Hơn 600 người nghèo, gia đình chính sách ở Quỳnh Lưu được khám, cấp thuốc miễn phí
Sáng 4/8, tại xã Quỳnh Thuận, Hội đồng hương Quỳnh Lưu – Hoàng Mai phối hợp Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức chương trình khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn.
Các y, bác sĩ tình nguyện khám, đo huyết áp để chẩn đoán các bệnh về tim mạch cho các đối tượng người có công. Ảnh: Nguyễn Hải
Trong vòng 1 ngày, chương trình sẽ khám, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc cho trên 600 đối tượng là hộ nghèo, gia đình chính sách và những người có công, bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Ngoài các dịch vụ y tế cơ bản như đo huyết áp để chẩn đoán các bệnh về tim mạch, siêu âm ổ bụng, khám về mắt, tai mũi họng và răng hàm mặt, các đối tượng còn được khám, chẩn đoán chuyên sâu về ngoại khoa….
Trên cơ sở kết quả thăm khám, bà con sẽ được tư vấn về sức khỏe và cách chữa trị phù hợp; đồng thời cấp thuốc điều trị các bệnh thông thường. Tổng kinh phí cấp thuốc của chương trình khoảng trên 240 triệu đồng.
Cấp thuốc miễn phí cho đối tượng gia đình chính sách và người nghèo. Ảnh: Nguyễn Hải
Đây là chương trình xã hội từ thiện được Hội đồng hương Quỳnh Lưu – Hoàng Mai tại Trường Đại học Y Hà Nội đứng ra tổ chức thường xuyên. Tham gia chương trình có các y, bác sĩ là các chuyên khoa hàng đầu của Bệnh viện lớn Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba,… các sinh viên tình nguyện và một số y, bác sĩ bệnh viện, phòng khám lớn và doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An tham gia tài trợ.
Nguyễn Hải
Video đang HOT
Theo baonghean
Nhiều người nghèo vẫn có tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ
Trước thực trạng thiên tai, biến đổi khí hậu đang tác động mạnh tới cuộc sống của người dân, nhiều giải pháp để đối phó đã được triển khai. Tuy nhiên, một bộ phận người nghèo vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ từ chính sách và hỗ trợ của nhà nước.
"Tăng lực" cho người nghèo
Một trong những cách thức được nhiều đơn vị, tổ chức quốc tế đang làm chính là tăng lực cho người nghèo thông qua việc xây dựng phát triển các chương trình sinh kế có lồng ghép với vấn đề biến đổi khí hậu. Cụ thể, Tổ chức Oxfam đã thiết kế và triển khai dự án "Xây dựng khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi với rủi ro thảm hoạ và khí hậu cho phụ nữ và nam giới tỉnh Bến Tre" (RADCC). Sau 5 năm triển khai, dự án đã gặt hái được nhiều thành quả trong việc giảm nghèo khắc phục tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Năm 2016, nhiều hộ nuôi cừu ở huyện Thuận Nam, Ninh Thuận bị thiệt nặng do khô hạn. Ảnh: Công Tâm
Chính phủ cam kết lồng ghép các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu vào quy hoạchNgày 7.7.2017 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở TP.Hamburg, CHLB Đức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thành sớm 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG-2030) của Liên Hợp Quốc, trong đó ưu tiên cho các vấn đề giảm nghèo, bất bình đẳng, giáo dục, năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu.Việt Nam đã và đang lồng ghép các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển, thực hiện nghiêm túc cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm tới 25% nếu được sự hỗ trợ hiệu quả của quốc tế...Với vai trò nước chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đã thúc đẩy những chủ đề ưu tiên trong nghị sự APEC 2017 là phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả năng lượng.
Bà Vũ Minh Hải - chuyên gia cấp cao về quản lý nâng cao năng lực ứng phó phục hồi và thích nghi với rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu (Oxfam), Chủ tịch mạng lưới biến đổi khí hậu của các tổ chức phi chính phủ quốc tế cho biết, với sự chung tay của các thành viên trong nhóm, hơn 3.000 con dê và hơn 6.000 bồn chứa nước đã được cung cấp để hỗ trợ các hoạt động sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu cho các hộ nghèo.
Quan trọng hơn, hàng trăm nghìn phụ nữ và nam giới thuộc các nhóm dễ bị tổn thương đã nâng cao nhận thức và kỹ năng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cán bộ chính quyền từ cấp xã đến cấp tỉnh đã tăng cường trách nhiệm và đảm bảo sự tham gia của người dân trong công tác phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thảm họa và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Qua triển khai, bà Hải cũng đề xuất Chính phủ cần có chương trình hỗ trợ, đầu tư nâng cao năng lực cho người dân nghèo trong những vùng biến động tác động biến đổi khí hậu. Các chính sách cần cụ thể với từng người nghèo ở từng vùng, từng địa phương.
