Hơn 50 phim Việt lỗ và lỗ nặng: Không phải tất cả đều “thảm họa”
Theo khảo sát của Tuổi Trẻ, trong ba năm từ 2019 đến 2021, có hơn 50 phim Việt từ lỗ đến lỗ nặng. Năm 2022 chưa kết thúc nên chưa đưa vào thống kê.
Đêm tối rực rỡ (vừa đoạt giải Cánh diều vàng) có doanh thu tốt tại rạp chiếu tính từ đầu năm tới nay – Ảnh: ĐPCC
Như bảng tổng kết doanh thu phòng vé trong ba năm 2019, 2020 và 2021 do Box Office Vietnam cung cấp cho Tuổi Trẻ, số lượng phim lỗ vào khoảng 54 phim.
Trong đó, năm 2019 – năm khởi sắc của thị trường điện ảnh Việt khi doanh thu toàn thị trường tăng mạnh – cũng là năm có nhiều phim lỗ nhất, với 28 phim. Năm 2020 có 16 phim và năm 2021 có 10 phim. Năm 2020 và 2021 chịu ảnh hưởng nặng nề vì COVID-19, số lượng phim ra rạp chỉ bằng 1/2, 1/3 các năm trước.
Lỗ không có nghĩa là thảm họa
Tiêu đề nhỏ này có thể hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, phim lỗ không có nghĩa là phim đó có chất lượng thảm họa. Thứ hai, doanh số phòng vé thấp chưa chắc đã là “thảm họa” về mặt đầu tư.
Phim lỗ được Tuổi Trẻ xác định theo các tiêu chí: doanh thu quá thấp (từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng, chắc chắn lỗ), doanh thu thấp so với kinh phí chưa kể tỉ lệ ăn chia với rạp.
Trừ số ít phim điện ảnh nhà nước hay phim tài liệu vốn không có tính thương mại cao, các phim thu vài trăm triệu đồng hầu như là những phim được sản xuất nghiệp dư, chất lượng tệ. Có thể kể đến: Táo Quậy, 3D Cung tâm kế, Thiên sứ không phép màu, Bí mật đảo linh xà, Tiền nhiều để làm gì…
Ở khía cạnh trái ngược, một số phim có kinh phí từ lớn đến rất lớn nên đồng nghĩa với rủi ro lỗ cao là Người cần quên phải nhớ, Anh thầy ngôi sao, Thiên thần hộ mệnh, Trạng Tí phiêu lưu ký, Vợ ba.
Riêng hai phim Trạng Tí phiêu lưu ký, Vợ ba có kinh phí từ 50 đến 60 tỉ đồng, thuộc hàng cao nhất của điện ảnh Việt, nên khi lỗ thì mức lỗ cũng lớn hơn các phim khác nhiều.
Như vậy, có thể chia phim lỗ nặng thành hai thái cực: một là phim rất tệ không đáng ra rạp, hai là phim “bom tấn” có đầu tư công phu nhưng kết quả chưa như kỳ vọng. Với dạng phim thứ hai, các nhà sản xuất, nhà đầu tư cần được khuyến khích tìm hiểu thị trường tốt hơn, nâng cao chất lượng phim để có lãi.
Video đang HOT
Phim Bẫy ngọt ngào đạt doanh thu khá tốt – Ảnh: ĐPCC
Vẫn không chùn bước
“Đối với tôi, thảm họa thật sự là khi chẳng còn ai mặn mà đầu tư phim Việt nữa và không còn phim Việt nào trên thị trường nữa. Việc nhiều phim Việt có doanh số phòng vé yếu sẽ không quá ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư” – ông Nguyễn Khánh Dương – nhà sáng lập trang thống kê phòng vé độc lập Box Office Vietnam, nêu quan điểm.
Bằng chứng là trong năm 2022 – năm thị trường cố gắng phục hồi sau COVID-19, các nhà làm phim đã nỗ lực đưa ra rạp những phim có doanh thu tốt như Em và Trịnh, Bẫy ngọt ngào, Chuyện ma gần nhà, Nghề siêu dễ, Dân chơi không sợ con rơi, Đêm tối rực rỡ...
Cuối năm 2022, vài phim Việt tiềm năng đang xếp hàng để ra rạp. Đó là Mười – Lời nguyền trở lại, Cô gái từ quá khứ, Đảo độc đắc – Tử mẫu Thiên linh cái.
Nhưng năm 2022 cũng có những phim quay và sản xuất sơ sài với kịch bản cũ, nhiều lối mòn. Có thể thấy, khi số lượng phim rạp tăng trở lại sau COVID-19, số phim dở cũng tăng nhẹ trở lại.
