Hơn 60 phóng viên bị tấn công trong các cuộc biểu tình ở Mỹ
Theo Hiệp hội tin tức kỹ thuật số phát thanh truyền hình Mỹ, hơn 60 phóng viên đưa tin các cuộc biểu tình ở Mỹ bị tấn công, bắt giữ hoặc quấy rối.
Hiệp hội tin tức kỹ thuật số phát thanh truyền hình Mỹ cho biết, các vụ việc này diễn ra trong vòng 2 ngày qua, khi các phóng viên đang thực hiện đưa tin về các vụ biểu tình đang lan rộng trên khắp nước Mỹ.
Biểu tình biến thành bạo lực trên khắp nước Mỹ. Ảnh: Indystar
Giám đốc điều hành Hiệp hội Dan Shelly bày tỏ lo ngại về tình hình hiện nay đồng thời cho rằng việc các phóng viên bị tấn công sẽ cản trở việc chuyển tải thông tin tới công chúng về những gì đang diễn ra trên thực tế.
Trụ sở CNN tại thành phố Atlanta, bang Georgia, đã bị người biểu tình tấn công và làm hư hại cuối tuần trước. Một nữ phóng viên ảnh bị đạn cao su bắn vào mắt ở thành phố Minneapolis và khả năng có thể mất thị giác một bên mắt vĩnh viễn. Trong khi đó, 8 phóng viên của hãng tin AP đã bị thương khi đưa tin các vụ biểu tình.
Ủy ban bảo vệ các nhà báo hồi cuối tuần ra tuyên bố kêu gọi giới chức các thành phố trên toàn nước Mỹ hướng dẫn cảnh sát không nhắm vào các nhà báo đồng thời bảo đảm an toàn cho họ mà không sợ bị thương hoặc bị trả đũa.
Người Mỹ gốc Phi đau đớn trong vụ cảnh sát ghì cổ người da màu
Khi Minneapolis chìm trong khói lửa vì các cuộc biểu tình leo thang, cuộc sống của nhiều người dân da màu càng khó khăn.
Yvonne Passmore, 65 tuổi, đứng cạnh ba người hàng xóm da màu khác, hồi tưởng về những gì xảy ra trong những tháng qua. "Đầu tiên là Covid-19 càn quét, giờ lại tới chuyện này", Passmore nói và kéo chiếc khẩu trang xuống để dễ thở hơn.
Passmore cùng những người hàng xóm thảo luận về các cuộc biểu tình khiến khu dân cư bị tàn phá nặng nề. Họ tự hỏi liệu rằng có phải mọi thứ đang đi quá xa hay không. Các khu chợ nhỏ và cửa hàng tiện lợi bị cướp phá, làm mất đi nguồn cung thực phẩm tươi sống quan trọng, nhiều tòa nhà bị phá hủy.
Video đang HOT
Một người biểu tình đeo mặt nạ Elmo ở Philadelphia ngày 30/5. Ảnh: AP.
Bốn người da màu thấu hiểu được cơn phẫn nộ để dẫn tới việc khu phố gần như bị thiêu rụi trong những ngày qua. Làn sóng biểu tình tràn ngập nước Mỹ, bắt nguồn từ sau cái chết của George Floyd - người bị cảnh sát ghì đầu gối lên gáy suốt hơn 8 phút dù đã cố phản ứng rằng "tôi không thở được".
"Mọi chuyện không chỉ vì Floyd mà nó xuất phát từ việc người da màu thường xuyên bị đối xử không công bằng và không chỉ có cảnh sát mới làm vậy. Chúng tôi không được nhận chính sách nhà ở hay y tế tích hợp. Quá nhiều sự phân biệt đối xử, không chỉ riêng hệ thống tư pháp", Passmore cho hay.
Biểu tình bùng phát trong bối cảnh Covid-19 tại Mỹ chưa được kiểm soát khiến nhiều người lo sợ. "Tôi đã kiệt sức rồi", Tanya Faison - nhà hoạt động ở thành phố Sacramento, bang California - nói. Trong nhiều tháng qua, Faison hầu như không rời khỏi nhà vì sợ nhiễm Covid-19. Cô có thể chết vì vốn mắc bệnh hô hấp.
