Hơn 60.000 F0 đang điều trị, Hà Nội vận hành “trạm y tế online” tiếp nhận thông tin qua Facebook
Ngày 16/1, Hà Nội ghi nhận thêm gần 3.000 ca COVID-19 mới, nâng tổng số bệnh nhân dương tính đang điều trị ở Thủ đô lên hơn 60.000 ca, 82% F0 đang điều trị ở nhà.
Bản tin COVID-19 Hà Nội do Sở Y tế phát đi tối 16/1 thông báo 24 giờ qua TP ghi nhận 2.983 ca COVID-19 mới. Bệnh nhân phân bố tại 409 xã, phường, thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (191), Hoàng Mai (186), Thanh Trì (156), Đông Anh (123), Thanh Xuân (116), Hai Bà Trưng (135)…
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) đến nay là 91.370 ca.
Tính tới hết ngày 15/1, toàn thành phố có gần 60.000 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại hai bệnh viện Trung ương có gần 350 ca, tại các bệnh viện (tầng 2 và 3) của Hà Nội là 3.411 ca.
Ngoài ra, các cơ sở thu dung điều trị thành phố và cơ sở thu dung quận, huyện đang cách ly, theo dõi hơn 7.000 F0 mức độ nhẹ, không triệu chứng. Số theo dõi cách ly tại nhà là gần 49.000 (chiếm gần 82% tổng ca đang điều trị). Tổng số người tử vong do COVID-19 từ ngày 29/4 đến nay ở Hà Nội là 337 người.
Để truyền tải thông tin tới người bệnh nhanh nhất, phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) đã ra mắt mô hình trạm y tế online đầu tiên tại Thủ đô.
Mô hình này áp dụng mạng xã hội Facebook để truyền tải thông tin y tế đến người dân; đồng thời, fanpage này cũng được kết nối các tài khoản mạng xã hội Zalo từ UBND phường đến các tổ dân phố trong công tác phòng chống dịch.
Video đang HOT
Địa chỉ chính thức của fanpage Facebook: Trạm Y Tế Online – Phường Trúc Bạch; đường dây nóng: 039.885.6892.
Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch cho biết, thành viên của trạm gồm cán bộ phường, trạm y tế phường, các y bác sĩ tình nguyện…Trạm y tế online cung cấp các bài luyện tập thể chất, tinh thần, các hướng dẫn chăm sóc người bệnh, cũng như hướng dẫn công tác phòng chống dịch COVID-19.
Đồng thời, người dân và các trường hợp F0, F1 nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần sự hỗ trợ về thông tin, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm, các nhu cầu khác trong cuộc sống chỉ cần thông tin đến trạm y tế online và sẽ được hỗ trợ.
Theo bác sĩ Chu Thị Hợp, thành viên của trạm y tế online phường Trúc Bạch, mô hình này sẽ chia sẻ áp lực với trạm y tế phường trong tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp; đảm bảo F0, F1 được chăm sóc chu đáo, kịp thời 24/7; rút ngắn khoảng cách về không gian, thời gian giữa người dân, bệnh nhân mắc COVID-19 với cán bộ y tế, cán bộ UBND phường.
Đốt sóng cao tần tuyến giáp là gì?
Đốt sóng cao tần tuyến giáp là một phương pháp điều trị nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần.
Đây là một trong những phương pháp phá hủy tại chỗ gây hoại tử mô bằng nhiệt.
Ưu và nhược điểm của đốt sóng cao tần tuyến giáp
Theo TS.BS Lê Văn Khảng, Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đốt sóng cao tần là một phương pháp điều trị nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần (Radiofrequency ablation -RFA). Đây là một trong những phương pháp phá hủy tại chỗ gây hoại tử mô bằng nhiệt. Nó đã được sử dụng rộng rãi cho điều trị các khối u gan cũng như các khối u lành tính khác như u xơ tuyến vú, u xương lành tính, u phổi...
Đối với tuyến giáp, đốt sóng cao tần đã được các tác giả Hàn Quốc nghiên cứu và đưa vào sử dụng cho điều trị các nhân tuyến giáp lành tính và một số trường hợp ung thư tuyến giáp tái phát trong vòng 15 năm trở lại đây.
