Hơn 50 căn nhà bị sóng biển đánh sập
Hai ngày qua, triều cường dâng cao kèm theo sóng lớn đã đánh sập 53 căn nhà ven biển ở Bình Thuận, ước tính thiệt hại hơn 6 tỷ đồng.
Dãy nhà ven biển bị sóng biển đánh sập. Ảnh: Hải Hà
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, hai ngày qua, do triều cường dâng cao cộng với gió mùa Đông Bắc thổi mạnh, sóng biểnđã đánh sập 25 căn nhàở thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong.
Còn ở TP Phan Thiết, tình trạng xâm thực cũng làm 1.000 m2 bờ biển sạt lở, 28 căn nhà sập hoàn toàn, 24 hộ phải di dời và hơn 120 hộ khác đang bị uy hiếp. Ước tính thiệt hại ở hai địa phương bị ảnh hưởng hơn 6 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trước tình hình trên, lực lượng biên phòng, quân sự đã giúp người dân di chuyển tài sản, chằng chống nhà cửa, làm bờ kè tạm bằng bao cát chắn sóng… Những người có nhà bị sập được bố trí lên khu vực xưởng sản xuất hạt điều để ở tạm.
Có 53 căn nhà bị sóng biển đánh sập. Ảnh: Hải Hà
Lãnh đạo địa phương cho biết đang tiến hành thống kê cụ thể mức độ thiệt hại để có hướng hỗ trợ vật tư, kinh phí di dời các hộ dân trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn; đồng thời cử cán bộ theo dõi tình hình triều cường và diễn biến sạt lở đang có chiều hướng phức tạp trong những ngày tới.
Đây là hai khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở khi có gió mạnh và triều cường. Tuy nhiên, theo địa phương, do thói quen bám biển nên nhiều người vẫn chọn khu vực này để sinh sống.
Hải Hà
Theo VNE
Dân chê khu tái định cư
Nhiều năm nay, xã Quảng Công (H.Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) là địa bàn đã và đang hứng chịu tình trạng sạt lở ven biển nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm, biển ăn vào đất liền với chiều sâu từ 20 - 30m.
Trước tình trạng đó, từ năm 2010, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phê duyệt dự án đầu tư 3 khu tái định cư gồm Tân An, An Lộc-Tân Thành, và Hải Thành-Cương Giáng. Theo kế hoạch, hơn 400 hộ dân sống trong vùng sạt lở được di dời đến khu tái định cư để ổn định cuộc sống.
Mỗi hộ được hỗ trợ 20 triệu đồng để di dời. Dự án được triển khai từ năm 2010 - 2015 với diện tích hơn 40 ha, vốn đầu tư hơn 30 tỉ đồng (ảnh). Tuy nhiên, đến nay, khu tái định cư vẫn dở dang, thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng dân sinh.
Vì vậy, mới chỉ có gần 100 hộ dân di dời, còn hơn 300 hộ dân vẫn kiên quyết "bám trụ" trong vùng sạt lở nguy hiểm. Bà Nguyễn Thị Năm (55 tuổi, trú tại thôn An Lộc) bức xúc:"Chúng tôi được di dời đến khu tái định cư Tân An. Không phải chúng tôi không muốn chuyển đến chỗ an toàn. Thế nhưng, khu tái định cư nước sạch mới có nhưng yếu lắm, cột điện cách nhà rất xa, muốn đưa điện vào nhà phải tốn mấy triệu đồng kéo dây điện đến nhà. Người dân đi biển là chính, nhưng chỉ đủ sống qua ngày, con cái còn ăn học thì lấy tiền đâu mà làm nhà mới...".
Hiện nay, hàng trăm hộ dân chỉ xây móng hoặc làm một ngôi nhà nhỏ tạm bợ trong khu tái định cư. Nhìn tổng thể, khu tái định cư vẫn hoang vắng, cát trắng bao phủ...
Ông Nguyễn Năm (53 tuổi, trú tại thôn An Lộc) cho biết: "Nhiều gia đình vẫn không di dời, chỉ dùng 20 triệu đồng hỗ trợ xây một ngôi nhà nhỏ như cái kho để mùa mưa bão nếu nhà cũ xảy ra sạt lở thì có chỗ mà trú. Tôi là một trong số ít hộ dân đã đến khu tái định cư do nhà đã bị sạt lở nhiều, không ở được. Còn những hộ dân khác, biển chưa tới nhà thì vẫn chưa đi vì chưa có điều kiện làm nhà. Và quan trọng là điện nước khu tái định cư còn thiếu thốn, không thuận tiện cho người dân".
Giải thích vấn đề người dân chê khu tái định cư, ông Lê Duận, Chủ tịch UBND xã Quảng Công cho rằng: Vấn đề thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đồng bộ ở các khu tái định cư là do nguồn vốn hơn 30 tỉ đồng nhưng mới chỉ giải ngân được 5 tỉ đồng. Địa phương đã nhiều lần kiến nghị, gửi văn bản đến các cơ quan ban ngành liên quan nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Tuyết Khoa
Theo Thanhnien
Đề nghị cấp 40 tỷ đồng chống sạt lở Cửa Đại Cho rằng tình trạng sạt lở đang rất nghiêm trọng, nguy cơ làm mất di sản Hội An, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ xem xét cấp 40 tỷ đồng để Quảng Nam khắc phục tạm thời. Chiều 30/11, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra tình hình sạt lở bờ biển Cửa...