Hơn 600 gia súc chết rét
Hơn 600 con trâu, bò, dê của người dân các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chết vì mưa rét. Con số còn gia tăng do nhiệt độ vùng núi vẫn duy trì thấp, chỉ 4-7 độ C.
Ông Hồ Vang, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế , cho biết người dân đã chủ động phòng chống rét cho gia súc song đến chiều 12/1 huyện vùng cao A Lưới vẫn có 461 con trâu, bò, dê bị chết. Các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng có số gia súc chết nhiều nhất.
Cán bộ ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân sơ chế thức ăn cho gia súc trong mùa mưa lạnh. Ảnh: Anh Quang
Ông Vang giải thích, so với thành phố Huế, nhiệt độ ở huyện vùng cao A Lưới những ngày qua thấp hơn, thường 9-11 độ C. Trước mưa lạnh người dân đã lùa gia súc từ trong rừng về chuồng trại. Tuy nhiên, mưa lạnh kéo dài cộng với việc thiếu thức ăn, chuồng trại che chắn đơn sơ, nhiều trâu, bò, dê đã chết.
“Không chỉ làm chết gia súc, mưa lạnh đã ảnh hưởng đến gieo sạ vụ lúa đông xuân. Toàn tỉnh dự kiến gieo sạ 28.000 hecta lúa song đến nay mới được 2.000 hecta, nhiều cánh đồng ở các địa phương vẫn đang ngập nước”, ông Vang nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch huyện A Lưới, cho biết địa phương đã hỗ trợ người dân 10 tấn thức ăn gia súc để duy trì đàn trâu, bò, dê còn lại trong mùa mưa rét. Trong ngày 12/1, cán bộ ngành nông nghiệp đã đến các xã hướng dẫn người dân giữ ấm cho đàn gia súc bằng cách gia cố chuồng trại, đốt lửa sưởi ấm.
Video đang HOT
Hai ngày qua, nhiệt độ thấp nhất tại Quảng Trị dao động 10-15 độ C. Ông Hồ Văn Bằng, Chủ tịch xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, cho biết trước đợt rét, người dân đã đưa trâu bò về nhốt chuồng. Cán bộ thú y xã hướng dẫn đốt lửa sưởi ấm cho đàn gia súc, dùng bao buộc vào người để giữ ấm, nhưng 5 con trâu, bò vẫn chết cóng. Từ tháng 11/2020 đến nay, xã Ba Tầng có 80 con trâu, bò chết vì rét.
Người dân xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ nhốt trâu bò để giữ ấm. Ảnh: Hoàng Táo
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, hiện chưa có con số cụ thể về số lượng trâu bò chết vì đợt rét đang diễn ra. Tỉnh đã chỉ đạo các huyện thị thực hiện phương án phòng chống dịch bệnh và giá rét cho gia súc, gia cầm.
Còn theo Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, đến 7h sáng 12/1, mưa rét từ ngày 7/1 đã làm 148 con trâu, 79 bò, 11 con dê bị chết, tập trung ở Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La. Thời tiết khắc nghiệt cũng đã làm 93 hecta rau màu, 1.050 chậu địa lan của tỉnh Lào Cai bị hư hỏng.
Con số thiệt hại tiếp tục gia tăng bởi dự báo đợt rét đậm, rét hại còn kéo dài đến ngày 13/1 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến 7-10 độ, vùng núi 4-7 độ, núi cao có nơi 0 độ C, có thể xuất hiện băng và sương muối.
Trước đó từ ngày 7/1, không khí lạnh mạnh tràn đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngày 9/1 được xem là rét nhất, đỉnh núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cao hơn 1.500 m so với mực nước biển nhiệt độ xuống âm 3 độ. Hàng loạt tỉnh như Lạng Sơn, Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Nghệ An thành xuất hiện băng giá.
Đến ngày 11/1, không khí lạnh tăng cường, Lào Cai, Lai Châu có mưa tuyết, quốc lộ 4D gián đoạn. Đến chiều 12/1, băng giá và tuyết bắt đầu tan.
Các địa phương tích cực phòng, chống rét cho gia súc, thủy sản
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (25-12) tại đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục rét, nhiệt độ từ 15 đến 18 o C, gần mức rét đậm. Riêng tại vùng núi Bắc Bộ nhiệt độ có nơi dưới 10 o C.
Người dân thôn Mã Hồng, xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ (Hà Giang) che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong những ngày giá rét. Ảnh: LÊ HẢI
Trên biển, ngày 25-12, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 5 - 8 độ vĩ bắc nên vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái-lan có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động. Sóng biển tại khu vực bắc Biển Đông cao từ 2 - 4 m, tại vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi từ 2 - 3 m. Riêng vùng biển phía đông bắc của khu vực bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3 - 5 m. Cảnh báo mức độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.