Đây là phương pháp can thiệp tối thiểu, dùng kim đốt có đường kính nhỏ 18G (tương đương 1mm) vào nốt tuyến giáp, không để lại sẹo hoặc rất nhỏ. Bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú, thời gian điều trị ngắn 15 -54 phút, chỉ cần gây tê, không cần gây mê, ít tác dụng phụ, tỷ lệ thành công cao. Nhược điểm của phương pháp là chi phí điều trị cao hơn so với các phương pháp khác.
Nguyên lý tác động của đốt sóng cao tần trong các bệnh tuyến giáp
Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật đốt nhiệt sóng cao tần tuyến giáp là sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số 300-500MHz được tạo ra từ máy RF nối với kim điện cực, tạo ra dòng điện đi từ điện cực đặt trong nhân tuyến giáp tới tấm điện cực phân tán đặt trên đùi bệnh nhân. Vì xuất hiện trở kháng của mô u so với kim điện cực bằng kim loại dẫn đến sự chuyển động hỗn loạn của các ion trong khối u xung quanh đầu điện cực và giải phóng nhiệt năng tại chỗ bởi lực ma sát giữa chúng. Chính nhiệt năng này sẽ làm nóng và gây chết các tế bào và tổ chức của mô u, BS Khảng cho biết.
Các bước thực hiện đốt sóng cao tần
- Bệnh nhân được đặt tư thế nằm ngửa với phần cổ mở rộng.
- Sát trùng vị trí chọc, phủ toan vô trùng có lỗ.
- Gây tê tại chỗ bằng lidocain 1% x 02 ống, tịnh tiến từng lớp đến bao tuyến giáp.
- Tiến hành đốt sóng cao tần tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm.
Thời gian đốt phụ thuộc và kích thước của khối u và khả năng chịu đựng của bệnh nhân. Kết thúc thủ thuật khi tổn thương nhân tuyến giáp được đốt hoàn toàn.
- Kết thúc thủ thuật - rút kim đốt sóng.
- Sát trùng da tại điểm chọc, băng vô khuẩn
- Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại giường, theo dõi và phát hiện các biến chứng sớm sau đốt sóng cao tần.
Sự chuyển động của các ion trong tổ chức mô u gây ra ma sát tạo thành nhiệt phá hủy khối u (Ảnh: BVCC)
Để thực hiện kỹ thuật này, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm, hoàn thiện hồ sơ bệnh án theo hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật, bệnh nhân cần phối hợp thực hiện các yêu cầu/ hướng dẫn của nhân viên y tế để tiến hành kỹ thuật
Hai tai biến hay gặp đó là:
- Tụ máu vùng cổ: Thường biến chứng này ít, khi thấy vùng cổ sưng nề lên và quan sát trực tiếp dưới siêu âm có tụ máu vùng cổ, xử lý bằng ép tại chỗ khi có hiện tượng tụ máu.
- Tổn thương các dây thần kinh do nhiệt: Thường tự hồi phục trong khoảng một tháng
Trong quá trình thực hiện, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, bác sĩ sẽ tương tác với người bệnh, khi thấy các triệu chứng như đau, khó thở, nói khàn người bệnh sẽ thông báo cho bác sĩ, từ đó phát hiện và xử trí các tai biến kịp thời.
Sau khi thực hiện kỹ thuật, bệnh nhân sẽ uống kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn trong 3-5 ngày đầu tiên theo hướng dẫn của bác sỹ nội khoa.
Thời gian đốt sóng cao tuần tuyến giáp phụ thuộc và kích thước của khối u và khả năng chịu đựng của bệnh nhân, thường kéo dài trong khoảng thời gian 15-45 phút, có thể lâu hơn với các khối kích thước lớn.
F0 ở Hà Nội tăng vọt, nhân viên y tế điều trị tại nhà như thế nào? Các ca F0 liên tục tăng nhanh từng ngày, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như giảm tải cho các cơ sở y tế, TP Hà Nội đã cho phép thực hiện điều trị F0 không triệu chứng tại nhà. Ghi nhận trên địa bàn xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì chiều ngày 21/12, cán bộ và lực lượng...