông y Việt Nam chưa được cấp chứng chỉ hành nghề nhưng vẫn thực hiện việc khám bệnh, bốc thuốc và thực hiện các hoạt động dịch vụ chữa bệnh và bán thuốc đông y.
Ảnh minh họa
PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Bản – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam.
Ông Trần Văn Bản cho biết:
- Hiện nay Hội Đông y Việt Nam có 70.000 hội viên hoạt động trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, chỉ có những thầy thuốc, bác sĩ đông y, và các y sĩ học ở các trường y học cổ truyền là có chứng chỉ hành nghề. Theo Luật Khám, chữa bệnh có hiệu lực từ 1.1.2011 thì phải có giấy chứng nhận là đông y rồi mới cấp phép hành nghề đông y. Tức là giấy chứng nhận đông y tương đương như một văn bằng y sĩ hoặc bác sĩ.
Vậy hiện nay cả nước có bao nhiêu người được cấp giấy chứng nhận là đông y thưa ông?
- Theo luật mới đương nhiên những người đã từng được cấp giấy phép hành nghề đông y trước đây (giấy phép có thời hạn 5 năm) đều trở thành không có giấy phép hoạt động vì họ chưa có giấy chứng nhận đông y. Trong 70.000 hội viên đông y cả nước hiện nay, chỉ có khoảng gần 10% hội viên có giấy chứng nhận đông y.
Video đang HOT
Thưa ông, vướng mắc hiện nay về việc cấp chứng chỉ hành nghề đông y là gì?
- Vướng mắc lớn nhất hiện nay là do Thông tư 41 của Bộ Y tế ban hành ngày 14.11.2011 về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Khi ban hành thông tư này “người ta” quên mất phần hướng dẫn dành cho đông y mà chỉ dành cho các bác sĩ, y sĩ.
Theo ông, vì sao thông tư này lại khó ban hành như vậy?
- Lý do là hiện nay quan điểm của các cục, vụ trong Bộ Y tế chưa thống nhất, mỗi nơi một quan điểm khác nhau. Bây giờ họ cứ áp quy định của tây y sang đông y là không được, bởi vì đông y là “cha truyền, con nối”, tự học, tự nghiên cứu sách, ngày xưa người ta nói “quá nho, thành y”.
Việc hoạt động không phép hiện nay là thuộc về trách nhiệm của Bộ Y tế. Thế còn người có tay nghề, dân người ta có yêu cầu chữa bệnh thì người ta vẫn hành nghề như trước.
Để giải quyết vấn đề hơn 60.000 đông y đang hoạt động mà chưa được cấp giấy phép hành nghề?
- Chỉ biết chờ thông tư của Bộ Y tế về chuẩn hóa tiêu chuẩn cấp chứng chỉ hành nghề đối với lương y thôi.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Báo Lao động
Gia hạn đổi giấy phép lái xe ô tô mẫu mới đến hết năm 2015
Không thể đổi hết giấy phép lái xe (GPLX) cho hơn 2 triệu bằng lái ô tô từ nay đến hạn chót 31/12/2014, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT gia hạn đến hết 2015.
Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho PV Dân trí biết thông tin trên hôm nay (11/11).
Giấy phép lái xe ô tô mẫu mới bằng vật liệu PET.
Theo ông Huyện, hiện trên cả nước có tổng số gần 4,2 triệu ô tô, trong đó số đã đổi GPLX theo mẫu mới là gần 2,2 triệu (đạt 50%) và mô tô có hơn 32 triệu chiếc, số GPLX mô tô đã đổi là hơn 3,1 triệu (gần 10%). Việc đổi GPLX theo mẫu mới được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quy định tại Thông tư số 38/2013 bắt đầu áp dụng từ 1/7/2012. Theo quy định, thời hạn đến 31/12/2014 sẽ đổi hết GPLX ô tô, thời hạn cho mô tô là 31/12/2020.
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Tổng cục cùng với 58 Sở GTVT đã chuyển đổi GPLX bằng giấy cũ và cập nhật vào cơ sở dữ liệu GPLX toàn quốc, đạt hơn 27 triệu bản ghi.
Với lộ trình nói trên thì hạn chót cho việc đổi GPLX ô tô là 31/12, nếu sau 31/12 người tham gia giao thông vẫn sử dụng GPLX cũ thì bị coi là không hợp lệ và sẽ bị xử lý vi phạm. Với hạn chót cận kề này, dẫn đến việc người dân kéo nhau đến các cơ sở cấp đổi GPLX rất đông những ngày qua, gây tình trình quá tải.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam thừa nhận, sự chậm trễ này một phần do cán bộ chưa chuyên nghiệp, trang thiết bị chưa đầy đủ... Trong vòng hơn 2 năm, số lượng GPLX đã đổi mới chỉ đạt được 50%, trong khi 50% GPLX còn lại buộc phải hoàn thành trong gần 2 tháng là chuyện bất khả thi. Để giải quyết vấn đề này, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT gia hạn thêm thời gian đổi GPLX ô tô đến hết năm 2015.
Tổng Cục đường bộ cũng đề nghị Bộ GTVT có văn bản đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương bổ sung cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn và kinh phí đầu tư bổ sung để các Sở GTVT kịp thời cấp đổi GPLX bằng vật liệu PET cho người dân. Bộ GTVT hiện chưa có ý kiến chấp thuận hay không theo đề nghị của Tổng Cục đường bộ Việt Nam.
Được biết, từ năm 2011, Bộ GTVT đã triển khai cấp GPLX theo mẫu mới được làm bằng vật liệu PET. GPLX có kích thước tương tự thẻ ATM, được in song ngữ Việt - Anh. GPLX có tính bảo mật rất cao với 3 cấp độ phát hiện thật, giả bằng mắt thường, máy móc và chỉ lực lượng chuyên môn mới phát hiện được. Trên GPLX vật liệu PET có cơ sở dữ liệu thống nhất trong cả nước để các cơ quan chức năng và địa phương có thể nhanh chóng tra cứu, xác minh thông tin khi cần thiết, tiện ích trong việc tra cứu thông tin chỉ cần thực hiện qua tin nhắn điện thoại.
Ngoài ra, GPLX in theo mẫu mới còn nâng cao sự tiện lợi cho người sử dụng cũng như tạo điều kiện hòa nhập với quốc tế. Trong khi đó, mẫu GPLX cũ được quy định từ năm 1996 đã bộc lộ nhiều bất cập như độ bền thấp và có kích thước chưa phù hợp; thiếu nhiều thông tin cần thiết để bảo mật và chống làm giả.
Lệ phí đổi giấy phép lái xe sang vật liệu PET được Bộ Tài chính quy định là 135.000 đồng/lần.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Hà Nội: Hoàn thành dự án đường Nguyễn Đình Chiểu kéo dài trong năm 2016 Thành phố đồng ý chủ trương cho phép ứng từ Quỹ phát triển đất Thành phố khoảng 20 tỷ đồng để thực hiện công tác GPMB. Theo UBND thành phố Hà Nội, sau khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự án đầu tư xây dựng tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu (đoạn từ phố Tô Hiến Thành đến phố Đại Cồ...