Trước đợt rét tăng cường trong một tuần qua, các cơ quan chức năng và bà con nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP Hải Phòng đang tích cực tăng cường thực hiện các biện pháp chống rét cho thủy sản. Chi cục Thủy sản Hải Phòng đã hướng dẫn bà con duy trì mực nước ao có độ sâu hơn 2 m để ổn định nhiệt độ; cho thủy sản ăn đầy đủ, khi nhiệt độ nước ao xuống dưới 15oC thì ngừng cho ăn, vào thời điểm nắng ấm trong ngày có thể cho ăn bằng thức ăn tinh, thức ăn chế biến.
Huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã chỉ đạo các phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN & PTNT), UBND các xã, thị trấn hướng dẫn người dân cách phòng, chống rét cho đàn gia súc; đồng thời, khuyến cáo người dân tích trữ thức ăn, giữ ấm chuồng trại, không chăn thả rông trâu, bò ngoài rừng; tổ chức tiêm phòng vắc-xin lở mồm long móng cho đàn trâu, bò. Hiện tổng đàn trâu, bò toàn huyện là hơn 20.000 con.
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có hơn 111 nghìn hộ chăn nuôi với gần 300 nghìn con trâu, bò. Các huyện, thành phố trong tỉnh đã kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống đói rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, đặc biệt tại các huyện vùng cao nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân. Qua rà soát của ngành chăn nuôi và thú y tỉnh, hiện còn hơn 20.800 hộ chăn nuôi trong chuồng tạm. Đáng chú ý, có 13 hộ tại huyện Hoàng Su Phì vẫn còn chăn nuôi theo hình thức thả rông.
Sau khi dịch tả lợn châu Phi được khống chế, ngay từ đầu năm 2020 tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều giải pháp chỉ đạo tái đàn, khôi phục chăn nuôi lợn, đến nay tổng đàn đạt 620 nghìn con, bằng 90% so với thời điểm trước khi có dịch. Tổng đàn chủ yếu tập trung ở các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, chăn nuôi an toàn sinh học...
Chi cục Bảo vệ thực vật và trồng trọt tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vụ xuân 2021 sẽ nghiêng về "vụ xuân lạnh", do đó các địa phương phải bám sát khung lịch thời vụ, theo dõi diễn biến thời tiết để đôn đốc chỉ đạo bà con thực hiện đúng kỹ thuật. Đặc biệt, khuyến cáo 100% diện tích mạ phải được phủ ni-lông đúng kỹ thuật; chọn thời điểm ngâm ủ giống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra. Về khung lịch thời vụ, phấn đấu kết thúc gieo trỉa trong tháng 2-2021.
Theo thống kê của Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Trị, sau các trận mưa lũ liên tiếp vừa qua, trên địa bàn tỉnh có hơn 200 ha hồ tiêu bị hư hại do ngập úng. Hiện nay tình hình mưa rét kéo dài nên tại các vườn tiêu bị ngập úng tiếp tục xảy ra tình trạng rụng lá, rụng đốt, gây chết với tỷ lệ từ 15 đến 20%, nơi cao lên đến 30 - 50%. Các cơ quan chức năng đang khẩn trương tìm giải pháp xử lý, hỗ trợ người dân khôi phục vườn hồ tiêu.
Theo Sở NN và PTNT tỉnh Bình Thuận, tính đến giữa tháng 12-2020, tỉnh có hơn 91% tàu cá đã thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; trong đó, nhóm tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên đạt 100%; nhóm tàu có chiều dài từ 15 đến 24 m đạt 91%. Số thuyền nghề giã cào đã lắp đặt đạt 96%. Để sớm hoàn thành việc lắp đặt theo đúng quy định, Sở tiến hành rà soát lại từng trường hợp tàu cá, chủ tàu cụ thể để có phương án giải quyết; xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân lắp đặt...
Tại Bình Phước, hơn hai tháng trở lại đây, giá thu mua cao-su dù chưa đạt đến đỉnh điểm như giai đoạn năm 2011 - 2012, nhưng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tại huyện Bù Gia Mập, giá thu mua mủ nước bình quân khoảng 325 đồng/độ. Theo các hộ dân, năm nay giá thu mua mủ nước cao hơn gần 100 đồng/độ so với cùng kỳ năm 2019. Riêng mủ chén (mủ đặc) giá thu mua hiện nay dao động khoảng 13.000 đến 15.000 đồng/kg.
Chiều 24-12, thông qua UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế trao một tỷ đồng từ nguồn cán bộ, chiến sĩ đóng góp một ngày lương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt. Dịp này, Thượng tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi tặng 100 triệu đồng ủng hộ tỉnh Thừa Thiên Huế để giúp đỡ các gia đình khó khăn sau bão, lụt. Lãnh đạo UBND tỉnh đã tiếp nhận số tiền và cho biết, sẽ nhanh chóng chuyển kinh phí hỗ trợ đến những nơi cần thiết, góp phần giúp nhân dân khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 11037/VP-KT, đề nghị các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố về triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Công văn nêu rõ, UBND thành phố nhận...