Hơn 600 tàu ngầm “tung hoành” trên biển
Thảm kịch tàu ngầm INS Sindhurakshak của Ấn Độ mới đây đã khiến người ta chú ý đến thế giới tàu ngầm huyền bí. Theo con số được Hải quân Mỹ cung cấp gần đây, hiện có tới hơn 600 chiếc tàu ngầm của 43 quốc gia đang hoạt động trên các vùng biển khắp thế giới.
Ảnh minh hoạ
Vào đầu thế kỷ 18, các nhà phát minh đã chế tạo ra nhiều kiểu thiết kế tàu hải quân có thể đi trên mặt nước cũng như dưới mặt nước. Cuộc Cách mạng Mỹ là cuộc chiến tranh đầu tiên chứng kiến sự triển khai của những chiếc tàu ngầm. Tàu ngầm cũng được sử dụng trong cuộc nội chiến ở nước Mỹ. Tàu ngầm được trang bị ngư lôi trở thành một lực lượng chính trong hai cuộc chiến tranh thế giới thứ I và thứ II.
Hải quân Mỹ cho hay, hiện tại có 43 nước sở hữu tàu ngầm và đang có hơn 600 chiếc tàu ngầm hoạt động trên các vùng biển của thế giới.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất trong thiết kế tàu ngầm chính là những bể/bồn dằn. Những bể này có thể chứa không khí hoặc nước tuỳ theo điều kiện môi trường hoạt động của tàu ngầm là trên mặt nước hay dưới mặt nước. Nếu tàu ngầm muốn hoạt động nổi trên mặt nước thì các bể dằn sẽ chứa không khí. Để hoạt chìm dưới nước, không khí trong bể dằn sẽ được đẩy ra và thay thế vào đó là nước biển để khiến con tàu nặng hơn.
Video đang HOT
Các tàu ngầm vẫn duy trì một lượng không khí nén trong một bể nhỏ khi chúng hoạt động dưới nước. Không khí này được sử dụng để duy trì sự sống và để bơm vào bể dằn khi cần thiết.
Hầu hết các tàu ngầm diesel hiện nay hoạt động như một phương tiện lai, nghĩa là nó sử dụng hai nguồn năng lượng. Một tàu ngầm diesel điển hình có hai động cơ diesel. Một động cơ là để đẩy tàu ngầm đi khi nó hoạt động trên mặt nước trong khi động cơ còn lại được sử dụng để nạp điện. Những chiếc tàu ngầm chỉ có thể hoạt động được dưới nước khi đã được nạp đầy các bình ác quy. Sau khi đi xuống dưới nước, các tàu ngầm được đẩy bằng những động cơ điện đã được nạp đầy. Do cấu tạo này, tàu ngầm diesel chỉ có thể ở lại dưới mặt nước trong một khoảng thời gian có giới hạn.
Một tàu ngầm hạt nhân không dựa vào động cơ đốt cháy. Không giống như các tàu ngầm chạy bằng diesel, tàu ngầm hạt nhân không cần không khí để đốt cháy nhiên liệu và vì vậy, chúng có thể hoạt động dưới mặt nước lâu hơn.
Các tàu ngầm thường không có cửa sổ vì thế các thuỷ thủ thường không thể nhìn ra ngoài khi hoạt động dưới mặt nước. Khi một tàu ngầm gần nổi nó sẽ dùng kính tiềm vọng để nhìn ra bên ngoài. Hầu hết các tàu ngầm hoạt động sâu dưới mặt nước hơn là độ sâu của kính tiềm vọng nên vì thế, hoạt động định vị của tàu ngầm phụ thuộc vào sự giúp đỡ của hệ thống máy tính. Cũng giống như bất kỳ con tàu thông thường nào, người lái tàu ngầm cũng phụ thuộc vào hải đồ.
Các tàu ngầm hiện đại, cả tàu hạt nhân và tàu chạy bằng diesel, đều được thiết kế để hoạt động dưới mặt nước lâu hơn. Để có môi trường lành mạnh cho các thuỷ thủ trên tàu, một tàu ngầm thường phải duy trì chất lượng không khí như ở trên mặt đất, cung cấp nước sạch và nhiệt độ thích hợp. Hầu hết tàu ngầm được trang bị máy tạo khí ôxy và các máy lọc nước.
