Hơn 42 triệu tài khoản ‘nuôi’ đường dây đánh bạc nghìn tỉ như thế nào?
Để có thể thu về lượng “ tiền bẩn” hàng nghìn tỉ đồng, phải kể đến sự đóng góp “tích cực” từ các con bạc khi ngày ngày cống nạp, “nuôi” đường dây tồn tại và phát triển.
Quyết định truy tố 92 bị can, được xác định có liên quan đến đường dây đánh bạc hàng nhìn tỉ đồng qua mạng internet thông qua game bài Rikvip/Tip.club xảy ra ở khắp các tỉnh, thành phố đã được đưa ra.
Đường dây đánh bạc có quy mô toàn quốc được xây dựng từ một mạng lưới liên kết gồm: 25 đại lý cấp 1, 5.877 đại lý cấp 2 đã đem lại hàng nghìn tỉ đồng cho hai “ông trùm” Nguyễn Văn Dương (SN 1975, trú tại Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội), Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH đầu tư phát triển An ninh công nghệ cao (CNC) và Phan Sào Nam (SN 1979, trú tại Q1, TP. HCM), Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần VTC truyền thông trực tuyến (VTC online) và những người có liên quan.
Hàng nghìn con bạc đã tham gia vào đường dây game bài Rikvip/Tip.clup do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương điều hành (Ảnh: Trần Mạnh Cường)Truy tố 77 bị can về tội Đánh bạc
Để có thể thu về lượng “tiền bẩn” khổng lồ, phải kể đến sự đóng góp “tích cực” từ các con bạc khi ngày ngày cống nạp “nuôi” đường dây tồn tại và phát triển. Bất cứ lúc nào và bất kể nơi đâu, để tham gia “xới bạc” trực tuyến này, các con bạc chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối Internet hay smartphone cài ứng dụng game bài.
Đồng thời, dưới sự hỗ trợ vô cùng thuận lợi từ các cổng thanh toán, đồng Rik được các con bạc dễ dàng quy đổi từ tiền mặt hoặc thẻ cào điện thoại của các nhà mạng hay thẻ game…
Theo tài liệu điều tra thu thập được, từ ngày 19/4/2015 – 29/8/2017, đã có 42.956 triệu tài khoản game đánh bạc trên hệ thống, trong đó 42.950.805 tài khoản do các con bạc lập ra. Chỉ có 5.913 tài khoản là của các đại lý trong đường dây này.
Đặc biệt, riêng ngày 9/8/2016, gần 19 triệu con bạc tham gia chơi trực tuyến. Trong đó, có 291.668 tài khoản có số điện thoại kèm theo, đồng thời 518 tài khoản có số Rik thả cược từ 6 triệu đồng trở lên trong một lần chơi.
Cáo trạng kết luận, vì mức tối thiểu của tội “Đánh bạc” được nâng lên 5 triệu đồng nên trong đường dây đánh bạc này, trong 2 ngày 8-9/8/2016, chỉ có 518 tài khoản chơi đủ dấu hiệu cấu thành. Từ đó, trong giai đoạn 1, cơ quan công tố quyết định đưa ra truy tố, xét xử đối với 77 bị can.
Khi 9x đi lừa đảo lấy tiền chơi bạc
Trong số hàng nghìn người tham gia vào đường dây cờ bạc do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương điều hành, đã có con bạc đi lừa đảo để có tiền chơi bạc.
Video đang HOT
Cụ thể, ngày 26/7/2017 qua xác minh, Công an tỉnh Phú Thọ đã tiến hành bắt giữ Lê Văn Huy (SN 1997, trú tại TX Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) là người lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của chị Phương. Huy khai nhận sau khi chiếm đoạt tài sản của chị Võ Minh Phương (SN 1983, trú tại TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Theo tài liệu điều tra, ngày 16/5/2017, Huy đã lên mạng xã hội tìm kiếm tài khoản Facebook của người khác để lừa đảo. Sau khi hack được tài khoản Facebook H.N, con bạc đã giả danh làm bác ruột của chị Phương nhờ mua hộ 110 thẻ cào trị giá 55 triệu đồng rồi quy đổi thành 40,5 triệu tiền mặt.
Do hám bạc, Huy đã sử dụng toàn bộ số tiền được quy đổi mua tiền ảo (của đại lý Lê Anh Dũng ở Đà Nẵng) để đánh bạc trực tuyến qua hình thức game bài Rikvip nhưng thua hết.
Từ vụ việc của Huy, Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Phú Thọ đã lần ra đường dây đánh bạc trá hình theo game bài Rikvip/Tip.club với quy mô trên nhiều tỉnh thành trong cả nước; số lượng tham gia lên đến hàng chục ngàn người, đa dạng về các thành phần, trong đó có cả người thuộc lực lượng Công an.