Tuy nhiên đó không phải là câu chuyện riêng của điện ảnh Việt. Trong cuốn sách The Birth of Korean Cool: How One Nation is Conquering the World Through Pop Culture (Giải mã Hàn Quốc sành điệu: Cách một quốc gia chinh phục thế giới nhờ văn hóa đại chúng), tác giả Euny Hong dành riêng chương “Từ rác đến Cannes” để nêu lên câu chuyện điện Hàn đã trải qua: có cả phim “rác”, phim dở và phim hay, phim đoạt giải tại Liên hoan phim Cannes và Oscar.
Phim Em và Trịnh đang dẫn đầu doanh thu rạp chiếu năm 2022 – Ảnh: ĐPCC
* Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết thị trường điện ảnh trên thế giới đều có tỉ lệ phim thành công thấp. Tỉ lệ thông thường là 70% phim lỗ và 30% phim hòa vốn, có lời. Vấn đề của các nhà làm phim là làm sao để phim của mình lọt vào 30% phim thắng. Đó là một cuộc đua. Ngành đầu tư làm phim là một ngành rủi ro.
Nhà sản xuất Nguyễn Trinh Hoan (phim: Ròm, Tiệc trăng máu...)
* Ba năm qua là một cơn “địa chấn” và ngành phim cũng không nằm ngoài sức ảnh hưởng của đại dịch. Các nhà sản xuất phim cần phải rất linh hoạt và tăng tốc để bắt kịp sự đổi mới trong xu hướng giải trí của khán giả. Phải rất nhanh để thích nghi, nhưng lại phải rất chỉn chu để đáp ứng kỳ vọng.
Nhà sản xuất Hoàng Quân (phim: Chuyện ma gần nhà, Bắc Kim Thang…)
Cánh diều bay cao, hâm nóng tình yêu điện ảnh
Dấu ấn đổi mới của giải Cánh diều 2021 là rất rõ rệt. Từ nỗ lực của Ban chấp hành Hội Điện ảnh Việt Nam trong việc thay đổi địa điểm truyền thống (Hà Nội, TPHCM) đưa Cánh diều vào Nha Trang, tạo sự kết nối du lịch và điện ảnh, cho đến lễ trao giải hiện đại và ấn tượng, với sự kết hợp của "trên trời" và "dưới đất" tạo sự khác biệt.
Bộ đôi NSND Thanh Vân - Trần Chí Thành đã giành giải Cánh diều vàng đạo diễn xuất sắc nhất. Ảnh: V.V
Ấn tượng
Lần đầu tiên thảm đỏ được diễn ra một không gian phóng khoáng của gió biển, của những âm thanh và màu sắc hòa quyện, với 19 con diều to tung bay trên trời mang cờ Tổ quốc và các biểu tượng của giải, của tỉnh Khánh Hòa cùng sự kết hợp của ánh sáng, của âm nhạc. Và lễ trao giải với nhiều điểm nhấn ấn tượng như màn múa hát thể hiện sự kết nối 3 miền Hà Nội - Nha Trang- TP.Hồ Chí Minh, tiết mục hát sôi động của Nhật Kim Anh từ ngoài vào khán phòng, hay sự xuất hiện bất ngờ và trình diễn điêu luyện của hai diễn viên xiếc Quốc Cơ - Quốc Nghiệp đã đem lại sự hào hứng, phấn khích cho khán giả.
Có thể nói đêm trao giải Cánh diều năm nay là ấn tượng nhất từ trước tới nay, và nhiều người đã nhận xét quy mô và sự hấp dẫn của nó vượt xa nhiều cuộc trao giải thưởng điện ảnh khác. Trước đó, Ban tổ chức đã chiếu giới thiệu tới khán giả TP.Nha Trang 12 tác phẩm phim truyện điện ảnh dự Cánh diều với 36 buổi chiếu cho hơn 4.000 khán giả, tổ chức giao lưu đoàn làm phim "Bình minh đỏ" với Bộ đội Hải quân tỉnh Khánh Hòa, đoàn làm phim "Đêm tối rực rỡ" với sinh viên khoa Nghệ thuật trường ĐH Khánh Hòa tạo nên không khí sôi động cho thành phố biển.
Vì sao "Đêm tối rực rỡ" thắng rực rỡ?
Ban giám khảo phim truyện điện ảnh với sự kết hợp các thế hệ làm phim già-trẻ, truyền thống- đương đại do đạo diễn Bùi Thạc Chuyên làm trưởng ban đã đồng thuận cao khi chọn "Đêm tối rực rỡ" cho Cánh diều vàng.
"Đêm tối rực rỡ" là 1 phim độc lập, không có những diễn viên ngôi sao đóng phim nhưng lại thu hút khán giả và có doanh thu phòng vé tốt.
Phim đã khai thác được nhiều vấn đề xã hội, trong đó chủ đề bạo hành gia đình được thể hiện khá mạnh mẽ với một thông điệp nhân văn. Trao giải cho phim cũng là một sự khuyến khích những phim làm về đề tài đương đại - vốn luôn thiếu vắng trong điện ảnh Việt.
