Hơn 60 nước theo dõi biến thể phụ Orthrus có khả năng tránh kháng thể ‘phi thường’
Biến thể phụ mới của Omicron là Orthrus đã được phát hiện tại 67 quốc gia. Giới chức Trung Quốc, Mỹ, Anh cảnh báo đây có thể trở thành biến thể lây nhiễm chiếm ưu thế sau 3 năm COVID-19.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Đại học Bang Ohio cảnh báo khả năng trốn tránh kháng thể của Orthrus là “phi thường”.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài Sputnik, tên khoa học của biến thể phụ mới từ biến thể Omicron là CH.1.1 hay còn được biệt danh là Orthrus.
Ngày 31/1, giới chức y tế Trung Quốc cảnh báo biến thể phụ mới có khả năng vượt qua các phản ứng miễn dịch, ngay cả những phản ứng miễn dịch do vaccine tạo ra. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán đợt bùng phát dịch gần đây ở Trung Quốc sẽ ngăn chặn được biến thể Orthrus gây ra làn sóng tái nhiễm.
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho biết: “Mặc dù tăng khả năng chống lại các phản ứng miễn dịch và khả năng lây truyền cao hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đột ngột và tái nhiễm, dân số ở Trung Quốc có mức độ kháng thể trung hòa cao”. tuyên bố.
“Biến thể này sẽ không gây ra đợt bùng phát quy mô lớn trong nước trong thời gian ngắn”, các cơ quan y tế đề cập đến lợi ích miễn dịch từ các đợt lây nhiễm trước đó và nói thêm hai biến thể gây ra làn sóng dịch bệnh hiện tại của Trung Quốc chủ yếu vấn là BA.5.2 và BF.7.
Mặc dù Orthrus có nguồn gốc từ biến thể Omicron nhưng các nhà khoa học cho biết biến thể phụ này mang theo một đột biến hiếm gặp có trong protein gai nhọn mà họ chưa từng thấy kể từ biến thể Delta trước đó. Delta và Omicron phát triển riêng biệt, nên sự xuất hiện của biến thể phụ này là một ví dụ về sự tiến hóa kết hợp.
Một bài phân tích mới đây của các nhà nghiên cứu Đại học Bang Ohio đã đưa ra cảnh báo khả năng trốn tránh kháng thể của Orthrus là “phi thường”. Họ nhận thấy biến thể phụ này có thể tránh được phản ứng miễn dịch do vaccine mRNA hóa trị một và hóa trị hai tạo ra, cũng như các kháng thể được tạo ra do nhiễm BA.4 hoặc BA.5 trước đó.
Tại Vương quốc Anh, Cơ quan An ninh Y tế nước này cho biết Orthrus đứng sau 1/3 số ca nhiễm trong tuần qua. Họ cũng đang theo dõi XBB.1.5, một chủng có nguồn gốc từ Mỹ với tên gọi là Kraken vào năm ngoái hiện gây ra phần lớn các ca mắc ở Mỹ.
Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính chỉ 1,5% ca mắc tại đây là do biến thể phụ Orthrus gây ra.
Ngày 30/1, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ bãi bỏ các tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì COVID-19 tại nước này vào ngày 11/5 tới, gần 3 năm sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp phòng dịch trên diện rộng.
WHO: Giai đoạn khẩn cấp của dịch COVID-19 chưa kết thúc
Ngày 27/1, Ủy ban khẩn cấp về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhóm họp để thảo luận về việc liệu tình hình dịch COVID-19 hiện nay còn tương ứng với mức báo động toàn cầu cao nhất hay không.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 22/10/2022. Ảnh tư liêu: Kyodo/TTXVN
Phát biểu khi bắt đầu cuộc họp của ủy ban, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch vẫn chưa kết thúc vì số ca tử vong vẫn gia tăng, đồng thời cảnh báo rằng ứng phó toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng "vẫn còn hạn chế".
Ông Tedros nói: "Khi chúng ta bước vào năm thứ 4 của đại dịch, chắc chắn chúng ta đang ở vị thế tốt hơn nhiều so với một năm trước, khi làn sóng dịch bệnh (do biến thể Omicron gây ra) lên đến đỉnh điểm và WHO đã ghi nhận hơn 70.000 ca tử vong mỗi tuần".
Theo Tổng giám đốc WHO, tỷ lệ tử vong hằng tuần đã giảm xuống dưới 10.000 ca vào tháng 10/2022 nhưng đã tăng trở lại kể từ đầu tháng 12/2022.
Tổng giám đốc WHO cho biết các vaccine phòng bệnh, xét nghiệm và phương pháp điều trị đóng vai trò quan trọng trong việc cứu mạng sống của các bệnh nhân, ngăn ngừa bệnh trở nặng và giảm bớt áp lực cho các hệ thống y tế và nhân viên y tế. Tuy nhiên, ông cho rằng ứng phó toàn cầu với dịch bệnh vẫn còn lúng túng vì ở nhiều quốc gia, các công cụ mạnh mẽ, cứu mạng này vẫn chưa đến được với những người dân cần nhất - đặc biệt là người già và nhân viên y tế. Ngoài ra, niềm tin của công chúng vào các công cụ phòng chống COVID-19 này đang bị xói mòn bởi "một loạt" thông tin sai lệch và xuyên tạc, trong khi các hệ thống y tế vẫn đang phải vật lộn để đối phó với gánh nặng của COVID-19.
Ủy ban độc lập trên họp 3 tháng một lần để thảo luận về đại dịch và báo cáo với Tổng giám đốc WHO, người sau đó sẽ quyết định liệu COVID-19 có còn là một tình trạng khẩn cấp toàn cầu hay không.
Trên toàn thế giới, gần 665 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 6,7 triệu ca tử vong đã được báo cáo lên WHO. Tuy nhiên, cơ quan y tế này của Liên hợp quốc luôn nhấn mạnh rằng con số thực sẽ còn cao hơn nhiều. Trong khi đó, hơn 13,1 tỷ liều vaccine phòng ngừa COVID-19 đã được sử dụng trên toàn thế giới.
Số ca mắc COVID-19 theo ngày ở Trung Quốc giảm mạnh Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn báo cáo mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC Trung Quốc) cho biết số ca mắc COVID-19 và số lượt khám bệnh tại các phòng khám sốt trên khắp nước này đã đạt đỉnh hồi cuối tháng 12/2022 và hiện đang giảm mạnh. Nhân viên y tế lấy...