Hơn 60 gia đình công nhân sống bằng… đèn dầu!
Chỉ cách TP.Buôn Ma Thuột 20km, cách QL14 khoảng 3km và cách trụ sở Nông trường cao su Phú Xuân 3km; nhưng có một thôn có hơn 60 hộ dân thuộc Nông trường này quản lý đã nhiều năm nay ban đêm sinh hoạt bằng …đền dầu!
Đó là thôn 6, xã Ea Đrơng, huyện CưMga, tỉnh Đắc Lắc. Hiện tại thôn có hơn 60 hộ gia đình là công nhân thuộc Nông trường cao su Phú Xuân quản lý. Đã hơn hai năm nay, người dân ở thôn này phải sống như một ốc đảo biệt lập với thế giới bên ngoài vì … không có điện sinh hoạt. Chỉ cách những thôn khác khoảng 3 – 4km, nhưng ban đêm ít ai qua lại đoạn đường này vì quá tối tăm, mịt mù vườn cao su và sợ cướp giật!
Mỗi gia đình công nhân ở đây phải sắm ít nhất 2-3 cái đèn pin. Nhà nào có điều kiện thì sắm bình ắc quy để phục vụ khi ăn cơm hoặc có việc cần. Phần lớn thời gian còn lại ban đêm là dùng …đèn dầu.
Con em Nông trường phải học bài bằng đèn dầu!
Trao đổi với PV Báo PL&XH, người dân ở đây cho biết: trước đây Nông trường có một trạm thủy điện nhỏ để phục vụ cho thôn. Tuy điện phập phà phập phù và chỉ sáng hơn …đom đóm nhưng cũng gọi là có điện. Nhưng hơn hai năm nay, máy thủy điện hỏng, nông trường không sửa nữa thế là dân trong thôn phải sống bằng đèn dầu!
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Thắng- một công nhân Nông trường – than thở: chúng tôi là những công nhân của nông trường. Hàng tháng, hàng năm các khoản đóng, nộp do nông trường thu. Họ (nông trường -PV) trừ vào tiền lương, tiền thưởng không cần phải hỏi ý kiến công nhân. Thế nhưng ngược lại đời sống công nhân thì lãnh đạo nông trường không để ý tới. Khổ nhất là con cái học hành, dùng đèn pin thì chỉ được vài tiếng đồng hồ. Còn dùng đèn dầu thì các cháu phải dán mắt sát vào sách vở mới thấy đường học. Nhìn con cái học như vậy chúng tôi không cầm được nước mắt!
Những gia đình có điều kiện kinh tế khá hơn thì họ gửi con đi nơi khác học hoặc thuê nhà nơi khác ở. Còn những gia đình không có điều kiện như chúng tôi thì phải chịu và bám trụ ở đây.
Mang tiếng là sống gần thành phố nhưng chúng tôi suốt ngày quần quật ngoài nương rẫy. Ban đêm không có điện thì chỉ có ngủ nên mọi thông tin ngoài xã hội chúng tôi không nắm bắt được gì.
Phương tiện nghe, nhìn duy nhất của Công nhân là chiếc radio
Công nhân ở đây còn phản ảnh: Nông trường Phú Xuân còn thu công nhân nhiều khoản thu bất hợp lý khác.
Trao đổi thông tin trên với chính quyền xã Ea Đrơng, ông MaRai Niê, Chủ tịch xã cho biết: chúng tôi vẫn biết người dân Thôn 6 chịu thiệt thòi vì không có điện. Nhưng chúng tôi không làm gì được vì nhà, đất thì Nông trường quản lý, chúng tôi chỉ quản lý về con người…
Để tìm hiểu và phản ảnh sự việc trên của công nhân, PV đã có hàng chục cuộc điện thoại đến Giám đốc Nông trường cao su Phú Xuân để liên hệ làm việc. Thế nhưng GĐ Nông trường này vẫn không nghe máy?!
Tại sao có việc công nhân sống không có điện? Những khoản thu bất hợp lý của công nhân và những bất cập ở Nông trường này như thế nào? Chúng tôi sẽ điều tra, xác minh và thông tin cho bạn đọc .
Theo PLXH
Bảo vệ nông trường bị tố đánh người gây thương tích
Sáng 28.1, anh Nguyễn Quang Trọng (21 tuổi, ngụ xã Xà Bang, H.Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, vào chiều 27.1, trên đường đi rẫy về, thấy người quen (nhà giáp ranh lô cao su Nông trường cao su Xà Bang) nên anh đứng lại nói chuyện.
Thấy mấy cây cao su còn đang chảy mủ nên anh bước đến xem thì bị 2 bảo vệ của nông trường đến hỏi: "Mày ăn trộm mủ hả". Anh Trọng trả lời chỉ đứng xem nhưng bị 2 bảo vệ này lôi vào trong lô cao su đánh bằng gậy, nhị khúc. Một bảo vệ cầm cả tô mủ úp lên đầu anh Trọng, rồi đập mạnh vào tai, khiến anh bị thương nặng.
Chỉ vì can ngăn, anh Vũ bị bảo vệ đánh gãy tay - Ảnh:N.L
Anh Lê Thanh Vũ (36 tuổi, ngụ Đồng Nai, anh họ của Trọng) đi ngang qua thấy vậy liền vào can ngăn cũng bị 2 bảo vệ này đánh gãy tay và nhiều vết thương bầm tím người. Anh Nguyễn Hữu Triều (30 tuổi, ngụ TP.HCM) và anh Nguyễn Văn Tài (34 tuổi, ngụ xã Xà Bang) vào hòa giải cũng bị bảo vệ đánh phải đi bệnh viện cấp cứu.
Một người dân gần đó chứng kiến vụ việc cho biết: "Bảo vệ ở đây cứ nghi ai trộm mủ là đánh. Đã xảy ra nhiều vụ gây thương tích nhưng chưa thấy ai xử lý".
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an xã Xà Bang đã đến hiện trường thu giữ một số dụng cụ của bảo vệ dùng đánh người. Một cán bộ công an xã cho biết: "Tối cùng ngày (27.1), bảo vệ nông trường mang lên cho chúng tôi một xô nhựa đựng hơn một ký mủ cao su, nói là tang vật của vụ trộm. Hiện nay, do các nạn nhân bị đánh trọng thương, đang điều trị tại bệnh viện nên chúng tôi chưa thể lấy lời khai được".
Trao đổi qua điện thoại, ông Huỳnh Quang Trung, Giám đốc Nông trường cao su Xà Bang, cho biết vẫn chưa thể xác định được lỗi do ai đánh trước. Hiện bảo vệ nông trường cũng có 2 người bị đánh gây thương tích và đang điều trị tại bệnh viện.
Theo Thanh Niên
Bảo vệ lộng hành? Nhiều người dân xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo - Bình Dương gửi đơn tố cáo bảo vệ nông trường cao su liên tiếp đánh trẻ em, gài bẫy người lao động, bắn súng vô cớ giữa đêm khuya... Cháu Hoa cùng mẹ làm đơn tố cáo bị bảo vệ Nông trường Cao su Bố Lá hành hung Có ít 5 người dân...