Hơn 550 công ty toàn cầu vẫn kinh doanh tại Nga
Sự hiện diện của họ ở Nga dường như làm suy yếu sự thống nhất chính trị của các nước phương Tây, những quốc gia trong nhiều tháng đã tìm cách cắt giảm doanh thu của Điện Kremlin.
Theo một báo cáo mới của Đại học Yale ngày 20/1, hơn 550 công ty quốc tế, trong đó có nhiều công ty đến từ châu Âu, vẫn đang kinh doanh ở Nga, bất chấp áp lực của công chúng để rút khỏi nước này sau cuộc xung đột với Ukraine.
Trong số này, 223 công ty được coi là đang hoạt động kinh doanh bình thường, bao gồm các công ty nổi tiếng từ Italy (Boggi, Benetton, Calzedonia), Pháp (Clarins, Etam, Lacoste), Đức (Siemens Healthineers, B. Braun) và Hà Lan (Philips).
Danh sách kinh doanh như bình thường cũng có sự góp mặt của một số công ty nổi tiếng của Mỹ, như Tom Ford, Tupperware và TGI Friday’s, cũng như nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, như Alibaba, Tencent và ZTE, cùng các hãng vận tải hành khách hàng không, như Emirates Airlines, Egyptair, Qatar Airways và hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ.
Những số liệu trên được tổng hợp và cập nhật thường xuyên bởi các chuyên gia tại Đại học Yale, nhóm đã theo dõi các thông báo của công ty kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022.
Dữ liệu của Yale cho thấy: Hơn 160 công ty đã thông báo hoãn hoạt động trong tương lai nhưng hiện vẫn tiếp tục kinh doanh ở Nga; 170 công ty đã thu hẹp một số hoạt động quan trọng nhưng vẫn tiếp tục những hoạt động khác; hơn 490 công ty tạm thời cắt giảm hầu hết hoạt động ở Nga nhưng vẫn duy trì một số lựa chọn để kiếm lợi nhuận tài chính; 341 công ty đã tạm dừng hoàn toàn các cam kết ở Nga.
Trong số các hãng vẫn “câu giờ” ở Nga có nhiều công ty tên tuổi của cả EU và G7 như AstraZeneca, Unilever (Anh), Barilla, Giorgio Armani (Italy), Bayer,Merck (Đức), BlaBlaCar, Engie,Total Energies,Yves Rocher (Pháp), ING Bank (Hà Lan), Nestle (Thụy Sĩ), Red Bull (Áo).
Video đang HOT
Những công ty đang trong quá trình “thu nhỏ” là Adobe (Mỹ), Allianz (Đức), công ty mẹ của Google là Alphabet (Mỹ), Bosch (Đức), Coca-Cola (Mỹ), Duolingo (Mỹ) , Eni (Italy), Ferrero (Italy), JPMorgan (Mỹ), Microsoft (Mỹ), rsted (Đan Mạch), Pirelli (Italy), Spotify (Thụy Điển), Toyota ( Nhật Bản) và Vattenfall (Thụy Điển).
Hiện không rõ các công ty này kiếm được bao nhiêu lợi nhuận thông qua các hoạt động tại Nga, do nền kinh tế nước này bị gián đoạn thương mại do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra.
Tuy nhiên, sự hiện diện liên tục của họ ở Nga dường như làm suy yếu sự thống nhất chính trị của các nước phương Tây, những quốc gia trong nhiều tháng đã tìm cách cắt giảm doanh thu của Điện Kremlin.
“Các biện pháp trừng phạt của chúng tôi không bắt buộc các công ty phải rời khỏi Nga, nhiều doanh nghiệm đã quyết định tự rời đi. Những công ty ở lại không có nghĩa là họ vi phạm các lệnh trừng phạt của EU – miễn là họ không tham gia vào các lĩnh vực hoặc với các thực thể đang bị trừng phạt”, một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu bình luận những phát hiện trên của Yale.
Theo nhóm chuyên gia của Yale, 493 công ty quốc tế vẫn trong tình trạng “đình chỉ”, có nghĩa là họ đã tạm dừng hoặc đình chỉ phần lớn các hoạt động thương mại, bán hàng, vận chuyển, đặt chỗ, giao dịch tài chính và các dịch vụ khác liên quan đến Nga, nhưng không cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Moskva.