Theo cáo trạng, tổng số tiền thu lời bất chính được xác định hơn 9.800 tỉ đồng. Trừ đi chi phí quản lý, trả lương, trả thưởng cho con bạc và nộp thuế, các cá nhân trong vụ án này đã hưởng lợi trên 4.713 tỉ đồng.
Trong đó, số tiền hưởng lợi của Nguyễn Văn Dương khoảng 1.655 tỉ đồng còn Phan Sào Nam khoảng 1.475 tỉ đồng.
Theo Khắc Hiếu (Đời sống & Pháp lý)
Cựu tướng Nguyễn Thanh Hóa bảo kê game đánh bạc Rikvip như thế nào?
Biết công ty của Nguyễn Văn Dương vận hành game đánh bạc qua mạng nhưng cựu Cục trưởng C50 không xử lý mà còn bao che, không cho các đơn vị nghiệp vụ xác minh, góc gỡ.
Trong bản cáo trạng dài 235 trang vừa được VKSND tỉnh Phú Thọ ban hành hôm 31.8, cơ quan tố tụng xác định ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - C50, Bộ Công an) có dấu hiệu bảo kê cho Công ty CNC tổ chức đánh bạc qua game Rikvip.
Sai phạm của ông Hóa diễn ra từ lúc quyết định cho công ty của Nguyễn Văn Dương làm công ty bình phong cho đến suốt quá trình cơ quan chức năng của Bộ Công an và một số địa phương phát hiện doanh nghiệp này vi phạm pháp luật.
Không chấp hành ý kiến của thứ trưởng
Năm 2011, Nguyễn Thanh Hóa chỉ đạo cấp dưới làm văn bản trình ý kiến lên Tổng cục Cảnh sát về việc thành lập công ty bình phong theo mô hình TNHH. Trong đó C50 góp 20% phần vốn và cử người phụ trách công nghệ thông tin.
Trong thời gian xin chủ trương, qua giới thiệu của ông Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), ông Hóa đã gặp Nguyễn Văn Dương để thống nhất cho CNC làm công ty bình phong. Với thỏa thuận C50 được hưởng 20% lợi nhuận kinh doanh dù không góp vốn, ông Hóa đã đề nghị cấp trên cho CNC phát hành trò chơi cờ bạc trên Internet. Lý do cựu Cục trưởng C50 nêu trong đề xuất là nhằm quản lý hoạt động cờ bạc hợp pháp và tạo nguồn thu xây dựng lực lượng hacker chuyên nghiệp, phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao.
Ông Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng C50. Đồ họa: Phượng Nguyễn
Cũng từ những tham mưu của ông Hóa, bị can Phan Văn Vĩnh ký quyết định công nhận CNC làm công ty bình phong trái quy định; đồng thời cho doanh nghiệp này thuê trụ sở của Tổng cục Cảnh sát ở số 10 Hồ Giám, quận Đống Đa, Hà Nội. Cơ quan tố tụng xác định việc này tạo ra rào cản cho cơ quan chức năng khi xác minh, xử lý Dương.
Cụ thể là giữa năm 2015, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an Hà Nội phát hiện CNC liên kế với VTC online vận hành 2 game đánh bạc Rikvip và 23zdo. Sau khi triệu tập những người liên quan, đơn vị này xác định công ty của Dương có dấu hiệu tổ chức đánh bạc qua mạng. Tuy nhiên, việc điều tra phải dừng lại vì kết quả xác minh cho thấy CNC là đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an. Tại trụ sở công ty có bảng ghi "Bộ Công an - Cục C50" và phòng làm việc của ông Nguyễn Thanh Hóa.
Đáng chú ý, ông Hóa còn bàn bạc, xây dựng văn bản để ông Phan Văn Vĩnh ký báo cáo Bộ Công an và Bộ TT&TT hợp pháp hóa 2 cổng game Rikvip.com và 23zdo.com mà công ty bình phong đang vận hành "chui". Khi lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu báo cáo hoạt động của Rikvip.com và 23zdo.com có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ông Hóa đã không chấp hành ý kiến chỉ đạo. Sau 50 ngày, khi có văn bản yêu cầu báo cáo lần 2, cựu Cục trưởng C50 mới chỉ đạo cấp dưới báo cáo nhưng khẳng định 2 game bài trên đã được cơ quan chức năng cấp phép.
Ngoài ra, Tổng cục Cảnh sát yêu cầu dừng phối hợp nghiệp vụ với CNC, ông Hóa còn soạn văn bản trình ông Vĩnh ký, để che giấu việc C50 góp vốn vào công ty của Dương bằng lợi thế nghề nghiệp.
