Hơn 500 người túc trực ở bờ đê, “chiến đấu” với cát tặc
3 ngày nay, hơn 500 người dân thôn Tri Lễ và thôn Hữu Trung (Hà Thanh, Tứ Kỳ, Hải Dương) bỏ hết việc đồng áng, tập trung ở bờ đê Sông Luộc để canh cát tặc. Một chiếc tàu đã bị chìm, người dân bao vây giữ hiện trường, chờ cơ quan chức năng.
Có mặt tại bờ đê bao dọc sông Luộc – địa phận xã Hà Thanh, nơi đang diễn ra “cuộc chiến” của hơn 500 người dân thôn Tri Lễ, thôn Hữu Trung tập trung giữ đê, tuyên chiến với cát tặc, người dân ở đây cho biết, hàng đêm có đến hơn chục con tàu vào hút cát trái phép khiến nhân dân mất ăn mất ngủ. Gần 4 năm nay, tình trạng này ngày càng phức tạp, hoạt động của cát tặc trở nên công khai.
Dân đã kiến nghị lên chính quyền, “dằn mặt” cát tặc bằng việc đốt tàu, nhưng tình hình không vì thế mà được hạn chế. Bãi bồi sông Luộc nay đã thành bãi lở, hàng chục ha ruộng bị sạt lở, xóa mất, bờ đê báo có nguy cơ bị xâm hại.
Trước đó ngày 27/11, một tàu khai thác cát đã bị chìm trên sông Luộc. Chủ tàu cho rằng chính người dân đã tràn lên tàu, đánh bị thương thuyền viên, làm tàu bị chìm. Tuy nhiên phía người dân lại khẳng định do tàu khai thác cát quá nặng mà tự chìm. Vụ việc này đến nay vẫn đang được điều tra. Người dân bảo vệ nghiêm ngặt vị trí tàu chìm để cơ quan chức năng làm rõ.
Từ 3 ngày nay, người dân đã ra ở bờ này túc trực ngày đêm không cho cát tặc khai thác. “Cuộc chiến” giữa dân và cát tặc trở nên vô cùng phức tạp. PV Dân trí ghi nhận lại một số hình ảnh của “cuộc chiến” này.
Hàng trăm người dân tập trung bảo vệ đê bờ đê canh cát tặc
Người dân chuẩn bị vật liệu, lều bạt để ra đê ở
Cụ già 82 tuổi đánh trống báo hiệu tàu cát vào khai thác trái phép
Video đang HOT
Vị trí xảy ra vụ chìm tàu ngày 27/11, người dân giữ để làm bằng chứng với cơ quan chức năng
Tàu cát hướng vào dân, người trên tàu ném vỏ chai, vật lạ vào dân
Dân chuẩn bị rơm đốt bên bờ sông để phản đối không cho tàu vào khai thác
Người dân dùng thuyền thúng xuống sông đuổi tàu
Ruộng bị ngoạm mất do tàu vào hút cát gây sạt lở
Bờ sông sạt lở nặng, ruộng bị mất do nạn cát tặc
Hàng chục công an đã xuống hiện trường kiểm soát tình hình.
Thu Hằng
Theo Dantri
Bờ sông sạt lở, dân chênh vênh bên miệng "thủy thần"
Hàng chục hộ dân thôn A Sóc, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị sống cạnh dòng sông Sê Păng Hiêng đang bị đe dọa từng ngày do tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra với tốc độ quá nhanh.
Theo ghi nhận, một đoạn sông dài gần 600m ngay dưới chân cầu Sê Păng Hiêng bị lấn sâu khá nghiêm trọng. Nhiều diện tích đất canh tác đã bị sạt lở và cuốn trôi; rất nhiều cây trồng lâu năm của người dân dọc mép sông bị cuốn xuống dòng sông, trơ gốc, gãy đổ ngổn ngang. Một số trụ cầu cũng đã bị nước sông làm xói mòn.
