Hơn 50.000 sinh viên nghỉ học vì nam tiếp viên và giáo viên tiếng Anh nhiễm COVID-19
Sinh viên toàn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM phải nghỉ học, trong khi 23.000 sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng phải nghỉ vì bệnh nhân 1342 (nam tiếp viên Vietnam Airlines) và bệnh nhân 1347 (giáo viên tiếng Anh).
Toàn bộ sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM phải nghỉ học vì bệnh nhân 1342 – Ảnh: M.G.
Ông Nguyễn Quốc Anh – phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ( HUTECH) – cho biết trường đã thông báo cho hơn 30.000 sinh viên toàn trường nghỉ học từ 2 đến 6-12. Thời gian đi học trở lại tùy thuộc vào hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM.
Ngoài thông báo, trường cũng gửi tin nhắn cho gia đình sinh viên về thời gian nghỉ học để phòng chống COVID-19.
Trước đó, trong ngày 22-11, bệnh nhân 1342 có đến Trường ĐH Công nghệ TP.HCM học. Bệnh nhân này là sinh viên năm nhất hệ từ xa ngành ngôn ngữ Anh của trường. Ngoài học trên lớp, bệnh nhân 1342 còn học luyện ngữ âm với giảng viên.
Ông Quốc Anh cho biết tối 1-12, hai giảng viên đã được đưa đi cách ly tập trung. 25 sinh viên cũng sẽ được Trung tâm kiểm soát bệnh tật đưa đi cách ly.
Sáng 2-12 toàn trường sẽ được phun xịt khử khuẩn để phòng chống dịch.
Trước đó, nhiều trường tiểu học, THPT tại một số quận của TP.HCM cũng đã cho học sinh nghỉ một phần hoặc toàn bộ vì có người tiếp xúc với bệnh nhân 1347 (bị lây từ bệnh nhân 1342).
Trong khi đó theo thông tin từ Trường ĐH Tôn Đức Thắng , sinh viên T.H.T. (khoa điện – điện tử) có tham gia lớp học Anh văn do bệnh nhân 1347 giảng dạy tại quận 10, buổi học cuối cùng là tối 24-11.
Sau khi có thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã đưa sinh viên trên đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm.
Video đang HOT
Từ ngày 24 đến 28-11, T. có vào trường tham gia 4 buổi học ở các lớp có từ 40-70 sinh viên, có đi lại trong trường, sử dụng thang máy, thang bộ.
Trong những ngày nói trên, do việc học tập ở trường vẫn diễn ra bình thường, số sinh viên đông nên việc xác định những người thuộc diện F2 rất khó khăn.
Trước mắt trường cho giãn cách, tạm ngưng học tập trung tại cơ sở chính của trường – cơ sở Tân Phong (Q.7, TP.HCM), nơi có khoảng 23.000 sinh viên đang học tập, từ ngày 2 đến 6-12, chuyển sang học online (trực tuyến), hạn chế tối đa việc tập trung đông người.
ĐH Khoa học tự nhiên đóng cửa ký túc xá 135B
Sáng nay 2-12, ThS Phùng Quán – trưởng phòng thông tin – truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay trong hai ngày 2 và 3-12, nhà trường tạm thời đóng cửa ký túc xá 135B, chờ kết quả của y tế và truy vết của các F1. Hiện ký túc xá này đang có khoảng 300 sinh viên nội trú.
Trước đó tối 1-12, nhà trường cho biết đã xác định tại ký túc xá 135B Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) có 2 sinh viên là F1 của bệnh nhân 1347. Hai trường hợp này đã được đưa đi cách ly tập trung.
15 sinh viên tại 3 phòng 505, 228 và phòng 211 ký túc xá được xác định là F2 cũng được cách ly tại chỗ, ngoài ra 2 sinh viên khác là F2 đang cách ly tại nhà ở Q.Tân Bình (TP.HCM).
Những gia đình 'vật vã' vì con thi cuối cấp
Cứ sáng thứ 7, chủ nhật là chị Hải Đường lại vất vưởng ở một quán cà phê cách lớp học thêm khoảng 50m để 'gác cửa', chống con trai trốn học.
Hải Dương - con trai chị Đường đang học lớp 9. Ngay từ khi con mới lên cấp 2, người mẹ này xác định phải thi được vào một trường cấp 3 "loại tốt" nên đã tạo áp lực từ sớm, đề phòng cậu con chểnh mảng, học lên cao sẽ càng đuối.
"Giờ thi lên cấp 3 khó hơn đại học, lơ là là hỏng ngay", chị nêu quan điểm với chồng khi anh phàn nàn và xót xa vì con học thêm quá nhiều.
