Hơn 50% người trưởng thành ở Iran được tiêm chủng
Bộ Y tế Iran ngày 26/9 công bố số liệu thống kê cho thấy hơn 50% dân số mục tiêu (trên 18 tuổi) ở nước này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, khi quốc gia Hồi giáo đẩy nhanh chương trình tiêm chủng trên toàn quốc, một phần nhờ có nguồn vaccine nhập khẩu dồi dào hơn.
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực, số liệu thống kê mới nhất cho thấy hơn 35 triệu người (trong tổng dân số mục tiêu 60 người) đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi tổng số vaccine được tiêm đã vượt con số 50 triệu liều. Cũng theo Bộ Y tế Iran, tính đến nay đã có 15.467.255 người được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi. Những tuần gần đây, trung bình 1 triệu mũi vaccine ngừa COVID-19/ngày được tiêm cho người dân ở Iran.
Lãnh đạo tinh thần tối cao Iran Ayatollah Seyyed Ali Khamenei nói rằng vaccine nước ngoài được nhập khẩu vào Iran chỉ sau khi thế giới chứng kiến sự thành công của vaccine do quốc gia Trung Đông này sản xuất trong nước. Iran là một trong số ít quốc gia Tây Á có khả năng phát triển và sản xuất vaccine. Iran đã phát triển một số loại vaccine ngừa COVID-19, như COVIran Barekat, Razi COV-Pars, Noora và Fakhra…
Ông Kayhan Azadmanesh, người đứng đầu Bộ phận nghiên cứu virus học tại Viện Pasteur Iran ở Tehran, khẳng định rằng Iran sở hữu công nghệ và bí quyết sản xuất vaccine. Trả lời phỏng vấn tạp chí khoa học uy tín Nature hồi tháng trước, ông Azadmanesh nói rằng nhờ Iran có khả năng sản xuất vaccine nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, “việc phát triển nhiều loại vaccine khác nhau bằng cách sử dụng các chiến lược nghiên cứu và phát triển khác nhau rất có ý nghĩa”.
Video đang HOT
Iran đã bắt đầu đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi lên nắm quyền. Việc cung cấp vaccine và phòng chống dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu của chính quyền mới. Giữa lúc nền kinh tế vốn đã phải chịu nhiều sức ép từ các lệnh trừng phạt của Mỹ từ năm 2018 nay đang đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, chính quyền Tổng thống Raisi đã thúc đẩy một chương trình tiêm chủng quy mô lớn để chính phủ và các doanh nghiệp có thể trở lại trạng thái bình thường.
Ngày 26/9, Iran đã tiếp nhận lô vaccine nhập khẩu thứ 57 của mình, trong đó có 6 triệu vaccine Sinopharm của Trung Quốc, đưa tổng số vaccine nhập khẩu của nước này lên hơn 71 triệu liều. Số ca nhập viện và tử vong liên quan đến COVID-19 đang có xu hướng giảm ở Iran – quốc gia đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 5.
Theo Bộ Y tế Iran, nước này ghi nhận 13.792 ca mắc mới và 288 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Iran đã lên tới 119.360 người kể từ khi đại dịch bùng phát lần đầu tiên ở nước này vào đầu năm 2020.
New Zealand ghi nhận 53 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
Ngày 30/8, New Zealand ghi nhận 53 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng tại thành phố Auckland. Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này đến nay là 562 ca.
Nhân viên y tế làm việc tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Auckland, New Zealand, ngày 20/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thống kê của Bộ Y tế New Zealand, có tổng cộng 547 ca lây nhiễm trong cộng đồng ở Auckland, thành phố lớn nhất cả nước, trong khi thủ đô Wellington có 15 ca.
Phát biểu họp báo, Thủ tướng Jacinda Ardern tuyên bố thành phố Auckland sẽ vẫn duy trì lệnh phong tỏa toàn quốc cấp độ 4 trong hai tuần nữa, với khu vực phía Nam sẽ chuyển sang áp đặt lệnh phong tỏa cấp độ 3 trong vòng 1 tuần kể từ 23h59 tối 31/8. Trong khi đó, khu vực phía Bắc sẽ áp đặt lệnh phong tỏa cấp độ 3 bắt đầu từ 23h59 tối 2/9.
Theo quy định phong tỏa cấp độ 4, các cơ sở kinh doanh và trường học đều phải đóng cửa, ngoại trừ những cơ sở thiết yếu như siêu thị, hiệu thuốc và các cây xăng. Trong khi đó, với cấp độ 3, các biện pháp hạn chế sẽ được nới lỏng một phần. Các công trình xây dựng và dịch vụ bán đồ ăn mang về có thể được nối lại, song phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
New Zealand đã áp đặt lệnh phong tỏa kể từ ngày 17/8 vừa qua sau khi ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Delta trong cộng đồng tại Auckland. Trong số tất cả các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng ở New Zealand, có 42 trường hợp chưa xác định rõ nguồn lây.
Cùng ngày, Bộ Y tế New Zealand ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên có liên quan đến vaccine ngừa COVID-19 của nhà sản xuất dược phẩm Pfizer (Mỹ). Nạn nhân là một phụ nữ gặp tác dụng phụ hiếm thấy dẫn đến viêm cơ tim.
Tuyên bố của bộ trên nêu rõ: "Đây là trường hợp tử vong đầu tiên ở New Zealand sau nhiều ngày tiêm chủng có liên quan đến vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer". Hội đồng giám sát tiêm chủng nhận định nguyên nhân dẫn tới tử vong là do viêm cơ tim, một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng đã biết ở vaccine của Pfizer. Viêm cơ tim là tình trạng viêm lớp cơ dày của thành tim khiến cơ tim bị tổn thương, ảnh hưởng tới chức năng co bóp của cơ tim.
Phản ứng về vụ việc trên, hãng Pfizer thừa nhận "có thể có rất ít báo cáo về tình trạng viêm cơ tim sau khi tiêm chủng, nhưng các tác dụng phụ như vậy cực kỳ hiếm. Pfizer cũng đánh giá rất kỹ lưỡng các nguy cơ có thể liên quan đến vaccine của hãng". Hãng này cũng khẳng định rằng luôn " theo dõi chặt chẽ tất cả các trường hợp như vậy và thu thập thông tin để chia sẻ với các cơ quan quản lý trên toàn thế giới".
Bộ Y tế New Zealand nhận định nhiều vấn đề sức khỏe khác trong cùng một thời điểm có thể ảnh hưởng đến kết quả sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên, lợi ích của việc tiêm vaccine vẫn lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ mắc COVID-19 hoặc gặp phải các tác dụng phụ.
New Zealand đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, Johnson&Johnson và AstraZeneca, song hiện chỉ có vaccine do Pfizer sản xuất được cấp phép tiêm chủng đại trà.
Philippines thêm 16.694 ca mắc mới COVID-19 Ngày 21/8, Philippines thông báo ghi nhận thêm 16.694 ca mắc mới COVID-19. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1/2020. Một khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 6/4/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Hiện quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng 1.824.051 ca...