Hơn 500 người đi bộ về quê qua Bình Phước, tìm đường về các tỉnh Tây nguyên
Hơn 500 người đi bộ trên đường ĐT.741, giữa khu vực giáp ranh Bình Dương và Bình Phước đã được tỉnh Bình Phước huy động các phương tiện chở đến địa bàn giáp ranh với tỉnh Đắk Nông, tiếp tục hành trình…về quê.
Chiều 3.10, tại khu vực chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên đường ĐT.741 (xã Tân Lập, H.Đồng Phú, Bình Phước), nơi giáp ranh giữa tỉnh Bình Dương và Bình Phước có khoảng 300 người dân đi bộ về quê đang ngồi chờ để được hỗ trợ lên xe, chở qua địa bàn tỉnh Bình Phước.
Chống gậy đi bộ từ Bình Dương về quê: ‘Hết tiền trọ rồi, chúng tôi phải về’
Chiếc xe buýt chở những người đang đi bộ dọc tuyến đường ĐT.741 về quê lên chốt kiểm soát dịch Covid-19 giáp ranh giữa Bình Dương và Bình Phước. Ảnh HOÀNG GIÁP
Phần lớn người dân đi bộ về quê đều là công nhân, lao động tự do đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Trong dòng người đi bộ, không chỉ có người tìm về các tỉnh Tây nguyên như Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai… mà còn có nhiều trường hợp tìm về các tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Lai Châu.
Không thể cầm cự tiếp, nhiều người quyết định về quê… dù phải đi bộ. Ảnh HOÀNG GIÁP
Khi phát hiện lượng người dân đi bộ về quê với số lượng khá đông, lực lượng phản ứng nhanh H.Phú Giáo (Bình Dương) đã sử dụng các xe bán tải, xe bus hỗ trợ, đưa người dân đang đi bộ trên đường đến khu vực chốt kiểm soát giáp ranh giữa Bình Dương và Bình Phước để bàn giao cho cơ quan chức năng hỗ trợ.
Người dân ngồi chờ xe đến đón, chở về Đắk Nông. Ảnh HOÀNG GIÁP
Anh Thái Trung Hậu, Đội trưởng Đội phản ứng nhanh H.Phú Giáo cho biết: “Chúng tôi thấy người dân đi bộ, không có phương tiện nên anh em trong đội đã dùng ô tô đưa bà con lên tới chốt kiểm dịch giáp ranh, để chính quyền Bình Phước phối hợp đưa họ về quê”.
Bữa ăn vội được các nhà hảo tâm phát tặng khi đang chờ đợi phương tiện đưa về quê. Ảnh HOÀNG GIÁP
Bé gái tranh thủ ra lấy phần đồ ăn cho mình khi cùng ba mẹ chờ bên đường. Ảnh HOÀNG GIÁP
“Họ không có thức ăn, thức uống gì nên đội vận động bánh mì, nước uống rồi các cái thức ăn để tiếp tế cho người dân. Từ hồi đêm hôm qua đến chiều nay có khoảng 400 – 500 người đi bộ qua khu vực này được đội hỗ trợ rồi”, anh Hậu cho biết thêm.
Anh Vừ A Trạm cùng vợ con đã trải qua gần 3 giờ đồng hồ đi bộ, đến khi có sự hỗ trợ của đội phản ứng nhanh H.Phú Giáo. Ảnh HOÀNG GIÁP
Bản tin Covid-19 ngày 3.10: Hàng vạn người dân ùn ùn về quê bằng xe máy
Anh Vừ A Trạm (ngụ Đắk Nông) cùng vợ và con gái 6 tuổi của mình đã trải qua hơn 3 giờ đi bộ trên đường, đến khi được xe của các lực lượng hỗ trợ chở đến chốt. “Khoảng 6 giờ cả nhà đi bộ về quê, đến 9 giờ thì may có có xe đi qua đón, đưa lên đây. 2 vợ chồng tôi cùng làm chung 1 công ty ở Bình Dương, việc làm không có, tiền ăn, tiền trọ cũng không còn nên giờ chỉ muốn về quê”, anh Trạm chia sẻ.
Có nhiều người ở các tỉnh miền núi phía bắc, dù biết quãng đường sẽ rất dài, rất khó khăn nhưng họ vẫn buộc phải về quê và chia sẻ chắc sẽ khó quay lại miền Nam. Ảnh HOÀNG GIÁP
Một nữ công nhân ngụ tỉnh Đắk Lắk cùng chia sẻ: “Phải về quê thôi, vì không có tiền ăn, không có tiền trọ. Cùng về đợt này có người đi một mình, có người 2 mẹ con, nhưng có người đi cả gia đình”
Được hỗ trợ chở bằng xe khách đến tỉnh Đắk Nông khiến ai cũng vui mừng, xúc động. Ảnh HOÀNG GIÁP
Hành trang chỉ có vài bộ đồ cùng bình nước uống và một ít thực phẩm. Ảnh HOÀNG GIÁP
Trao đổi với PV Thanh Niên , đại diện chốt kiểm soát ĐT.741, tỉnh Bình Phước cho biết: “Do lượng người dân đi bộ về quê rất đông, nên tỉnh Bình Phước đã bố trí các xe khách 45 chỗ chở những người dân không có phương tiện, qua địa bàn tỉnh để về quê”.
