Hơn 60 tấn cá chết trong đêm, dân rơi vào cảnh “trắng tay”
Ngày 13/7 ông Phạm Văn Lập – Chánh văn phòng UBND huyện Đắk Hà cho biết, trên địa thị trấn Đăk Hà vừa mới xảy ra vụ việc hơn 60 tấn cá lồng bè chết trắng, làm thiệt hại của người dân hơn 5 tỉ đồng. Ngay sáng cùng ngày, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã ban hành Công văn hỏa tốc yêu cầu làm rõ nguyên nhân và khắc phục hậu quả.
Cá lồng bè chếtđầy trên lòng hồ Plei Krông, huyện Đăk Hà.
Chỉ trong 2 ngày 11/7 – 12/7, hơn 28 lồng cá với tổng lượng khoảng 60 tấn của 6 hộ dân nuôi cá lồng bè trên lònghồ thủy điện Plei Krông(thuộc 2 thôn Đắk Mút, xã Đắk Mar và thôn Long Loi, thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà) bỗng nhiên chết “sạch”, khiến các hộ dân rơi vào cảnh “trắng tay”.
Cá lồng của bà con chết đồng loạt trên lòng hồ thủy điện
Ông Trần Văn Tuấn (hộ nuôi cá lồng bè thuộc Thị trấn Đắk Hà) nói: “Tôi nuôi cá lồng được nhiều năm trên lòng hồ Plei Krông, nhưng chưa bao giờcá chếthàng loạt như vậy. Vào đêm ngày 10/7, cá nổi lên chết hàng loạt, ước tính số lượngcá chếtkhoảng hơn 20 tấn. Trong đó, tôi đã bỏ ra hơn 600 triệu tiền vốn để mua thức ăn và giống, số tiền này tôi đều thế chấp ngân hàng để vay, giờcá chếtsạch không biết lấy tiền đâu trả nữa…”
Video đang HOT
Chung hoàn cảnh, ông Lê Khả Tuyên (Thị trấn Đắk Hà) bực tức nói mạnh: “Tôi không biết nguyên nhân vì sao nhưng chỉ trong một đêm, hơn 22 tấn cá bị chết trắng. Trước ngàycá chết, tôi đã gọi điện cho doanh nghiệp vào cân cá thì qua đêm là cá chết. Cả gia đình chỉ trông vào mẻ cá để trả nợ mà chết hết cả rồi…”
Ông Tuyên cho biết thêm: “Trong mấy ngày nay, mực nước hồ rút rất nhanh, mỗi ngày rút hơn mét nước, khiến bà con phải liên tục di chuyển bè ra xa theo mực nước hồ. Tại thời điểmcá chết, mực nước hồ đã giảm hơn 3m so với những ngày bình thường… Nhiều năm nước cũng rút sâu hơn nhưng cá vẫn không chết như vậy. Trong số 6 hộ gia đình nuôi cá ở khu vực này, nhà ít thì chết vài ba tấn cá, nhà nhiều lên đến cả chục tấn, thiệt hại hàng trăm triệu đồng, chủ yếu là cá diêu hồng và cá trắm…”
Các hộ dân vớtcá chếtđi chôn
Theo ông Phạm Văn Trụ – Chủ tịch xã Đăk Mar, ngay sau khi nhận được tin, chúng tôi đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để nắm bắt tình hình và số lượngcá chết. Theo đó, trên lònghồ thủy điện Plei Krôngcó 6 hộ dân đang nuôi cá lồng bè bị ảnh hưởng và tổng sốcá chếtkhoảng hơn 60 tấn. Trong đó, các hộ bị ảnh nhiều nhất lên đến 24 tấn. Chủ yếu các loạicá chếtsống gần mặt nước như cá diêu hồng, trắm, rô phi…
Theo ông Phạm Văn Lập – Chánh văn phòng UBND huyện Đắk Hà, qua kiểm tra, thực tế có 28 lồngcá chết, trọng lượng khoảng 60 tấn với chủng loại cá diêu hồng và cá trắm đã đến kỳ thu hoạch. UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra xác định nguyên nhân. Đồng thời, phối hợp cùng với người dân thu dọn lòng hồ tránh ô nhiễm môi trường
Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum cũng đã ban hành Công văn hỏa tốc 1384/VP-NNTN truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Tuy về việc cá lồng chết bất thường tại lòng hồ Plei Krông, thuộc địa bàn huyện Đăk Hà. Theo đó UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường – PC49).
Đồng thời, lập đoàn kiểm tra, xác minh hiện tượng cá lồng chết bất thường tại lòng hồ Plei Krông, huyện Đăk Hà; làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm và tiến hành xử lý theo quy định, báo cáo UBND tỉnh chậm nhất trong ngày 14/7/2017.
Phạm Hoàng
Theo Dantri
24 người phơi nhiễm có nguy cơ nhiễm HIV đến đâu?
