Hơn 5.400 người từ bỏ quyền công dân Mỹ, hộ chiếu Mỹ không nằm trong top 20 cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới
Hộ chiếu của nước Mỹ đứng thứ 35 trong bảng xếp hạng bằng với Slovenia về quyền đi lại không cần visa đến 174 quốc gia. Mỹ được điểm thấp do chính sách thuế đánh lên người dân sống ở nước ngoài và một loạt các quy định ràng buộc khác.
Hơn 5.400 người từ bỏ quyền công dân Mỹ, hộ chiếu Mỹ không nằm trong top 20 cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới
Gần đây, Nomad Capitalist – một công ty cung cấp dịch vụ cho người làm việc ở nước ngoài đã lập một bảng xếp hạng bao gồm 199 quốc gia về “giá trị quyền công dân” của các quốc gia đó. Ngoài quyền đi lại miễn visa, tiêu chí để phía Nomad Capitalist đánh giá còn có khoản thuế mà quốc gia đó đánh lên công dân sống ở nước ngoài, danh tiếng toàn cầu, quyền tự do nhân và dân sự, khả năng nắm giữ nhiều hộ chiếu cùng một lúc. Điều đặc biệt là, giấc mơ Mỹ không có trong nhóm đầu bảng, thậm chí là top 20.
Theo đánh giá của Nomad Capitalist dựa trên các tiêu chí kể trên, hộ chiếu công dân Thụy Điển là cuốn hộ chiếu thèm khát nhất trên thế giới. Theo sau là một loạt các quốc gia châu Âu. Hộ chiếu Thụy Điển cho phép công dân đến 176 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà không cần visa. Bên cạnh đó, người Thụy Điển sống ở nước ngoài còn có thể dễ dàng rời Thụy Điển với mức thuế cao để sống ở một nơi khác để đóng thuế thấp hơn.
Video đang HOT
Bảng xếp hạng này cũng nằm trong một hoạt động của công ty với mục tiêu đem lại cho những người giàu trên thế giới giảm gánh nặng thuế bằng cách di chuyển ra nước ngoài, duy trì quyền công dân và đầu tư vào nước ngoài như một cách để tăng trưởng tài sản nhanh hơn. Công ty này cũng tư vấn cho khách hàng sở hữu hộ chiếu quốc gia thứ hai mọi lúc có thể.
Qua lăng kính này, những cuốn hộ chiếu từng được cho là quyền lực nhất thế giới (như Đức, Anh, Mỹ) lại nằm dưới nhiều quốc gia ở châu Âu. Mẫu số chung của những quốc gia này là không có thuế đánh vào thu nhập của người dân không kể họ sống ở đâu.
Theo báo cáo của một công ty luật, năm ngoái, hơn 5.400 người từ bỏ quyền công dân Mỹ, nâng số người từ bỏ quyền công dân Mỹ hàng năm lên một đỉnh mới – tăng 26% so với năm 2015. Trong số các lý do, có vẻ như số lượng các khoản phạt nước ngoài ngày càng gia tăng trong 20 năm qua khiến cho số người từ bỏ quyền công dân Mỹ ngày càng nhiều.
Hộ chiếu của nước Mỹ đứng thứ 35 trong bảng xếp hạng bằng với Slovenia về quyền đi lại không cần visa đến 174 quốc gia. Mỹ được điểm thấp do chính sách thuế đánh lên người dân sống ở nước ngoài và nhận thức của thế giới về nước Mỹ.
Thước đo cuối cùng dựa trên giá trị mà một quốc gia và công dân của họ nhận được trên toàn thế giới. “Bên cạnh việc phải nộp thuế thu nhập trên toàn thế giới, một công dân Mỹ còn phải tuân thủ một loạt các quy định khi ở nước ngoài. Một cuốn hộ chiếu bị theo dõi được cho là ít giá trị hơn một cuốn hộ chiếu tương đương ở châu Âu mà không phải chịu ràng buộc”, Henderson – người có vài ngôi nhà ở nước ngoài chia sẻ.
Trong bộ đo tự do của Nomad có nghĩa vụ quân đội, sự giám sát của chính phủ, luật lệ ràng buộc công dân không phải là cư dân, tỷ lệ giam giữ, chỉ số tự do báo chí và chỉ số tự do kinh tế.
(Theo Cafef)
Số người bỏ quốc tịch Mỹ tăng cao kỷ lục
Theo số liệu thống kê chính thức, tỷ lệ công dân Mỹ từ bỏ quốc tịch trong năm 2016 tăng cao đột biến, đạt mức kỷ lục mới, chủ yếu do liên quan đến vấn đề thuế.
Hộ chiếu Mỹ.
Theo Telegraph, số liệu đăng ký Liên bang Mỹ (UFR) cho thấy, 5.411 người từ bỏ quốc tịch Mỹ năm 2016, tăng 26% so với năm 2015.
Nguyên nhân chính là do các quy định liên quan đến thuế. Người Mỹ dù sống ở nước ngoài vẫn phải có trách nhiệm đóng thuế. Tuy vậy, hầu hết trường hợp họ không phải nộp vì có thể bù vào khoản trả cho người thu ở nước sở tại.
Những người có thu nhập cao hơn phải nộp cho Sở thuế vụ Mỹ, kể cả sau khi họ đã trả thuế thực cho chính phủ nơi họ đang sinh sống. Hơn nữa, họ cũng phải nộp bản khai thu nhập mỗi năm, bất kể khoản tiền nào kiếm được.
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson mới từ bỏ quốc tịch Mỹ.
Người Mỹ sống ở nước ngoài cũng phải đóng thuế cho bất kỳ khoản tiền lãi nào họ có được nhờ bán nhà, ngay cả khi họ không có ý định tiếp tục sống ở Mỹ.
Những dự luật thông qua năm 2010 càng khiến cho cuộc sống của người mang quốc tịch Mỹ ở nước ngoài trở nên khó khăn hơn.
Đa số những người từ bỏ quyền công dân Mỹ là người "có quốc tịch trong trường hợp ngẫu nhiên". Họ trở thành người Mỹ khi được sinh ra trên đất Mỹ, ngay cả khi sống cả đời ở nước khác.
Trong danh sách từ bỏ quốc tịch Mỹ năm ngoái, đáng chú ý có tên của Ngoại trưởng Anh Boris Johnson. Ông Johnson sinh ra ở New York.
Theo Danviet
Bộ trưởng Indonesia mất chức vì có hai quốc tịch Tổng thống Indonesia cách chức bộ trưởng năng lượng nước này sau khi phát hiện ông có cả hộ chiếu Indonesia và Mỹ. Ông Arcandra Tahar. Ảnh: Jakarta Post. Arcandra Tahar, từng sống 20 năm ở Mỹ, bị cách chức bộ trưởng năng lượng vào cuối ngày 15/8 do ông có hai quốc tịch. Pháp luật Indonesia không cho phép cá nhân mang...