Cũng theo đại diện chốt kiểm soát, theo thống kê từ sáng 3.10 đến khoảng 17 giờ chiều nay, đã bố trí 13 lượt xe chở hơn 500 lượt người dân đi bộ về quê từ chốt kiểm soát ĐT.741 giáp ranh giữa tỉnh Bình Phước và Bình Dương đến tỉnh Đắk Nông.
Người dân lên xe khách, tiếp tục hành trình…về nhà. Ảnh HOÀNG GIÁP
Dù đã có hơn 500 lượt người dân đi bộ được hỗ trợ, chở qua địa bàn tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên theo ghi nhận của PV Thanh Niên , đến chiều tối nay, số lượng người vẫn tiếp tục kéo về khu vực cửa ngõ vào tỉnh Bình Phước trên đường ĐT.741. Các lực lượng tại chốt kiểm soát đã rất nỗ lực để kiểm soát, nhắc nhở, tuyên truyền người dân cần ý thức, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch cho bản thân và những người xung quanh khi chờ các xe quay đầu, trở về tiếp tục đón người dân đang đi bộ về quê.
Giá cao su hôm nay 2/10, Trung Quốc thiếu 385.000 tấn cao su tự nhiên mỗi tháng - cơ hội của Việt Nam?
Giá cao su hôm nay (2/10) ghi nhận sàn Nhật Bản tăng do kỳ vọng gói kích thích mới và sự hỗ trợ từ Ngân hàng Trung ương.
Giá cao su hôm nay: Sàn Nhật Bản tăng nhẹ. (Nguồn: CafeF)
Cập nhật giá cao su hôm nay
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 10/2021 đạt mức 188.3 Yen/kg, tăng 1,3 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 11/2021 đạt mức 191,4, tăng 0,4 Yen so với phiên giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 12/2021 đạt mức 193,0 Yen/kg, tăng 1,6 Yen so với phiên giao dịch trước đó
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 10/2021 ghi nhận mức 12.450 Nhân dân tệ/tấn, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 11/2021 ở mức 12.530 Nhân dân tệ/tấn, giữ nguyên so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 1/2021 ở mức 13.300 Nhân dân tệ/tấn, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá cao su tại Nhật Bản tăng do kỳ vọng gói kích thích mới và sự hỗ trợ từ Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên, mối lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc chậm lại và sản lượng ô tô toàn cầu giảm đã hạn chế đà tăng.
Các số liệu từ Trung Quốc cho thấy, tăng trưởng trong lĩnh vực nhà máy và bán lẻ của nước này trong tháng 8 chững lại, với tăng trưởng sản lượng và doanh số bán chạm mức thấp nhất 1 năm, khi đại dịch Covid-19 bùng phát và tình trạng gián đoạn nguồn cung đe dọa sự phục hồi nền kinh tế.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng thiếu điện tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đang tác động mạnh đến thị trường.
Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động từ đầu tháng 9 đến nay.
Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 308 - 315 đồng/ độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động khoảng 333-335 đồng/độ mủ.
Trong tháng 8/2021, Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam, chiếm 72% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 136,6 nghìn tấn, trị giá 221,86 triệu USD, giảm 9,9% về lượng và giảm 9,6% về trị giá so với tháng 7/2021; so với tháng 8/2020 giảm 25,8% về lượng và giảm 1,4% về trị giá.
Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc ở mức 1.624 USD/tấn, tăng 0,3% so với tháng 7/2021 và tăng 32,8% so với tháng 8/2020.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 778,93 nghìn tấn cao su, trị giá 1,26 tỷ USD, tăng 12,4% về lượng và tăng 45,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Dự báo Trung Quốc sẽ tiêu thụ khoảng 500.000 tấn cao su tự nhiên mỗi tháng từ nay cho tới tháng 11/2021. Trong đó, khoảng 115.000 tấn được đáp ứng từ nguồn cung nội địa.
Từ tháng 7-11 là giai đoạn cao điểm của sản xuất cao su tại Trung Quốc, tuy nhiên quốc gia này vẫn thiếu khoảng 385.000 tấn cao su tự nhiên mỗi tháng.
Do đó, Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu 1,7 triệu tấn để bù đắp mức thiếu hụt dự kiến từ tháng 9 đến tháng 12/2021 và thêm 2 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu trong thời gian từ tháng 1-4/2022.
Giá tiêu hôm nay 2/10, đi ngang, thấp nhất 77.500đ/kg, dự đoán giá tháng 10/2021 Giá tiêu hôm nay 2/10 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch ở mức từ 77.500 - 81.500 đ/kg. Giá tiêu hôm nay 2/10, đi ngang, thấp nhất 77.500đ/kg. (Nguồn: AdobeStock) Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 77.500 đ/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh...