Hơn 6.000 ca mới, chuyên gia nói gì về việc điều trị Covid-19 tại nhà?
Sau hơn một tháng, Việt Nam đã có hơn 6.000 ca mắc mới. Tuy nhiên, số bệnh nhân vẫn chưa vượt quá khả năng điều trị nên ưu tiên chiến lược điều trị tất cả bệnh nhân tại bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết so với các đợt dịch lần trước thì đợt dịch lần này có một số điểm khác biệt. Đó là số lượng bệnh nhân lớn tạo nên sức ép lớn đối với hệ thống điều trị. Chủng virus Ấn độ diễn biến lâm sàng nhanh hơn, tỷ lệ bệnh nhân phản ứng viêm quá mức cũng cao hơn các đợt dịch trước của các chủng khác.
Các biện pháp kỹ thuật can thiệp cũng nhiều hơn như lọc máu, ECMO. Đây là gánh nặng lớn với hệ thống hồi sức cấp cứu trong điều trị Covid-19. Số lượng bệnh nhân lớn nên số các ca nặng cũng nhiều hơn.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Vì thế, việc nâng cao năng lực điều trị của tuyến ban đầu được chú trọng hơn bao giờ hết. Khi điều trị ban đầu tốt thì tỷ lệ bệnh nhân nặng thấp đi và giảm gánh nặng cho khoa hồi sức tích cực của bệnh viện tỉnh cũng như giảm bệnh nhân nặng chuyển về tuyến trung ương.
Hệ thống điều trị Covid-19 chưa bị quá tải
Video đang HOT
Theo bác sĩ Cấp, với tình hình hiện tại của Bắc Ninh và Bắc Giang, hệ thống điều trị vẫn đáp ứng, chưa bị quá tải.
“Cụ thể, tại Bắc Ninh chúng tôi đang hỗ trợ về kỹ thuật, đã xây dựng chiến lược đảm bảo cho 3.000 bệnh nhân vào đồng loạt, đảm bảo tốt yếu tố hạ tầng trang thiết bị kỹ thuật và con người. Các đồng nghiệp ở Bắc Giang cũng nỗ lực triển khai bệnh viện dã chiến cũng như hệ thống giường hồi sức cấp cứu”, bác sĩ Cấp cho biết thêm.
Về việc Việt Nam có áp dụng điều trị Covid-19 tại nhà không, bác sĩ Cấp cho biết hiện số bệnh nhân tại nước ta vẫn chưa vượt quá khả năng điều trị nên ưu tiên chiến lược điều trị tất cả bệnh nhân tại bệnh viện.
Ở những nước số bệnh nhân quá lớn cũng như dịch lưu hành rộng rãi trong cộng đồng thì sẽ áp dụng chiến lược điều trị bệnh nhân tại nhà khi nặng mới đến bệnh viện. Ở Việt Nam, rất may là chúng ta kiểm soát được bệnh ngoài cộng đồng. Trong tuần đầu, đa số bệnh nhân Covid-19 đều nhẹ, song sang tuần thứ 2 diễn biến nặng lên nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ bệnh nhân rất nặng và nguy kịch sẽ giảm đi.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, thuộc đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ rẫy đang có mặt tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang hỗ trợ điều trị các bệnh nhân nặng.
“Nếu chúng ta áp dụng chiến lược giống nước ngoài thì vấp phải 2 vấn đề. Thứ nhất là nguy cơ lây nhiễm cho người thân trong gia đình cao nhất là. Thứ hai là trong mỗi gia đình Việt Nam thường có 3-4 thế hệ cùng ở, có người già, trẻ nhỏ, có bệnh nền nên nếu lây sang người tuổi cao, có bệnh nền rất nguy hiểm”, bác sĩ Cấp cho biết.
“Khi điều trị tại nhà, bệnh nhân sẽ khó phát hiện diễn tiến nặng lên của bệnh để kiểm soát sớm, chỉ lúc nào rất nặng rồi mới vào viện thì hiệu quả điều trị thấp hơn”, chuyên gia nhấn mạnh thêm.