Trong số 341 công ty đã rút hoàn toàn khỏi Nga, có Accenture (Ireland), Aldi (Đức), Asda (Anh), Deloitte (Mỹ), Deutsche Bank (Đức), Equinor (Na Uy), Heineken (Hà Lan), IBM (Mỹ), Ikea (Thụy Điển), Lufthansa (Đức), McDonald’s (Mỹ), Mercedes-Benz (Đức), Netflix (Mỹ), Nike (Mỹ), Nissan (Nhật Bản), Nokia (Phần Lan), Renault (Pháp) và Vodafone (Anh).
Đồng USD mạnh gây 'sóng gió' cho các doanh nghiệp Mỹ
Đồng USD tăng giá đang làm suy yếu những loại tiền tệ khác và tàn phá các nền kinh tế trên thế giới, nhưng nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đối với hàng xuất khẩu của Mỹ, khiến các doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại nặng nề.
Đồng USD mạnh hơn so với nhiều đồng tiền khác khiến một số doanh nghiệp Mỹ sụt giảm doanh thu. Ảnh: Reuters
Theo nhận định của báo Deutsche Welle (Đức) mới đây, đồng USD vẫn nguy cơ tăng giá và đối với phần lớn thế giới, đây là một thảm kịch, khi tiền tệ trên toàn cầu mất giá và kết quả là các nền kinh tế rơi vào tình trạng căng thẳng. Nhưng chính một số công dân, doanh nghiệp Mỹ cũng đang cảm thấy "đau đớn" vì vấn đề này.
Cụ thể, một số doanh nghiệp Mỹ đang gặp khó khăn về doanh thu do "đồng bạc xanh" tăng giá mạnh. Trong khi khách du lịch Mỹ có thể được tận hưởng kỳ nghỉ giá rẻ ở Anh và Nhật Bản, các nhà nhập khẩu được hưởng lợi do hàng hóa rẻ hơn từ nước ngoài, thì các nhà xuất khẩu và doanh nghiệp Mỹ có hoạt động quốc tế đang gặp thua lỗ do sản phẩm và dịch vụ của họ trở nên quá đắt đối với người mua nước ngoài.
Carla Norfleet Taylor, Giám đốc cấp cao và trưởng bộ phận nghiên cứu về các công ty Mỹ tại Fitch Ratings, nói: "Nhiều công ty đã phải điều chỉnh báo cáo lợi nhuận của họ do những biến động của tiền tệ".
Báo cáo thu nhập quý III/2022 cho thấy kết quả không mấy khả quan từ nhiều doanh nghiệp Mỹ. Với một vài nhân tố đang tạo cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội trên khắp thế giới và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất, giá trị của đồng USD sẽ càng trở nên mạnh hơn. Các nhà phân tích cho rằng điều này khiến cho chi phí phát sinh của một số công ty có thể lên đến hàng chục tỷ USD.
Nơi trú ẩn an toàn
Theo tờ Wall Street Journal, đồng USD đã tăng hơn 16% vào năm 2022 so với nhiều đồng tiền khác. Tuần trước, đồng yên Nhật đã giảm xuống mức thấp nhất trong 32 năm so với đồng USD trước khi Tokyo được cho là đã can thiệp để hỗ trợ đồng tiền này. Đồng bảng Anh cũng đạt mức thấp nhất lịch sử vào tháng trước, hiện giảm 16% so với đầu năm, trong khi đồng euro tăng hơn 13% so với đầu năm.
Đồng USD đã tăng mạnh trong năm qua do nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu và các hành động của Mỹ đã khiến đồng tiền này trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Đồng USD được coi là nơi trú ẩn an toàn trước sự hỗn loạn tài chính. Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và cuộc xung đột Nga - Ukraine, cũng như nỗi sợ hãi về suy thoái đang diễn ra, đã thúc đẩy các nhà đầu tư mua USD, vốn có xu hướng dao động ít hơn so với các loại tiền tệ khác.