Những thiết bị trên dùng nước biển để tạo oxy cũng như tạo ra nước ngọt. Ngoài ra, theo định kỳ, các thiết bị cũng sẽ hút khí carbon dioxide và nước ẩm để giúp cho môi trường trong tàu ngầm thoáng, sạch và có lợi cho sức khoẻ của các thuỷ thủ.
Trong số các loại tàu ngầm thì tàu ngầm hạt nhân đạn đạo là hiện đại nhất và thiện chiến nhất. Loại tàu này được đánh giá là bước tiến quan trọng trong công nghệ tàu ngầm. Trong khi các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa rất dễ bị các lá chắn tên lửa phát hiện thì tàu ngầm loại này có khả năng tàng hình, cơ động và hiệu quả cao.
Tàu ngầm lớp Ohio được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân hàng đầu thế giới hiện nay. Đây là tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 của Mỹ, do công ty General Dynamics sản xuất, tổng cộng có 18 chiếc. Tàu có trọng tải 16,764 tấn khi nổi, 18,750 tấn khi hoạt động ngầm, tốc độ 36,8km/h. Tàu được trang bị 24 ống phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II, ngư lôi hạng nặng Mk48 với 4 ống phóng. Tầm bắn tối đa của tên lửa lên đến hơn 20.000km, độ chính xác 90m, mỗi tên lửa mang 12 đầu đạn hạt nhân.
Đứng thứ hai là tàu ngầm lớp Borey của Nga, thuộc Đề án 955. Nga dự kiến sản xuất 8 chiếc tàu ngầm lớp này trước năm 2017. Tàu có lượng choán nước 14.488 tấn khi nổi, 23.621 tấn khi lặn, được trang bị 6 ống ngư lôi 533mm, 16 tên lửa RSM-56 Bulava với 6-10 đầu đạn mỗi quả.
Theo_VnMedia
'Tàu ngầm Ấn Độ nổ do lỗi con người'
Các chuyên gia Nga tin rằng việc "xử lý thiết bị sai" có thể là nguyên nhân gây ra vụ nổ con tàu ngầm Ấn Độ vốn do Nga đóng, khiến toàn bộ 18 thủy thủ nhiều khả năng thiệt mạng.
Giới chức hải quân Ấn Độ tại nơi con tàu INS Sindhurakshak nổ và chìm ở cảng Mumbai. Ảnh: NDTV
Một đội chuyên gia Nga tại Mumbai vừa cho rằng "lỗi kỹ thuật hay hành vi phá hoại" không phải là nguyên nhân gây tai nạn, theo Times of India. "Các chuyên gia đã nêu lên khả năng về việc xử lý thiết bị sai là nguyên nhân", báo này dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay.
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng diesel INS Sindhurakshak, thuộc lớp Kilo bị chìm tại bãi đậu ở cảng Mumbai hôm 14/8, sau một chuỗi vụ nổ phá hủy tàu và gây hỏa hoạn. Đến nay có 6 thi thể đã được trục vớt từ con tàu trong khi các nỗ lực tìm kiếm 12 thủy thủ còn lại vẫn tiếp diễn.
Nguồn tin cho biết không thể có khả năng vụ tai nạn là do lỗi kỹ thuật vì con tàu được kiểm tra toàn diện, "kể cả bằng máy tính" trước khi nó ra biển. Tàu dự kiến đi tuần tra vào ngày 14/8, báo viết.
Tàu Sindhurakshak từng bị hỏa hoạn khiến một thủy thủ thiệt mạng năm 2010. Một cuộc điều tra của hải quân Ấn Độ cho rằng sự cố khi đó là do ắc quy bị lỗi, Hindustan Times cho hay. Xưởng đóng tàu Zvezdochka chịu trách nhiệm sửa chữa tàu sau vụ cháy và đưa nó trở về phục vụ hồi tháng một.
Tàu đã chạy 24.140 km sau quá trình sửa chữa và người Ấn Độ "không có bất cứ than phiền nào về điều kiện của tàu ngầm" sau đó, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuần trước cho biết.
Theo Trọng Giáp
Thế giới rúng động trong ngày thứ Tư đen tối Thế giới tuần này vừa phải trải qua một ngày thứ Tư đen tối với thảm kịch tang thương trong vụ nổ tàu ngầm ở Ấn Độ và tình trạng bạo lực đẫm máu leo lên đến đỉnh điểm ở đất nước Ai Cập. Người dân thế giới đã trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, từ bàng hoàng, choáng váng, đau...