Đến sáng 9/6, Việt Nam đã có 9.222 bệnh nhân Covid-19, 55 trường hợp tử vong. Trong đó, số lượng ca mắc mới từ ngày 27/4 đến nay là 6.044, đồng thời cũng có đến 20 ca tử vong, chủ yếu là các trường hợp mắc các bệnh lý nền nặng, thậm chí ung thư, mắc cùng lúc nhiều bệnh lý nền, tuổi cao…
Bốn bệnh nhân Covid-19 nặng Bắc Giang cai máy thở, ECMO
Một bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang ngày 8/6 cai ECMO, 3 bệnh nhân khác được rút ống nội khí quản, cai máy thở.
Bệnh nhân 61 tuổi điều trị từ ngày 27/5 trong tình trạng khó thở, ho, được đặt nội khí quản, thở máy và lọc máu. Sau đó bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Phổi Bắc Giang ngày 28/5. Đến sáng 1/6, bệnh nhân chuyển biến nặng hơn, giảm oxy máu, ứ CO2, được đội y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành đặt ECMO.
Sau một tuần can thiệp ECMO và được đội ngũ y bác sĩ theo dõi điều trị sát sao, đến sáng 8/6, bệnh nhân đã cai ECMO thành công. Trước đó, bệnh nhân đã được rút nội khí quản và không lọc máu nữa.
Bệnh viện Phổi đang điều trị cho 56 bệnh nhân chuyển nặng, song chỉ còn một ca thở máy và tiên lượng nặng. Đội ngũ y bác sĩ đang cố gắng kiểm soát diễn tiến bệnh ca này để hạn chế khả năng can thiệp ECMO.
Theo bác sĩ Trần Thanh Linh, chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy đang chi viện Bắc Giang, còn 6 bệnh nhân thở oxy dòng cao còn lại tại Bệnh viện Phổi, trong đó 2 trường hợp nặng đang theo dõi sát bởi nguy cơ thở máy, 4 trường hợp tương đối ổn.
Ngoài ra, tại cơ sở điều trị ca bệnh nặng này còn khoảng 10 ca đã cai thở oxy dòng cong, thở oxy bình thường, sức khỏe ổn định và một số ca còn đã ngưng được máy thở oxy.
Bác sĩ Trần Thanh Linh thông tin về một bệnh nhân nặng được cai ECMO ngày 8/6. Ảnh: Ngọc Mai.
Hiện 3 trường hợp đã âm tính 2 lần liên tiếp, dự kiến 2 sẽ được ra viện trong 2 ngày tới. Bệnh nhân 34 tuổi được cai máy thở hôm 4/6 với "lời cảm ơn các bác sĩ đã cứu sống em", kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính với nCoV. Tuy nhiên, anh này còn dấu hiệu của ho và phổi "chưa tốt lắm" nên cần theo dõi thêm.
Các bệnh nhân nhẹ, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1, lần 2 đang được chuyển lên khu riêng tại tầng 3 để đỡ nguy cơ tái nhiễm, hoặc lây nhiễm chéo.
"Thực sự những ngày trước 6 bệnh nhân thở máy nằm trong khoa khiến chúng tôi choáng ngợp và căng thẳng. Đến hôm nay, phòng ICU bắt đầu trống, không thấy máy móc chằng chịt ở bệnh nhân nữa, tinh thần anh em rất phấn khởi, nhất là ca đặt ECMO đầu tiên tại đây sau một tuần đã cai ECMO thành công, ca thở máy đầu tiên thì chuẩn bị xuất viện", bác sĩ Linh nói.
Bác sĩ Linh cho biết các y bác sĩ của Bắc Giang đã tiến bộ rất nhiều sau 2 tuần đồng hành cùng đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy.
"Hy vọng số lượng F0 giảm, bệnh nặng ít đi, không còn ca thở máy, chúng tôi sẽ từ từ chuyển giao công việc cho đội ngũ y tế tại chỗ", bác sĩ Linh nói.
"Tuần trăng mật" đặc biệt giữa sóng Covid-19 của bác sĩ tuyến đầu Sau lễ thành hôn chỉ vài ngày, hai vợ chồng bác sĩ trẻ đã phải lên tuyến đầu trực chiến, khi làn sóng dịch thứ tư ập đến. Với họ đây vừa là cuộc chiến mới nhưng cũng vừa là "tuần trăng mật" đặc biệt. Tình yêu nảy nở trên tuyến đầu Với hơn 200 bệnh nhân Covid-19, trong đó có không ít...