Hơn 4.600 cơ sở bán buôn, nhà thuốc tại Hà Nội sẽ hoàn thành kết nối mạng trong 2018
UBND TP.Hà Nội yêu cầu tổ chức kết nối mạng các cơ sở bán buôn, các nhà thuốc/quầy thuốc/tủ thuốc trong Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trạm y tế trên địa bàn trong quý IV/2018. Theo Sở Y tế, Hà Nội hiện có 1.160 cơ sở bán buôn, 3.470 nhà thuốc và 2.250 quầy thuốc.
Tháng 9/2018 là thời hạn UBND Thành phố yêu cầu Sở Y tế và UBND quận/huyện/thị xã phải hoàn thành kế hoạch chi tiết về triển khai ứng dụng CNTT kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc và thực hiện Kế hoạch 155 trên địa bàn Thành phố và tại các quận/huyện, thị xã (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các Sở Y tế, Công Thương, TT&TT và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai một số nhiệm vụ nhằm tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc và thực hiện Kế hoạch 155 ngày 7/8/2018 của UBND Thành phố về thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2017-2020″ (Kế hoạch 155).
UBND Thành phố cho biết, Hà Nội là một trong những trung tâm sản xuất và phân phối dược phẩm lớn của cả nước, cơ bản đã đáp ứng yêu cầu cung cấp thuốc cho nhân dân, công tác quản lý nhà nước về dược thời gian qua đã được chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng và bán thuốc kê đơn không có đơn.
Trong công văn mới ban hành, UBND TP.Hà Nội giao Sở Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch 155; đề xuất thành lập tổ công tác của Thành phố gồm lãnh đạo các Sở Y tế, Công Thương, TT&TT, Viettel Hà Nội trình Ủy ban phê duyệt; đồng thời tổ chức kết nối các cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nhà thuốc/quầy thuốc trong khuôn viên cơ sở khám, chữa bệnh và tủ thuốc trạm y tế xã trên địa bàn Thành phố, hoàn thành trong năm 2018.
Cụ thể, tháng 9/2018 là thời hạn UBND Thành phố yêu cầu Sở Y tế và UBND quận/huyện/thị xã phải hoàn thành kế hoạch chi tiết về triển khai ứng dụng CNTT kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc và thực hiện Kế hoạch 155 trên địa bàn Thành phố và tại các quận/huyện, thị xã, trong đó nêu rõ trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp CNTT tham gia.
Video đang HOT
Cũng trong tháng 9/2018 này, các cơ sở bán buôn, các nhà thuốc/quầy thuốc/tủ thuốc trong các Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế cùng các Bệnh viện, Trung tâm Y tế và Trạm Y tế phải được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn để có thể sử dụng thành thạo phần mềm kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc; đồng thời nắm vững các quy định về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.
Theo chỉ đạo của UBND Thành phố, việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc (gồm các cơ sở bán buôn, các nhà thuốc/quầy thuốc/tủ thuốc trong các Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế) phải được hoàn tất trong quý IV/2018.
Quý IV/2018 cũng là thời hạn UBND các quận/huyện, thị xã và Viettel Hà Nội cùng các Công ty cung cấp phần mềm phải hoàn thành việc kết nối liên thông phần mềm của các nhà thuốc tư nhân. Riêng với các quầy thuốc tư nhân, việc tổ chức kết nối các cơ sở cung ứng thuốc này được yêu cầu phải hoàn thành trong năm 2019.
Sở TT&TT có trách nhiệm tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở về kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, thực hiện kê đơn và bán thuốc theo đơn. Sở Công Thương đảm trách tăng cường kiểm tra các cơ sở cung ứng thuốc việc mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ, thuốc giả, xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm.
Trước đó, như ICTnews đã đưa tin, ngày 24/8/2018, gày 24/8, tại TP.Hưng Yên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, UBND tỉnh Hưng Yên và Viettel đã bấm nút khai trương hệ thống CNTT quản lý chuỗi cung ứng thuốc toàn quốc, phát lệnh kết nối mạng các nhà thuốc trong cả nước. Tại thời điểm đó, theo báo cáo của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, đã có 25 tỉnh, thành phố tham gia kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc, đã cấp tài khoản cho 4.178 cơ sở bán lẻ thuốc, có 1915 cơ sở đã thực hiện kết nối mạng, quản lý được 22.196 đơn thuốc.
Với Hà Nội, theo số liệu của Sở Y tế, Hà Nội hiện có 41 bệnh viện, 30 Trung tâm Y tế quận, huyện, 2 Trung tâm chuyên khoa trực thuộc; 40 bệnh viện Trung ương, Bộ ngành; 34 bệnh viện tư nhân. Riêng các cơ sở kinh doanh y dược, có 1.160 cơ sở bán buôn, 3.470 nhà thuốc và 2.250 quầy thuốc.
Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, việc ứng dụng CNTT đối với các cơ sở bán lẻ thuốc đã được triển khai thực hiện. Trong đó, tính đến trung tuần tháng 8/2018, đã có 22,5% nhà thuốc, 5% quầy thuốc có kết nối Internet; 18,3% nhà thuốc, 0,9% quầy thuốc có sử dụng phần mềm quản lý thuốc với hơn 10 nhà cùng cấp phần mềm. Một số nhà thuốc bệnh viện đã có phần mềm kết nối với khoa khám bệnh, đơn thuốc bác sỹ kê được chuyển ra nhà thuốc. Đặc biệt, có nhà thuốc ở một số bệnh viện đã có mã dán trên từng sản phẩm, thuận lợi cho việc bán hàng, theo dõi xuất nhập tồn.
Theo infonet
Ông Trương Gia Bình trở thành ủy viên một Ủy ban của Chính phủ
Trong danh sách Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, ngoài Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ trưởng, còn có những tên tuổi nổi tiếng.
Ông Trương Gia Bình (ảnh IT).
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. Phó Chủ tịch Ủy ban là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng là Ủy viên thường trực kiêm Tổng thư ký Ủy ban.
Các ủy viên gồm: Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
Trung tướng Đặng Vũ Sơn, Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng GĐ Tập đoàn Công nghiệp -Viễn thông Quân đội; ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần FPT.
Như vậy trong số những thành viên của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử có trường hợp ông Trương Gia Bình là người đứng đầu một doanh nghiệp tư nhân, ông không phải công chức nhà nước.
Ông Trương Gia Bình sinh năm 1956, tốt nghiệp cử nhân Toán, Đại học Tổng hợp Lomonosov, Tiến sĩ Toán Lý, Đại học Tổng hợp Lomonosov, CHLB Nga, năm 1982, được phong hàm Phó Giáo sư năm 1991 tại Việt Nam.
Ông Bình từng công tác tại Viện Cơ học, Viện Khoa học Việt Nam; Tổng Giám đốc Công ty FPT; Chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh - HSB, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; từ năm 1998- 2005: Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam; từ năm 2002 - 2009: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT; từ năm 2009 đến nay: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT.
Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
Đồng thời, cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Theo Danviet
Thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1072/QĐ-TTg thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin. Thủ tướng trực tiếp làm Chủ tịch Ủy ban. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Phó Chủ tịch Ủy ban. Ủy viên Thường...