Khẳng định Rikvip không phải đánh bạc
Giữa năm 2015, Phòng Phòng chống tội phạm máy tính (Phòng 2 - C50) phát hiện Rikvip có dấu hiệu tổ chức đánh bạc nên đề xuất được xác minh. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Hóa không đồng ý với lý do CNC là công ty bình phong vận hành Rikvip không vi phạm pháp luật.
Tháng 8.2016, ông Hóa ký văn bản gửi ông Vĩnh, báo việc game bài Rikvip có dấu hiệu đánh bạc. Ông Vĩnh đồng ý với đề xuất xác minh về game bài này, đồng thời chỉ đạo C50 báo cáo lãnh đạo bộ để xây dựng kế hoạch bóc gỡ. Tuy nhiên, cơ quan chức năng xác định Tổng cục Cảnh sát và C50 không xây dựng kế hoạch, không báo cáo lãnh đạo bộ và cũng không tổ chức xác minh để đấu tranh.
Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch HĐTV công ty CNC. Ảnh: BCA
Một tháng sau, Nguyễn Văn Dương và đồng phạm đổi tên Rikvip thành Tip.Club. Phòng 2 - C50 nhiều lần báo cáo Nguyễn Thanh Hóa về hoạt động phức tạp của game đánh bạc trá hình này nhưng cựu cục trưởng không chỉ đạo xác minh làm rõ.
Theo cáo trạng, 3 Phó cục trưởng của C50 thời điểm đó là các ông Lê Xuân Minh, Đỗ Anh Tuấn và Võ Tuấn Dũng biết công ty bình phong kinh doanh game đánh bạc nên đề xuất xác minh, xử lý. Tuy nhiên, ông Hóa vẫn cho rằng Rikvip không phải đánh bạc, không phải tội phạm.
Thời gian CNC là công ty bình phong, ông Hóa trực tiếp theo dõi, quản lý doanh nghiệp này. Phòng tham mưu là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ theo dõi văn bản đến nhưng không được kiểm tra. Khi Phòng 4 của C50 không được điều tra cơ bản về CNC theo thẩm quyền, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát đã có chỉ đạo. Nhưng ông Hóa lại thông báo giao việc điều tra cơ bản cho một phòng khác. Trong khi thực tế, cựu Cục trưởng C50 không giao cho ai điều tra cơ bản.
Không thừa nhận cầm 22 tỷ đồng của trùm cờ bạc
Cáo trạng của VKSND tỉnh Phú Thọ thể hiện ông Hóa chưa thành khẩn, ăn năn hối lỗi về hành vi mà đổ lỗi cho người khác. Quá trình điều tra, Nguyễn Thanh Hóa chỉ thừa nhận Nguyễn Văn Dương hỗ trợ C50 số tiền 700 triệu và phần mềm diệt virus trị giá 30.000 USD.
Cựu Cục trưởng C50 không thừa nhận việc Dương đưa cho ông 22 tỷ đồng.
Về mục đích cho công ty bình phong tổ chức đánh bạc, theo ông Hóa là nhằm tạo nguồn thu để xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng. Tuy nhiên, hơn 2 năm tổ chức đánh bạc qua mạng thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng, CNC không đầu tư khoản tiền nào cho hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng (trừ 2 khoản ông Hóa đã thừa nhận ở trên).
Cơ quan tố tụng xác định việc quyết định số phận game đánh bạc Rikvip của Dương nằm trong tay ông Vĩnh và Hóa. Xét về bản chất, 2 cựu tướng công an có dấu hiệu bảo kê, nhận hối lộ. Trong đó, ông Vĩnh là người chỉ đạo, còn ông Hóa là người thực hành tích cực.
Song quá trình điều tra, cơ quan công an chưa đủ căn cứ xác định ông Vĩnh và ông Hóa hưởng lợi cá nhân. Do vậy, việc xem xét xử lý 2 bị can này mới dừng lại ở mức độ cấu thành tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Phan Văn Vĩnh liên quan thế nào đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ? Ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, bị bắt tạm giam để điều tra tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan tới đường dây đánh bạc.
Theo Bá Chiêm (Zing)
Đa cấp Thiên Rồng Việt đã lừa đảo 200 tỷ đồng như thế nào? Vẫn thủ đoạn dùng các dự án ảo với hứa hẹn lợi nhuận cao để huy động vốn của người sau trả cho người trước, Thiên Rồng Việt đã lừa 200 tỷ đồng trót lọt từ nhiều người hám lợi bất chính. Dàn lãnh đạo công ty "ma" sa lưới Ngày 17/7/2018, tổng cục Cảnh sát đã chỉ đạo văn phòng Cơ quan...