Chuyên gia Taylor giải thích: "Với nền kinh tế suy yếu trên toàn thế giới, các nhà đầu tư đang tìm kiếm một nơi nào đó an toàn, một nơi nào đó để phòng thủ".
Chiến dịch tích cực của Fed nhằm kiềm chế lạm phát cao trong 40 năm ở Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng. Nhưng sự tăng giá của đồng USD đã gây thiệt hại sâu sắc cho các nền kinh tế trên toàn cầu, phần lớn do là đồng tiền thiết yếu trong nền kinh tế toàn cầu. Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, "khoảng một nửa thương mại quốc tế được lập hóa đơn bằng đồng USD và khoảng một nửa trong tổng số các khoản vay quốc tế được tính bằng đồng USD".
Khi đồng USD tăng giá, các quốc gia sẽ đối mặt với căng thẳng tài khóa, tháo vốn và tăng trưởng suy yếu do chi phí nhập khẩu và thanh toán nợ đối với các doanh nghiệp và chính phủ tăng lên.
Tuy nhiên, không phải tất cả công dân và doanh nghiệp Mỹ đều là những người hưởng lợi từ đồng USD mạnh. Du khách Mỹ có thể đang tận hưởng những kỳ nghỉ có chi phí rẻ nhất trong một phần tư thế kỷ bởi vì tiền mặt của họ ở nước ngoài có giá hơn, nhưng mặt trái về thiệt hại kinh tế là việc kinh doanh của một số công ty Mỹ ở nước ngoài trở nên kém hơn.
Khoảng 30% thu nhập của các công ty Mỹ đến từ bên ngoài, vì vậy nhiều nhà xuất khẩu Mỹ và các công ty có chi nhánh quốc tế của Mỹ đang cảm thấy bị ảnh hưởng bởi nhu cầu nước ngoài giảm.
Bà Taylor cho biết: "Đồng USD mạnh đang làm suy yếu nhu cầu đối với các sản phẩm của Mỹ vì các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi tương đối đắt hơn so với các sản phẩm sản xuất trong nước của nhiều quốc gia trong bối cảnh các nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu".
Theo bà Taylor, một số lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các nhà sản xuất ô tô, công ty công nghệ và hóa chất của Mỹ do mức độ tiếp xúc quốc tế của họ. Những tập đoàn Mỹ như nhà sản xuất phần mềm Microsoft, tập đoàn bán buôn Costco và công ty phần mềm Salesforce là một trong số các doanh nghiệp lưu ý rằng những bất ổn tiền tệ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.
Nhiều công ty khác cũng đã đổ lỗi cho "đồng bạc xanh" dẫn đến doanh số bán hàng sụt giảm một lần nữa trong quý này. Trong khi công ty hàng tiêu dùng Proctor&Gamble hoạt động tốt hơn dự kiến trong quý 3, công ty đã trải qua đợt sụt giảm doanh số hàng năm đầu tiên sau 5 năm, đổ lỗi cho đồng USD mạnh đã ảnh hưởng đến thu nhập và đã hạ mức dự báo doanh thu hàng năm của mình.
Dịch vụ truyền hình Netflix và công ty chăm sóc sức khỏe Johnson & Johnson cũng trong hoàn cảnh tương tự, trong khi Microsoft chứng kiến mức tăng trưởng chậm nhất trong 5 năm, với biến động tiền tệ làm giảm doanh thu khoảng 2,3 tỷ USD.
Bà Taylor kết luận: "Với lãi suất tiếp tục tăng ít nhất là trong năm nay, cùng với lạm phát và suy thoái toàn cầu, có vẻ như có nguy cơ đồng USD sẽ mạnh lên liên tục trong một thời gian dài".
Kazakhstan tìm cách thu hút các công ty nước ngoài rút khỏi Nga Chính phủ Kazakhstan đang tìm cách kêu gọi các công ty nước ngoài muốn tránh các lệnh trừng phạt từ phương Tây nhằm vào Nga. Nhiều công ty nước ngoài đang rút khỏi Nga do cuộc xung đột với Ukraine. Ảnh: Inventure.com.ua Theo trang tin Eurasianet ngày 26/10, khi các công ty nước ngoài tìm cách rời khỏi Nga, quốc gia đang bị...