Hơn 50 công ty cung cấp vật liệu chế tạo chất nổ cho IS
Hơn 50 công ty từ nhiều nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ là nguồn cung vật liệu, thiết bị cho IS chế tạo chất nổ.
Các nguồn cung thiết bị để chế tạo thuốc nổ của IS đến từ nhiều nước – Ảnh: Reuters
Nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu vũ khí xung đột (CAR), dưới sự uỷ quyền của Liên minh châu Âu, cho thấy 51 công ty từ nhiều nước đã sản xuất, bán hơn 700 loại vật liệu cho IS chế tạo thiết bị nổ tự chế (IED), theo Reuters ngày 24.2. Qua hơn 20 tháng nghiên cứu, CAR cho biết IS hiện sản xuất IED ở quy mô bán công nghiệp. Các loại nguyên vật liệu được sử dụng gồm phân hoá học và điện thoại di động.
Trong số 51 công ty, Thổ Nhĩ Kỳ có tới 13 công ty, Ấn Độ có 7, còn lại là công ty từ Brazil, Romania, Nga, Hà Lan, Trung Quốc, Thuỵ Sĩ, Áo, Cộng hoà Séc, Mỹ…
Video đang HOT
Bảy công ty Ấn Độ sản xuất hầu hết là chất nổ, ngòi nổ và chốt an toàn. Những thiết bị này được xuất khẩu hợp pháp theo giấy phép được chính phủ cấp.
Ông James Bevan, giám đốc CAR cho biết những nghiên cứu cho thấy các phần tử IS tại Iraq và Syria đang dễ dàng mua những loại thiết bị này để chế tạo IED. Những thiết bị này thường rẻ và được bán nhiều mà không bị chính phủ các nước kiểm soát quá gắt gao như vũ khí.
Ông Bevan cho hay chính phủ Thổ nhĩ Kỳ đã từ chối hợp tác với CAR trong quá trình điều tra nên không thể biết được liệu nước này đã quản lý, theo dõi nguồn vận chuyển thiết bị tốt chưa. Các công ty liên quan đến các thiết bị này đều không trả lời khi được liên hệ.
Các vật liệu, thiết bị được các lực lượng người Kurd tại Syria, cảnh sát Iraq… do Mỹ hậu thuẫn cung cấp cho CAR. Số vật liệu, thiết bị này thu từ các chiến trường lớn như Kirkuk, Mosul, Tikrit (Iraq) và Kobani (Syria).
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Phẫn nộ hành vi cho gấu ăn chất nổ ở Nga
Đoạn video về cảnh một con gấu bắc cực quằn quại vì dính chất nổ đã khiến dư luận ở Nga sôi sục. Họ khẳng định đó là hành động tấn công có chủ ý của những người tàn ác, theo đài Russia Today.
Cảnh một con gấu bắc cực quằn quại, đau đớn vì ăn phải chất nổ - Ảnh chụp YouTube
Đoạn video được mô tả "kinh hoàng" xuất hiện từ cuối tháng 11, quay ở phía bắc đảo Wrangel của Nga, nhưng thời gian qua tiếp tục lan truyền trên mạng, khiến nhà chức trách vào cuộc. Họ khẳng định kẻ gây ra vụ này phải chịu mức phạt tù 7 năm.
Giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên trên đảo Wrangel, ông Alexander Gruzdev, hy vọng rằng con gấu vẫn sống sót dù bị chấn thương nghiêm trọng và phần miệng bị tổn hại.
"Con gấu còn sống... Máu đã không chảy ra quá nhiều và lưỡi của nó sẽ lành, còn đôi mắt không bị hỏng. Nó không bị mù, vì nếu vậy nó đã không thể bỏ chạy", Russia Today ngày 25.12 dẫn lời ông Gruzdev nói với báo Gazeta.ru.
"Cho một con gấu ăn chất nổ là hành động tàn ác không tưởng tượng nổi. Gấu bắc cực được coi là loài có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta, do đó việc giết chết nó bị coi là hành động săn trộm", Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Nga, ông Sergey Donskoy, nói.
"Tất cả các chuyên gia của chúng tôi đều nói rằng đó không phải hành động tự vệ, mà là cố ý. Con gấu là động vật thông minh, không bao giờ đi ăn nhầm một loại chất nổ. Thiết bị nổ này đã được bôi với một thứ gì đó nhằm thu hút con gấu ăn phải", ông Donskoy nói thêm.
Các nhà hoạt động đấu tranh cho động vật cũng cho rằng hành vi vừa qua cần phải bị trừng phạt theo pháp luật, thậm chí nên điều tra dấu hiệu tâm thần nơi kẻ thực hiện. Việc đối xử tàn bạo với một con vật rất nhiều khả năng sẽ khiến họ cũng đối xử với con người như vậy, nên phải nghiêm trị.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tuy-ni-di siết chặt an ninh Theo Roi-tơ, Tuy-ni-di ngày 25-11 thông báo đóng cửa biên giới trên bộ với Li-bi trong 15 ngày, sau vụ đánh bom đẫm máu do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành tại thủ đô Tuy-nít. Hội đồng An ninh quốc gia Tuy-ni-di, do Tổng thống B.Ê-xép-xi đứng đầu, tăng cường giám sát biên giới trên biển và trên...