Đó là sự tưởng thưởng cho sự dũng cảm của đạo diễn nước ngoài Aaron Toronto khi làm phim về Việt Nam, nhưng dĩ nhiên không thể quên công sức của người vợ Việt Nam, Lý Nguyễn Nhã Uyên vừa là biên kịch, vừa là diễn viên trong phim. Và chính vai diễn xuất sắc của Nhã Uyên đã góp phần vào thành công của phim, và giúp cá nhân cô đoạt giải nữ chính xuất sắc nhất ngoài ra Uyên còn thắng luôn cả giải biên kịch xuất sắc nhất.
Cánh diều bạc cho "Bình minh đỏ" của cặp đạo diễn NSND Thanh Vân và Trần Chí Thành - một phim đề tài chiến tranh lấy cảm hứng từ những chiến công và gương chiến đấu anh dũng của Trung đội nữ lái xe đầu tiên trên tuyến đường Trường Sơn.
Bộ đôi NSND Thanh Vân - Trần Chí Thành đã giành giải Cánh diều vàng đạo diễn xuất sắc nhất. Với đạo diễn Thanh Vân đây là một cảm xúc đặc biệt khi ông đã ở U60. Ngoài ra "Bình minh đỏ" còn thắng 4 giải Cánh diều Vàng cá nhân và bằng khen cho diễn viên trẻ triển vọng...
Cánh diều bạc thứ hai dành cho một phim thiếu nhi "Maika, cô bé đến từ hành tinh khác" của Hàm Trần - Nguyễn Phan Quang Bình... Tuy nhiên, nếu Cánh diều bạc dành cho "Chìa khóa trăm tỷ" hay "Nghề siêu dễ" hoặc "Nhà không bán" cũng không phải là không xứng đáng.
Phim remake sánh đôi phim thuần Việt
Ở lĩnh vực phim truyện truyền hình nhiều tập, "Thương ngày nắng về" (Đạo diễn: Bùi Tiến Huy - NSƯT Vũ Trương Khoa) kề vai nhau đồng Cánh diều vàng cùng với "11 tháng 5 ngày" (Đạo diễn: Nguyễn Đức Hiếu - Lê Đỗ Ngọc Linh) - cả hai phim đều của Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam (VFC) cho thấy sự áp đảo hoàn toàn của VFC.
Trong số hai Cánh diều bạc còn có thêm "Hương vị tình thân" (Đạo diễn: NSƯT Nguyễn Danh Dũng) của VFC, bạc còn lại thuộc về phim "Cây táo nở hoa" (Đạo diễn Võ Thạch Thảo) do Công ty Vie Channel, HTV2 sản xuất.
Điều đáng chú ý là "Thương ngày nắng về" và "Hương vị tình thân" đều là phim remake mua kịch bản từ Hàn quốc, với chủ đề về gia đình. Điều đó cho thấy không chỉ phim truyện điện ảnh mà ngay cả phim truyện truyền hình cũng thiếu trầm trọng những kịch bản thuần Việt hay, đặc biệt là về cuộc sống đương đại.
Đạo diễn Bùi Tiến Huy (phim "Thương ngày nắng về" - phần 1) đoạt giải cá nhân đạo diễn là sự khẳng định một thế hệ đạo diễn trẻ đang lên của VFC.
Giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất dành cho Thanh Sơn, vai Đăng, phim "11 tháng 5 ngày" và giải Nữ diễn viên chính xuất sắc cho Khả Ngân, vai Tuệ Nhi, phim "11 tháng 5 ngày" là sự ghi nhận xứng đáng, không gây nhiều bàn cãi.
Mảng phim tài liệu, Công ty TNHH 1 thành viên Hãng phim Tài liệu Khoa học T.Ư (từng được coi là "anh cả") tái hiện lại ngôi vị hàng đầu sau mấy năm trời chật vật với bộ phim "Phim "Hai bàn tay" - Đạo diễn: Đặng Thị Linh và đạo diễn cũng giành Cánh diều vàng giải đạo diễn xuất sắc nhất.
Lần hiếm hoi làm phim tài liệu và đem dự thi, phim "Không sợ hãi" của đạo diễn: Bùi Thạc Chuyên - Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam đã giành Cánh diều bạc. Đồng Bạc là phim "Con đường đã chọn" -Tổng đạo diễn: NSND Lê Thi và Nhóm tác giả do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất.
Thấy gì từ việc diễn viên 10 tuổi đánh bại Quốc Trường, Kiều Minh Tuấn Diễn xuất lên gân của Quốc Trường trong "Bẫy ngọt ngào" và vai diễn nhẹ đô của Kiều Minh Tuấn trong "Chìa khóa trăm tỷ" đã khiến giải Cánh diều vàng gọi tên một diễn viên nhí. Lễ trao giải Cánh diều lần thứ 19 của Hội Điện ảnh Việt Nam khép lại với chiến thắng ở hạng mục điện ảnh thuộc về...