Nhưng nỗi sợ nCoV vẫn không lớn bằng mức độ cấp bách của việc thúc đẩy thay đổi trong khi các chính trị gia và dư luận đang chú ý đến cộng đồng da màu. "Có những lúc bạn cần mạo hiểm hơn. Bởi vậy, tôi sẽ đeo khẩu trang, găng tay và đi biểu tình", Faison cho hay.
Trước khi các cuộc biểu tình bắt đầu, Covid-19 khiến nỗi tuyệt vọng dồn nén của người da màu thêm chồng chất, theo Eddie Glaude Jr - Chủ tịch Khoa nghiên cứu người Mỹ gốc Phi tại Đại học Princeton.
"Covid-19 tàn phá cộng đồng chúng tôi. Nỗi đau càng sâu sắc hơn bởi dường như chúng tôi không được đất nước này quan tâm. Chẳng ai để mắt tới những điều đang xảy ra với người Mỹ da màu. Nhiều người trong cộng đồng này, do tính chất công việc, phải ra ngoài đối mặt với nCoV, mạo hiểm vì mức lương không tương xứng", Glaude cho biết.
Glaude nhấn mạnh video cảnh sát ghi đầu lên gáy Floyd là giọt nước tràn ly về chuỗi "ngọn lửa giận" âm ỉ những thập kỷ qua. Ông chỉ ra, các khu dân cư của người da màu không còn được đầu tư, bất bình đẳng thu nhập ngày càng gia tăng. Điều này làm trầm trọng thêm về vấn đề sức khỏe và hậu quả kinh tế do đại dịch Covid-19 trong cộng đồng người da màu.
"Tình trạng hiện nay còn tệ hơn cả năm 1968. Đại dịch toàn cầu đang giết người dân, khiến tôi lúc nào cũng tức giận. Cơn tức giận có chút buồn bã khi đất nước phải đối mặt với những khoảnh khắc như vậy. Nhưng bất chấp tất cả, cảnh sát vẫn không ngừng giết chúng tôi. Họ không dừng lại", Glaude nói.
Những người biểu tình bên ngoài Minnesota Capitol tại St. Paul, Minnesota ngày 31/5. Ảnh: Getty/CNN.
Ở Brunswick, bang Georgia, Ahmaud Arbery bị hai người đàn ông da trắng có vũ trang bắn chết khi đang chạy bộ. Tại Louisville, bang Kentucky, Breonna Taylor (26 tuổi) Breonna Taylor - một kỹ thuật viên phòng cấp cứu đã bị bắn tám lần trong nhà mình ở Kentucky khi cảnh sát thực hiện lệnh khám nhà không gõ cửa vào giữa đêm. Tại công viên thành phố New York, một người phụ nữ da trắng dọa gọi cảnh sát khi một người đàn ông da màu yêu cầu cô xích chó lại theo quy tắc của công viên.
Cliff Albright - đồng sáng lập quỹ Black Voters Matter ở Atlanta - chia sẻ: "Người ta đang nói về hai loại virus, nCoV và virus phân biệt chủng tộc. Không phải tất cả chúng tôi đều bị cảnh sát bắn, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, ai cũng phải đối mặt với những kiểu người giống người phụ nữ gọi điện cho cảnh sát ở New York. Thêm vào đó, người đàn ông trong Nhà Trắng (Tổng thống Mỹ, Donald Trump) đang làm những việc không tôn trọng chúng tôi", Albright nói.
Glaude, ở Trenton, bang New Jersey, cho biết nỗi tuyệt vọng của người da màu vượt ra khỏi tình trạng xung đột đảng phái và văn hóa tồn tại dưới thời Trump. "Trên thực tế, đây là đỉnh điểm của 40 năm bất bình đẳng thu nhập không thể tưởng tượng được. Đây cũng là sự chia rẽ chủng tộc sâu sắc. Điều duy nhất Trump làm là phá vỡ quy tắc ứng xử ngầm về cách lãnh đạo nước Mỹ theo đuổi các chính sách. Ông ta không dùng còi gọi chó và đang thổi một chiếc tù và", chuyên gia nhận định.
Nỗi bất bình với Trump khiến dư luận một lần nữ hướng sự chú ý tới "cuộc đấu tranh trường kỳ vì công lý cho cộng đồng người da màu", Faison nói. Sự đa dạng của những người tham gia biểu tình có thể bởi người da trắng ngày càng thất vọng với Trump.
Vincent Williams (60 tuổi) cho biết, ông có những người bạn bị mất việc và cả hàng xóm nhập viện vì nhiễm Covid-19. Ông bảo, nỗi đau buồn bao phủ lên tất cả và cái chết của Floyd dường như khiến nhiều người nổi cơn thịnh nộ.
"Tôi nghĩ ai cũng đã quá mệt mỏi vì những vấn đề lặp đi lặp lai qua các năm. Ai nấy đều phát ốm vì nó. Người da trắng, da màu hay cộng đồng màu tím - đều không quan trọng là màu gì. Chúng tôi đều biết việc ghì chết một người đàn ông là sai trái", ông Williams nói.
Brianna Baker, một giáo viên tiểu học tại thành phố Kansas, bang Missouri, Mỹ. Ảnh: Washington Post.
Còn với Brianna Baker (25 tuổi) - một giáo viên tiểu học tại thành phố Kansas, bang Missouri - bắt đầu trở nên lo lắng. Đây là lần đầu cô lo sợ khi chạy bộ qua Brookside, khu dân cư với những ngôi nhà cổ kính Tudor. "Có bao nhiêu người phải chết nữa. Quá đủ rồi. Chúng tôi không phải mối đe dọa. Chúng tôi cũng là con người", cô run rẩy và khóc khi tin tức xung quanh cái chết của Floyd liên tục thông báo trên điện thoại.
Tại Minneapolis, Passmore không quá bất ngờ trước tình trạng bất ổn đang lan rộng khắp thành phố. "Một điều gì đó phải xảy ra để thức tỉnh mọi người về sự bất công. Người dân rất tức giận, đến nỗi họ cảm thấy cay đắng. Nỗi cay đắng ấy thúc đẩy họ tàn phá", cô nói.
Một kiosk của Sở Cảnh sát Los Angeles bị đốt cháy tại trung tâm mua sắm The Grove trong cuộc biểu tình hôm 30/5. Ảnh: AP.
Những người hàng xóm đứng cạnh Passmore, gồm Tanisha Cardon (40 tuổi) và Marcus Ellis (49 tuổi) gật gù tán thành ý kiến trên. Họ không lạ với việc bị cảnh sát làm phiền, cùng quen sống trong khu phố không đẹp và nơi luật pháp không được thực thi tương tự những khu vực khác ở thành phố Minneapolis.
Cardon băn khoăn không biết các cuộc biểu tình sẽ đi đến đâu. "Tôi sợ và chỉ muốn rời đi". Nhưng cô không biết đâu là đích đến. Ngay cả bây giờ, khi ngày càng nhiều chính trị gia da trắng hứa hẹn thay đổi sự phân biệt chủng tộc, cô vẫn cảm thấy hoài nghi.
Passmore nhìn Cardon. "Bạn sẽ đi đâu. Vấn đề như vậy tồn tại ở mọi nơi. Đó là lý do tôi vẫn ở đây", cô nói.
Chính quyền Trump bối rối về cách ứng phó biểu tình Một số cố vấn Nhà Trắng muốn Trump kêu gọi đám đông biểu tình vì vụ George Floyd bình tĩnh, phía còn lại nói ông nên lên án bạo lực. George Floyd, người đàn ông da màu sống tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, tử vong hôm 25/5 sau khi bị cảnh sát da trắng Derek Chauvin ghì đầu gối lên gáy...