Móng cầu Sê Păng Hiêng bị nước xoáy sâu, sạt lở nghiêm trọng
Được biết, tình trạng sạt lở tại sông Sê Păng Hiêng đã diễn ra từ nhiều năm nay. Nhưng trong đợt bão, lũ vừa qua, sông đã tiến sâu vào nhà dân thêm hàng chục mét và cuốn đi phần lớn đất đai sản xuất.
Nhà anh Hồ Văn Sinh chỉ còn cách bờ sông chừng 8m. Đợt mưa lũ vừa rồi đã cuốn trôi nhiều cây trồng và đất vườn canh tác của gia đình anh. Không giấu được vẻ hoảng hốt, anh Sinh cho biết: "Hồi trước bờ sông cách nhà tui đến 50m, nhưng bây giờ thì vào gần nhà rồi. Hơn chục cây mít tui trồng hơn chục năm nay, đã cho quả cũng bị trôi tuột xuống sông. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục xảy ra thì sợ rằng nhà tui sẽ bị cuốn lúc nào không hay".
Rất nhiều đất vườn của gia đình anh Sinh đã bị cuốn trôi, cây lâu năm cũng trơ gốc
Sống cạnh anh Sinh, nhà anh Hồ Văn Núi cũng đang bị đe dọa từng ngày. Anh Núi cho biết, nhiều diện tích đất vườn của nhà anh bị trôi, những năm gần đây nay lại tiếp tục bị xói lở, thu hẹp dần. Đặc biệt, nhà anh Hồ Văn Linh sống gần cầu Sê Păng Hiêng nên bị sạt lở khá nghiêm trọng. Vườn nhà anh đang bị sạt lở nhiều đoạn, các loại cây cối cũng đã bị cuốn trôi.
Sạt lở nghiêm trọng dưới chân cầu
Không chỉ nhà dân mà nhiều công trình công cộng như Trạm Y tế xã Hướng Lập cũng chỉ còn cách bờ sông hơn chục mét; trụ sở UBND xã cũng nằm trong danh sách bị dòng sông đe dọa.
Phía bên kia sông, nhà ông Hồ Đức Thiên cũng đang bị ảnh hưởng nặng. Được biết, trước mùa mưa, bão, UBND xã Hướng Lập đã tiến hành vận động di dời 2 hộ dân là Nguyễn Văn Vỹ và Nguyễn Văn Sỹ đến nơi an toàn. Còn trường hợp của anh Thiên vẫn chưa chịu di dời.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Đức Vân, Chủ tịch UBND xã Hướng Lập cho biết, trước đây những hộ dân định cư dọc con sông này vẫn an toàn nhưng từ khi các đơn vị xây dựng vào đây khai thác cát, sạn với số lượng lớn, lại không trả lại mặt bằng khiến dòng sông bị thay đổi dòng chảy. Cũng chính vì thế, bờ sông Sê Păng Hiêng bắt đầu có hiện tượng sạt lở. Chỉ trong vài năm trở lại đây, sông đã tiến sâu vào khu dân cư hơn 20m, theo đó nhiều diện tích canh tác của người dân bị cuốn trôi, khoảng 50%.
Để hạn chế một phần tình trạng trên, xã đã hướng dẫn người dân trồng nhiều loại cây để bảo vệ đất đai, nhà cửa nhưng vẫn không phát huy hiệu quả. "Lo ngại tình trạng sạt lở cứ tiếp diễn với mức độ ngày cành mạnh, UBND xã đã đề xuất với cấp trên về phương án xây dựng kè chống xói lở. Tuy nhiên, để thực hiện được cũng cần có nguồn vốn rất lớn nên rất khó triển kha" - ông Vân nói.
Đăng Đức
Theo Dantri
Huyết chiến bờ sông Yên: 'Chỉ vì một con ngao...' Thấy hai bè lạ đang lởn vởn cào ngao ở bãi bồi tranh chấp, khoảng 20 người dân bên này kéo sang xua đuổi nhưng không ngờ bị đối phương đáp trả bằng đòn "mưa đao". Như đã đưa tin khoảng 11h ngày 7/7, trên dòng sông Yên thuộc địa bàn xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), do tranh chấp bãi...