Hơn 6.000 người trên thế giới nhiễm virus corona
Tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) trên thế giới là 6.061. Trong đó, Trung Quốc đại lục có 5.974 người nhiễm bệnh.
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 12h ngày 29/1, tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) trên thế giới là 6.061.
Cùng ngày, giới chức y tế Trung Quốc cho biết số người tử vong lên tới 132, với 840 ca nhiễm mới được xác nhận ở Hồ Bắc.
So với ngày 28/1, số ca mắc trên toàn thế giới tăng 1.822 trường hợp, số tử vong tăng 25 trường hợp.
Các nước, vùng lãnh thổ khác trên thế giới cũng tăng số trường hợp dương tính với loại virus này lên 87. Những quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp mắc: Thái Lan: 14 (trường hợp); Australia: 5; Singapore: 7; Mỹ : 5; Nhật Bản : 7; Malaysia : 7; Hàn Quốc: 4; Pháp: 4; Việt Nam: 2; Campuchia : 1; Canada: 2; Đức: 4; Nepal: 1; Sri Lanka: 1; Hong Kong, Trung Quốc: 8; Macau, Trung Quốc: 7; Đài Loan, Trung Quốc: 8.
Số người nhiễm virus corona tại Trung Quốc đại lục đã vượt qua số người nhiễm bệnh trong dịch Sars năm 2002-2003 (làm hơn 600 người chết trên toàn thế giới).
Tỷ lệ tử vong đối với virus corona chưa được xác định, trong khi số người chết được công bố đều tăng cao qua từng ngày. Phần lớn bệnh nhân tử vong đều ở độ tuổi trên 60 và có các vấn đề về sức khỏe từ trước, theo các ghi nhận từ giới chức trách địa phương.
Theo SCMP, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết những người được di tản gồm các viên chức của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Vũ Hán, thân nhân và một số công dân nước này.
Trong khi đó, các nước như Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha và Ấn Độ cũng đang xem xét các hoạt động sơ tán tương tự đối với công dân mắc kẹt ở Vũ Hán. Nhật Bản cũng cử một máy bay tới Vũ Hán ngày 28/1 để sơ tán công dân.
Bệnh nhân Li ZiChao (trái) đã cho kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona sau khi điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Ảnh: Trương Khởi.
Tại Việt Nam, sáng 29/1, Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TP.HCM thông tin về tình hình sức khỏe của một trong hai bệnh nhân nhiễm virus corona (nCoV), đang được điều trị tại khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Trường hợp phải điều trị và theo dõi đặc biệt là ông Li Ding (66 tuổi), người Trung Quốc. Các bác sĩ cho biết bệnh nhân hiện tỉnh táo, ăn ngủ được nhưng phải thở oxy qua canula, SpO2 96%, mạch 80 lần/phút, huyết áp 120/70 mmHg.
Video đang HOT
Bệnh nhân đã ngưng sốt từ chiều 25/1 và không có dấu hiệu sốt lại. Kết quả chụp X-quang phổi ngày 27/1 cho thấy phổi có tổn thương ít phế nang phổi phải, phổi ít ran bên trái. Các bác sĩ cho biết kết quả chụp phổi không tăng tổn thương so với lần chụp trước đó.
Ngoài ra, ông Li Ding có chức năng gan, thận, điện giải bình thường. Bệnh nhân đã phết họng làm PCR lần hai ngày 26/1, lần ba ngày 27/1 và lần thứ tư ngày 28/1. Tuy nhiên, PCR lần hai vẫn cho kết quả dương tính với nCoV. Trong sáng 29/1, người này tiếp tục được làm thêm nhiều xét nghiệm khác.
Trường hợp còn lại là anh Li ZiChao (28 tuổi), con trai của ông Li Ding. Bệnh nhân lây nhiễm virus corona từ cha. Sau quá trình điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đây là trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona được chữa khỏi bệnh ở Việt Nam.
Hiện, người này ăn uống, sinh hoạt bình thường, hết sốt hơn 4 ngày. Bệnh nhân đã phết họng làm PCR lần hai ngày 25/1, lần ba ngày 27/1, đều cho kết quả âm tính với virus corona. Xét nghiệm lại lần thứ tư ngày 28/1 đang chờ kết quả.
Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV phù hợp với diễn biến tình hình dịch, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
4. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh/ thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
5. Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin, cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh không để dịch bùng phát, lây lan.
Theo news.zing.vn
Trận chiến giữa hành khách Thượng Hải và Vũ Hán ở sân bay Nhật Bản
Sân bay quốc tế Narita (Nhật Bản). Sáng 27-1-2020 (mùng 3 tết).
Trong ảnh là hai vị khách nữ Trung Quốc đánh nhau trên máy bay
Xe buýt lần lượt đưa các du khách đại lục đến phi trường, nhóm người này chuẩn bị lên chiếc CZ-380 của Hãng hàng không Nam Phương (Trung quốc) để đến Thượng Hải. Dự kiến chuyến bay sẽ khởi hành lúc 9 giờ 25 phút.
Cùng là người Trung Quốc với nhau, nhưng bỗng dưng có bầu không khí thù địch bao trùm. Rình mãi, cuối cùng một thím sẩm cũng phát hiện ra có đoàn du khách 16 người đang dùng phương ngữ Vũ Hán xầm xì to nhỏ với nhau. Tin này truyền ra, làm 70 du khách Trung quốc còn lại (đều người Thượng Hải) giựt mình kinh hãi: Thôi xong, chúng ta đang kề cận Corona!
Vài ngày trước khi chính quyền công bố bùng phát dịch viêm phổi cấp, đã có nhiều người Vũ Hán mang khẩu trang đi du lịch khắp nơi
Dân Thượng Hải lập tức bu tới quầy thủ tục của hãng Hàng không Nam Phương đặng tố cáo: "Có tụi Vũ Hán đang bị sốt cao kìa! Tuyệt đối không thể cho nó lên máy bay".
Lúc này, 16 "vật chủ" tiềm tàng virus Corona nọ cũng đã cảm nhận được không khí thù địch vây quanh mình, bèn phân trần rằng trong bọn không có cá thể nào mắc dịch hết á!
Nói khơi khơi kiểu vậy, có ai tin! Nhóm Thượng Hải hạ quyết tâm: "Nếu dân Vũ Hán mà lên máy bay, thì tụi tui thề hổng bay chuyến này".
Nhân viên Nhật Bản ở sân bay cứ trơ ra như ngỗng, không biết các du khách đang nói cái gì. Chỉ thấy cả hai phe đều mặt sưng mày sỉa, rõ ràng căng thẳng quá sá! Còn nhân viên hãng Nam Phương thì xun xoe chưng ra bảng xét nghiệm y tế chứng minh tuy Vũ Hán nhưng vô hại. Ngặt nỗi dân đại lục toàn thứ đầu có sạn, họ hiểu rõ hơn ai hết, là ba thứ chứng nhận của Y tế Trung quốc chỉ là tờ giấy lộn. Nên phe Thượng Hải đồng lòng quyết tử cố thủ, thề không đội chung nóc máy bay với người Vũ Hán.
Đã quá giờ từ lâu, nhưng chiếc CZ-380 vẫn nằm yên trong ụ. Cuộc chiến đậu hủ Thượng Hải cắn đậu hủ Vũ Hán ở sân bay này gây tiếng vang lớn, làm dân Nhật thảy lấy làm kinh ngạc.
Lúc này, một anh trong đám hành khách Vũ Hán có biệt danh "Trái quít nhỏ họ Từ" bèn post lên mạng Weibo lời kêu cứu: "Tụi tui sắp tiêu tùng rồi!". Status ngắn ngủn vậy mà lập tức gây nên cơn bão mạng. Toàn đại lục xôn xao, chăm chú dõi về sự kiện đang xảy ra ở phi trường Narita.
Để đáp trả, một Weiboker trong đám hành khách Thượng Hải, có nick "Thầy giáo họ Tiền" cũng đăng satatus, kêu gọi quần chúng nhân dân Thượng Hải đề cao cảnh giác, sắp có 16 ổ vi trùng Corona xâm nhập địa bàn chúng ta. Vậy là tuy máy bay còn đang đậu bên Nhật, nhưng trận thánh chiến bảo vệ Thượng Hải đã bắt đầu, hứa hẹn một trường sống mái oanh liệt.
Nhóm du khách Vũ Hán tuyên bố thẳng luôn: "Ai sao thây kệ, tụi này cứ lên máy bay. Coi thử làm gì nhau!".