Ngay sau khi kết thúc kỳ một năm lớp 6, chị Đường đã tìm các thầy cô "có tiếng" dạy Toán, Văn, Ngoại ngữ cho con đi học thêm, dù xa cũng không nản. Sau giờ tan học, chị đứng sẵn ở cổng trường chở con đến các lớp luyện, mưa to nắng cháy cũng không nghỉ buổi nào. Cả tuần, cậu bé Dương chỉ được nghỉ sáng và chiều ngày thứ 7, tối lại học tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ.
Đến đầu năm lớp 9, khi bà mẹ quá sốt ruột nên tăng gấp đôi thời gian học thêm cho cậu bé, mỗi môn hai thầy. Hải Dương lập tức "nổi loạn". Cậu hét lên: "Ngoài học, mẹ có cho con được sống không?". Từ lần đó, Dương xin mẹ tự đi xe đạp điện đến lớp nhưng giữa buổi là cậu trốn học, chạy đi đá bóng, mua truyện tranh.
Nặng lời hay nhỏ nhẹ không thu về kết quả, chị Đường họp gia đình để làm tư tưởng cho con trai: "Ngoài thầy cô, vào trường tốt con được học với những bạn giỏi giang, thông minh. Bạn bè sẽ hỗ trợ, đồng hành rất tốt với con sau này. Giàu vì bạn, sang vì vợ là vậy con ạ".
Phụ huynh xem điểm thi vào một trường THPT trọng điểm tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Hải Hiền.
Để tiếp tục thực hiện kế hoạch, chị Đường lên tận phòng hiệu trưởng xin cho con không học bán trú buổi chiều. Thay vào đó chị mời thầy cô giỏi, bố trí lớp học thêm ngay tại nhà để con không phải di chuyển xa, tránh mệt mỏi. Trước bàn học của Dương, chị còn ghi dòng chữ "Không nỗ lực toàn diện thì chỉ trông chờ vào may mắn!", với mong muốn con hiểu và nỗ lực hết mình.
Tháng đầu tiên, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Sang tháng thứ 2, Dương nhiều lúc đang học xin thầy ra ngoài rồi không thấy về. Thầy cô gọi điện phản ánh, chị Đường lại bỏ dở việc cơ quan nháo nhác đi tìm con. Khi tìm thấy Dương, lúc cậu đi đá bóng, lúc trong hiệu sách đọc truyện.
Càng gần cuối năm học chị Đường càng lo lắng vì kỳ thi quan trọng sắp tới. Để chắc chắn con không bỏ học đi chơi giữa chừng, chị thay đổi kế hoạch, dồn tất cả các buổi học thêm vào cuối tuần, mẹ đưa đi và ngồi canh cửa lớp cho đến khi tiết học kết thúc. Bạn bè rủ rê đi chơi chị đều báo bận.
"Chồng còn đùa tôi như mật thám, suốt ngày rình mò con. Nhưng để cháu đi đúng lộ trình, tôi không có cách nào khác", người mẹ bộc bạch.
Nửa năm tập trung cho con ôn luyện cấp 3, chị Đường giảm mất 3 kg, hai mắt trũng sâu vì thiếu ngủ. Công việc tại cơ quan cũng bê trễ vì đi muộn về sớm giám sát con trai.
Nhiều lần, cậu con thứ hai mè nheo việc mẹ không đưa đi chơi cuối tuần, chị từ chối thẳng thừng và còn cảnh báo: "Vài năm nữa đến lượt anh đấy". Nghe thấy vậy, cậu bé òa khóc, nhất quyết xin mẹ cho đúp với lý do "Con không muốn học như anh đâu, mệt lắm".
Khác nhà chị Đường, bé Phương Ly, con chị Thu Hằng (Cầu Giấy, Hà Nội) năm nay mới hết cấp 1, chuẩn bị thi lên cấp 2 nhưng ngay từ nhỏ đã nhận thức tầm quan trọng của việc học. "Không có chuyện thiếu ý chí, khát vọng mà lại cho kết quả tốt đâu", cô bé 11 tuổi nhắc đi nhắc lại câu nói của mẹ mỗi khi ai hỏi sao học thêm nhiều thế.
Để thi vào một trường công trọng điểm của thành phố, chị Hằng đã định hướng học thêm cho con ngay từ cuối năm lớp 4. Thời điểm này, Ly cùng với hơn 200 bạn khác thi vào một lò luyện Toán để phân loại lớp. Đề thi có tổng 10 câu trong đó có 3 câu nằm trong chương trình ở lớp còn lại 7 câu hoàn toàn mới. Cô bé ngồi được 30 phút, ra khỏi phòng thi thử liền bật khóc nức nở vì không hiểu gì .
