Hơn 45 triệu người vẫn sống kiếp nô lệ thời hiện đại
Báo cáo Chỉ số Nô lệ 2016 của Quỹ Walk Free Foundation cho biết, hơn 45 triệu người, bao gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em trên toàn cầu vẫn đang phải sống trong kiếp nô lệ thời hiện đại, trong đó, 2/3 số này ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Báo cáo được công bố ngày 31.5 cũng chỉ ra rằng, số người phải sống kiếp nô lệ thời hiện đại đã gia tăng 28% so với cách đây 2 năm. Báo cáo được tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin từ 167 quốc gia với 42.000 cuộc phỏng vấn đã được tiến hành bằng 53 ngôn ngữ khác nhau.
Theo báo cáo này, Ấn Độ là đất nước có số người phải sống kiếp nô lệ cao nhất, với 18,35 triệu người. Cũng theo báo cáo này, xét về mặt số lượng, top 5 nước có nhiều người phải sống trong kiếp nô lệ nhất lại đều là những quốc gia châu Á. Sau Ấn Độ lần lượt là Trung Quốc (3,39 triệu người), Pakistan (2,13 triệu người), Bangladesh (1,53 triệu người) và Uzbekistan (1,23 triệu người).
Nhiều phụ nữ và trẻ em phải làm việc như nô lệ trong các lò gạch ở Ấn Độ.
Cảnh sống nô lệ thời hiện đại được mô tả là tình trạng một người không có quyền tự quyết định vận mệnh của bản thân do bị đe dọa, ép buộc, lạm dụng, bạo lực hoặc lừa bịp.
Video đang HOT
Họ có thể bị lừa sống và lao động như nô lệ trên các tàu đánh cá, trái với ý muốn của họ hoặc bị ép làm việc trong các nhà thổ.
Hiện nay khoảng 124 nước đã hình sự hóa nạn buôn người phù hợp với Nghị định thư của Liên Hợp Quốc và 96 quốc gia đã xây dựng các kế hoạch hành động quốc gia để giải quyết vấn nạn này. Tuy nhiên, người sáng lập Quỹ Walk Free Foundation năm 2012, ông trùm khai thác mỏ người Úc, Andrew Forrest vẫn kêu gọi chính phủ các quốc gia cần có những hành động và biện pháp mạnh mẽ hơn để chống lại vấn nạn này.
Báo cáo Chỉ số Nô lệ 2016 dẫn Croatia, Brazil và Philippines là những nước đã có các bước tích cực để chống lại nạn nô lệ thời hiện đại kể từ báo cáo Chỉ số Nô Lệ 2014, trong khi Ấn Độ cũng đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết vấn đề.
Theo Danviet
Thượng đỉnh châu Á lại nóng vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh khu vực châu Á tổ chức thường niên tại Singapore, sẽ lại nóng lên với vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông với sự có mặt của bộ trưởng quốc phòng và các chuyên gia quân sự các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hình ảnh đảo Ba Bình thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin CNA, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 31.5 sẽ lên đường để dự thượng đỉnh an ninh châu Á tại Singapore.
Thượng đỉnh an ninh lần này được tổ chức trong bối cảnh các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á ngày càng quan ngại trước các hoạt động bành trướng của Trung Quốc nhằm thực thi tuyên bố chủ quyền một cách ngang ngược trên vùng Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn.
Bắc Kinh đang sử dụng các máy hút cát và các công cụ khác với mục tiêu biến các thực thể địa lý ngập nước trong khu vực thành các căn cứ quân sự.
Lầu Năm Góc tháng này đã ra báo cáo tuyên bố Bắc Kinh đã bồi đắp trái phép thêm 1.300 héc-ta đất tại 7 thực thể địa lý mà nước này chiếm giữ trái phép thuộc quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tham gia thượng đỉnh an ninh thường niên lần này, bộ trưởng quốc phòng các nước, các chuyên gia quân sự còn thảo luận một loạt các vấn đề an ninh khu vực khác như thách thức khủng bố gia tăng trong khu vực và chương trình hạt nhân của Triều Tiên, bên cạnh vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Kể từ khi được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào tháng 2.2015, ông Carter đã có lập trường cứng rắn, lên án các hoạt động bồi đắp trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tại đối thoại Shangri-La tổ chức vào năm ngoái, ông Carter đã kịch liệt lên án Trung Quốc và thứ Sáu vừa qua ông Carter lại nhấn mạnh Trung Quốc đang tự dựng "Vạn Lý Trường Thành tự cô lập mình trên biển".
"Các quốc gia trên toàn khu vực, gồm các quốc gia đồng minh, đối tác và quốc gia không liên kết đang bày tỏ quan ngại lớn nhất từ trước tới nay, cả công khai và không công khai", Bộ trưởng Carter nói.
Mỹ đã tổ chức một số cuộc tuần tra an ninh hàng hải và lờ đi các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc xung quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên Biển Đông bằng việc điều tàu và máy bay áp sát các đảo trên.
Theo Danviet
Thế giới hiện đại vẫn còn 45 triệu nô lệ Cả thế giới hiện có trên 45 triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em là nô lệ, cao gấp nhiều lần so với những con số thống kê trước đây, với 2/3 số nô lệ tập trung ở châu Á-Thái Bình Dương. Một nô lệ trẻ em ở Haiti. YOUTUBE Con số 45 triệu nô lệ trên thế giới được đưa ra...