24 người đã vô tình bị phơi nhiễm HIV từ nạn nhân vụ tai nạn giao thông tại xã Đắk Hring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum khiến dư luận hoang mang. Theo các chuyên gia y tế, các bệnh nhân đã được điều trị dự phòng đúng thời gian tối ưu...
Ngày 3.7, ông Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, theo quy định của Bộ Y tế, việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV nên thực hiện càng sớm càng tốt, tối ưu nhất trong vòng 72 giờ. Trong khi đó, báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum cho biết, 24 bệnh nhân bị phơi nhiễm đã được điều trị ARV để đề phòng mắc HIV trong vòng 48 giờ đầu sau khi phơi nhiễm.
Ngoài ra, nạn nhân bị nhiễm HIV cũng đã được điều trị ARV nhiều năm. Về mặt khoa học, khi người nhiễm HIV đã được điều trị ARV từ 6 tháng trở lên thì nồng độ vi rút HIV trong máu ở mức rất thấp (dưới ngưỡng ức chế) nên khả năng lây truyền sang những người khác rất thấp. "Do vậy hy vọng những người tiếp xúc trực tiếp với máu nạn nhân này sẽ không ai nhiễm HIV" - ông Cảnh nói.
Các y, bác sĩ cấp cứu nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum. Ảnh: Thanh niên
Theo ông Cảnh, việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV kéo dài liên tục trong thời gian 28 ngày tức 4 tuần. Trong thời gian này, bệnh nhân cần được tư vấn để theo dõi về tác dụng phụ có thể có của thuốc ARV. Không nên ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Nếu có các tác dụng phụ nặng cần đến các cơ sở y tế ngay.
Những người đang điều trị cũng được tư vấn hỗ trợ tâm lý nếu cần, tư vấn tuân thủ điều trị. Việc xét nghiệm HIV sẽ được làm lại sau 3 tháng theo quy định tại Quyết định số 3047/QĐ-BYT ngày 22.7.2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế. "Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù nguy cơ có thể thấp nhưng những người bị phơi nhiễm chưa loại trừ khả năng đã nhiễm HIV, do vậy họ không được cho máu, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và nếu là phụ nữ đang nuôi con nhỏ thì không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Sau 3 tháng xét nghiệm lại nếu âm tính với HIV thì có thể khẳng định chắc chắn là họ không nhiễm HIV" - ông Cảnh khuyến cáo.
Trước đó, như Dân Việt đưa tin, ngày 30.6, tại Km 1522, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Đắc Hrinh, huyện Đắc Hà, Kon Tum) đã xảy ra vụ tai nạn thảm khốc khiến 4 người tử vong, 12 người bị thương. Một nạn nhân bị HIV là bà Trần Thị M (51 tuổi, trú tại huyện Ngọc Hồi, Kon Tum). Bà M đang điều trị ARV ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, trong quá trình cấp cứu, nhiều y bác sĩ không biết nên đã dính máu của bà M, nghi bị phơi nhiễm HIV. Ngoài ra, còn có 6 người dân tham gia hỗ trợ cấp cứu nạn nhân trong vụ tai nạn cũng bị phơi nhiễm HIV.
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, phơi nhiễm HIV là tình huống thường gặp trong đời sống hàng ngày. Phơi nhiễm với HIV (exposure) là tình huống có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV đều dẫn đến bị nhiễm HIV. Những người có nguy cơ cao bị phơi nhiễm HIV là các bác sĩ điều trị cho người có HIV bị kim đâm, vết thương do dao mổ và các dụng cụ y tế sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh gây tổn thương hoặc người bị dính máu của người nhiễm HIV, cơ thể lại có nhiều vết trầy xước, khi quan hệ tình dục không an toàn, bị cưỡng dâm, người tiêm chích ma túy dùng chung kim tiêm... Khi người dân nghi ngờ mình bị phơi nhiễm HIV thì nên đến cơ sở y tế, cơ sở tư vấn HIV/AIDS để: Đánh giá về tình trạng nhiễm HIV; phạm vi, tần suất và thời gian co nguy cơ phơi nhiễm; nhiễm HIV của nguồn lây nhiễm; Tư vấn trước xét nghiệm HIV; Tiến hành các xét nghiệm ban đầu như: HIV, viêm gan vi rút B, C; xét nghiệm đánh giá tình trạng mang thai và nếu có thể xét nghiệm tình trạng HIV của người gây phơi nhiễm cho người gây phơi nhiễm nêu chưa biêt tình trạng nhiễm HIV và tiến hành điều trị dự phòng bằng thuốc ARV nếu thấy cần thiết.
Theo Danviet
14 nạn nhân thương vong sau vụ tai nạn thảm khốc Ngay sau vụ tai nạn tại huyện Đăk Hà (Kon Tum) vào trưa 30/6, cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum đã kịp thời có mặt tại hiện trường để nắm danh sách những nạn nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn để người nhà thân nhân kịp thời tới chăm sóc và xác nhận thi thể. Theo đó, trong...