Chuyển đổi cây trồng "chạy" hạn
Trước thực trạng hạn hán, ngập mặn khiến sản xuất nông nghiệp của người dân thiệt hại, mất nguồn sống..., các địa phương phải quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Tiền Giang và Ninh Thuận hiện đã tăng cường triển khai thực hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả ứng phó hạn ngập mặn.
Nhằm cung cấp nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, chính quyền địa phương đã khuyến cáo, vận động nhân dân nạo vét, đào mới ao chứa nước, hỗ trợ thức ăn, trồng cỏ, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để giải quyết thức ăn cho đàn gia súc. Trong năm 2016 đã hỗ trợ người dân di chuyển 8.366 con gia súc từ nơi thiếu nguồn thức ăn, nước uống đến các nơi có nguồn thức ăn, nước uống.
Ông Trần Quốc Hoàn - Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) cho biết, hạn hán năm 2016 được xem là đợt khô hạn khủng khiếp nhất trong 10 năm trở lại đây. Địa phương cũng đã triển khai bằng nhiều giải pháp có hiệu quả cụ thể như: Chuyển đổi 150ha diện tích trồng lúa sang trồng đậu, ngô; tổ chức di chuyển đàn gia súc đến những nơi có nước. Bên cạnh đó còn tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi trồng các giống cỏ có chất lượng cao phục vụ cho đàn gia súc.
Năm nay, theo ông Hoàn, Thuận Nam đã khởi sắc do thời tiết từ đầu năm 2017 đến nay khá thuận lợi nên một số hộ làm nông nghiệp bội thu táo, nho và chăn nuôi dê, cừu. Để giúp người dân thoát nghèo bền vững, thời gian tới Thuận Nam đang đẩy mạnh các mô hình trang trại nuôi bò vỗ béo, nuôi bò thịt, nuôi cừu sinh sản.
Được biết, năm 2016, huyện Thuận Nam có 20.253 hộ thuộc diện hộ nghèo đa chiều và 16.649 hộ thuộc diện hộ cận nghèo. Để giúp người dân ổn định cuộc sống, ngành thường xuyên hỗ trợ cho người dân ở các vùng khó khăn theo Chương trình 30a, Chương trình 135 và lồng ghép Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp một số bất cập như: Một số người dân vẫn còn trông chờ, ỷ lại chính sách và hỗ trợ của Nhà nước; trình độ của người dân vùng miền núi còn thấp, kinh phí đầu tư các hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất rất lớn... nên phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo.
Còn ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng Phòng NNPTNT huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho biết, hiện trên "cù lao khát" có diện tích trồng sả là 1.500ha và dừa xiêm khoảng 900ha. Nguyên nhân diện tích 2 cây trồng này tăng mạnh trong thời gian qua chủ yếu là do những năm gần đây mặn đến sớm hơn, rút chậm; mưa nắng diễn biến bất thường gây nhiều khó khăn, tăng rủi ro cho những cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt (chủ yếu là cây lúa), do đó bà con chuyển sang chọn cây trồng chịu hạn tốt như dừa, sả.
"Hiện nay, cây sả và mãng cầu xiêm là 2 cây trồng có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả nhất ở Tân Phú Đông. Để hạn chế rủi ro cho cây lúa, chúng tôi đang khuyến cáo người dân chỉ sản xuất 1 vụ lúa trong năm, chuyển đổi diện tích lúa ở những vùng khó khăn về nước sang lên liếp trồng cây sả" - ông Hải cho biết.
Song song với việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu, huyện Tân Phú Đông đang tích cực xây dựng hệ thống cấp nước ngọt cho "cù lao khát" vừa giúp người dân có nước ngọt sinh hoạt vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Theo Danviet
Nghệ An: Nắng nóng đỉnh điểm, hàng nghìn hộ dân "khát nước" sạch Gần một tháng nay, người dân xứ Nghệ quay cuồng với nắng nóng khắc nghiệt, ruộng đồng khô hạn, giếng trơ đáy, hàng nghìn hộ dân lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Theo ghi nhận của PV Dân Việt, nắng nóng khủng khiếp, nhiệt độ đạt ngưỡng 40 độ C, hàng nghìn hộ dân ở các huyện như: Yên Thành,...