Mãi tới 14 giờ 30 phút, sau nhiều giằng xé nội tâm "Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước, lên bờ hay để nước trôi", nhóm Thượng Hải cũng phải chịu phép, leo lên máy bay, lêu lêu! (Tất nhiên là hai đoàn Thượng Hải - Vũ Hán phân ranh, ngự ở hai khu tách biệt).
Các hành khách Trung Quốc tranh cãi với nhân viên sân bay, yêu cầu cấm 16 người Vũ Hán lên máy bay.
Máy bay lướt nhẹ chin tầng mây, nhưng tâm trạng ai nấy đều nặng nề. Hỡi ôi cái tình tổ quốc, nghĩa đồng bào lúc này mới thiệt là thấm thía lắm luôn!
Vài tiếng đồng hồ sau, tới phi trường Phổ Đông ở Thượng Hải, nhóm Vũ Hán thở phào nhẹ nhõm. Nhưng mà mừng hơi sớm! Vì:
Trước đó, nhân dân Thượng Hải đã huy động lực lượng, một mặt bao vây trụ sở Ủy ban thành phố, đề ra hai yêu sách: một là phải cấm tiệt, không cho 16 người Vũ Hán kia đặt chân lên đường phố Thượng Hải; hai là phải lập tức xét nghiệm, coi thử nhiễm bệnh đạt cỡ level nhiêu.
Trong khi máy bay lướt trên trời, thì dưới mặt đất, hàng ngàn cuộc gọi tới tấp réo vang văn phòng các ban ngành đoàn thể, từ Ủy ban nhân dân tới Cục hải quan, Sở y tế thành phố, hô hào tuyệt đối không chứa chấp nhóm Vũ Hán.
Thêm cái xui nữa, là trước đó ở phi trường Narita, bộ phận kiểm dịch phát hiện có một người Vũ Hán bị sốt, thân nhiệt lên tới 37 độ C. Tuy sau đó anh ta đã hạ sốt, thân nhiệt trở lại gần như bình thường (chắc có uống thuốc theo phác đồ điều trị), nhưng thông tin này truyền ra làm cả Thượng Hải rúng động. Thánh thần thiên địa ơi, người ta đang ăn tết, ai lại cho tụi Corona tới đất này!
Nhân dân Thượng Hải nín thở theo dõi, còn chính quyền thì cương quyết giăng sẵn thiên la địa võng, sẵn sàng nghênh tiếp chuyến bay ôn hoàng dịch lệ.
Đúng 16 giờ, chiếc CZ-380 hạ cánh phi trường Phổ Đông, thì phi công nghe tiếng quát của nhân viên điều khiển sân bay vang lên the thé bên tai: "Ê! Cấm đưa phi cơ vào nhà ga sân bay!" Và lập tức, 16 công dân Vũ Hán kia bỗng trở thành tù nhân, bị lưu đày ngay trên đất nước mình.
Đây chỉ là mẩu chuyện nhỏ trong muôn vàn cảnh ngộ thương tâm. Những ngày này, nước mắt Vũ Hán không chỉ rơi trên tỉnh Hồ Bắc, mà còn lã chã khắp Hoa lục, và cả ở nước ngoài.
Một trong 16 du khách Vũ Hán trên tâm sự: "Chúng tôi xuất cảnh bình thường từ trước khi có lệnh phong tỏa. Ai dè sau khi kết thúc chuyến du lịch vui vẻ thì đã chẳng còn nhà để về!".
Xin hỏi: về tình và về lý, phải làm sao để dân Vũ Hán được về nhà bình yên vô sự đây? Vũ Hán ơi, cố lên!
Lê Vĩnh Huy
Theo canhco.net
Đan Mạch từ chối xin lỗi Trung Quốc vì tranh biếm họa virus corona Tờ báo của Đan Mạch từ chối xin lỗi Trung Quốc về hình châm biếm, trong đó các ngôi sao trên quốc kỳ Trung Quốc bị thay bằng những virus corona. Hình châm biếm khiến Bắc Kinh nổi giận đăng trên tờ Jyllands-Posten hôm 27/1, trong đó lá cờ Trung Quốc với những ngôi sao vàng bên góc trái được biến tấu thành...