"Chả hiểu học hành trên lớp kiểu gì mà toàn 9 với 10, ra ngoài trung tâm thi thử toàn trứng với gậy", người mẹ 37 tuổi thở dài và thấy quyết tâm tìm thầy luyện cho con là chính xác.
Theo chị Hằng, nếu không đỗ vào trường công thì phải cho con học trường tư đóng nhiều tiền. Gia đình chị không đủ khả năng chi trả 6-7 triệu/tháng cho con theo học nên phải đầu tư thời điểm này. "Trường công chất lượng cao gần nhà giờ cũng một chọi mười mấy, gay cấn hơn thi đại học", người mẹ thở dài.
Dịch Covid-19, các lớp học thêm của con gái đều tạm nghỉ, Ly có nhiều thời gian rảnh hơn. Một lần thấy con lôi truyện tranh ra đọc trong giờ mẹ quy định học, chị Hằng mang toàn bộ 100 quyển truyện của con ra sân đốt sạch với lý do: "Truyện không giúp con học giỏi hơn".
Sau nghỉ dịch, lịch học của Ly trở nên dày đặc để theo kịp chương trình. Các lớp học thêm học bù dẫn tới trùng nhau. Có thời điểm cô bé 10 tuổi vừa ngồi trên xe máy mẹ đèo vừa làm bài thi online của lớp Toán, trong khi mới kết thúc lớp học Văn trước đó. Sau bài kiểm tra làm vội trên đường, Ly còn tiếp tục tham gia một lớp tiếng Anh khác cách nhà tầm 10 km.
Để phục vụ con học tập, chị Hằng trở thành xe ôm, đi đến đâu mẹ cũng đưa đón. Gần đây thấy con mệt mỏi, chị lên diễn đàn dành cho cha mẹ hỏi bí quyết tỉnh táo trước kỳ thi. Nhiều người khuyên nên để con nghỉ ngơi, chị gạt đi: "Nước đến chân rồi, nghỉ ngơi sao được".
Ngoài đầu tư tiền bạc, ở nhà người mẹ này cũng tạo không gian tốt nhất cho con học tập. Tivi nửa năm nay mốc meo vì không sử dụng, điện thoại cá nhân chị và chồng cũng cài chế độ im lặng sợ tiếng ồn ảnh hưởng đến chuỗi suy nghĩ của con. Chị còn học nấu những món ăn mát mẻ ít đường thay vì chiên xào nhiều dầu mỡ để con có cơ thể nhẹ nhõm, tránh đầy bụng. Thời gian này, chị Hằng cũng cáo bận về quê thăm bố mẹ dù trước đó cứ cách tuần lại về một lần.
Kỳ tuyển sinh tới, chị mua 10 bộ hồ sơ tại các trường khác nhau đăng ký cho con gái, từ trường công đến trường tư. "Cứ thi cho chắc ăn", chị nói với con. Từ đầu tháng 6, trung bình một tuần Ly thi một trường. Hai trường đầu tiên kết quả thiếu 0,5 điểm, mẹ đều than trời, dồn sức ép con học thi những trường tiếp theo. May mắn đến trường thứ 3 khi biết điểm đỗ, chị mới dám hủy tất cả những trường còn lại để con có thời gian nghỉ ngơi sau chuỗi ngày dài chỉ biết học tập và ôn luyện.
Người mẹ này cho biết, chị không phải trường hợp cá biệt khi tạo áp lực học hành cho con bởi giờ bọn trẻ đều thông minh, gia đình nào cũng đầu tư mạnh, bạn nào cố gắng sẽ có kết quả tốt hơn.
"Thời tôi từ cấp 1 lên cấp 2 rất đơn giản, ngồi tại trường thi Toán Văn là xong, trừ những bạn thi riêng sang trường chuyên. Còn giờ thì thấy bạn nào cũng hùng hục học như thi chuyên cả lượt", nói rồi chị chép miệng.
Nam sinh viên tử vong với con dao cắm vào ngực ở quận 9 Một sinh viên đang đi xe máy trên đường tại quận 9, TP.HCM thì tử vong, con dao cắm sâu vào ngực. Đến cuối giờ chiều 23-7, các đơn vị nghiệp vụ liên quan Công an quận 9, TP.HCM vẫn đang điều tra làm rõ nguyên nhân một nam sinh tử vong với con dao cắm trên ngực. Công an khám nghiệm hiện...