Hơn 41.000 giáo viên ở TP.HCM bị ảnh hưởng thu nhập do dịch Covid-19
Hơn 41.000 giáo viên ở TP.HCM bị ảnh hưởng thu nhập do dịch Covid-19, trong đó có gần 30.000 giáo viên mầm non ngoài công lập.
Theo báo cáo tác động của Covid-19 đối của Sở GD-ĐT TP.HCM, toàn thành phố có hơn 41.000 giáo viên bị ảnh hưởng thu nhập do Covid-19.
Cụ thể, có 39.126 người thuộc diện bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương. Trong đó, 29.766 giáo viên mầm non ngoài công lập; 1.562 người ở trường công.Còn lại là giáo viên ở các cấp tiểu học và trung học.
Hơn 41.000 giáo viên ở TP.HCM bị ảnh hưởng thu nhập do dịch Covid-19
Có 2.182 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Có 414 người không có giao kết hợp đồng và mất việc làm.
Theo Sở GD-ĐT, do dịch Covid-19, trường học đóng cửa từ tháng 2 tới nay dẫn tới bị ảnh hưởng tài chính nghiêm trọng.
Đặc biệt các cơ sở giáo dục ngoài công lập không có nguồn thu, trong khi vẫn phải phát sinh chi phí để duy trì hoạt động như chi mặt bằng, trả lương cho cán bộ giáo viên, nộp bảo hiểm.
Video đang HOT
Trong đó có tới 879 cơ sở giáo dục mầm non và trên 23.460 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên bị ảnh hưởng về các khoản lương, bảo hiểm theo quy định.
Đối với giáo viên, trong thời gian nghỉ học phòng dịch, có tới 80% giáo viên bị ảnh hưởng việc làm, đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên làm việc tại các cơ sở mầm non ngoài công lập.
Sở GD-ĐT đã kiến nghị có các giải pháp miễn giảm các loại phí, giãn thời gian nộp thuế, hỗ trợ vay 0% lãi suất đối với cơ sở ngoài công lập có nhu cầu duy trì hoạt động.
Tại cuộc họp bất thường của HĐND TP.HCM ngày 27/3, đã thông qua đề xuất hỗ trợ người lao động bị mất việc do dịch Covid-19 (không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp) bao gồm cả giáo viên, nhân viên cơ sở mầm non ngoài công lập và nhóm trẻ.
Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số ngày thực tế lao động bị mất việc, tối đa không quá 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6).
Theo tính toán, tổng số người lao động được hỗ trợ là 600.000 người, tổng kinh phí hỗ trợ là 1.800 tỷ đồng.
Hiện nay TP.HCM có gần 80.000 giáo viên từ mầm non đến THPT (bao gồm cả GDTX).
Lê Huyền
TP HCM: Cơ sở giáo dục phải có điểm tiêu chí an toàn từ 50% trở lên mới hoạt động
Theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với cơ sở giáo dục ở TP HCM, học sinh sẽ được kiểm tra nhiệt độ khi vào lớp hoặc vào trường; đeo khẩu trang trong trường; thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc nước sát khuẩn trước khi vào lớp...
Tối 23-4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP HCM đã quyết định ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, Bộ tiêu chí áp dụng cho 2 nhóm đối tượng: cơ sở mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông.
Mỗi Bộ tiêu chí đánh giá có 10 tiêu chí thành phần (mỗi tiêu chí thành phần tối đa 10 điểm - mức điểm an toàn cao nhất).
Muốn được hoạt động, các cơ sở giáo dục phải có điểm tiêu chí an toàn từ 50% trở lên
Một số tiêu chí thành phần cơ sở mầm non như: số lượng; mật độ; khoảng cách trẻ, giáo viên, cán bộ, nhân viên; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn; đeo khẩu trang trong trường; kiểm tra nhiệt độ; tổ chức đi học bằng xe đưa rước; tổ chức hoạt động ăn sáng; phòng cách ly đúng quy định và hoạt động sau 16 giờ 30 phút...
Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, một số tiêu chí thành phần như: tổ chức hoạt động bán trú, căn tin; kiểm tra nhiệt độ khi vào lớp hoặc vào trường; đeo khẩu trang trong trường; thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc nước sát khuẩn trước khi vào lớp, có dụng cụ uống nước sạch riêng biệt cho mỗi người; khoảng cách, mật độ học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên; số lượng học sinh, giáo viên, nhân viên tập trung tối đa trong một thời điểm...
Với công thức tính Tiêu chí an toàn (TCAT) bằng tổng điểm các tiêu chí thành phần/100.
Nếu TCAT từ 90%-100%, được xếp loại mức độ an toàn rất cao, được tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; dạy học.
Nếu TCAT từ 70%-90%, được xếp loại mức độ an toàn cao, được tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; dạy học nhưng phải kiểm tra định kỳ để khắc phục các hạn chế ở các tiêu chí thành phần thấp điểm.
Nếu TCAT từ 50%-70%, được xếp loại mức độ an toàn trung bình, có thể tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; dạy học nhưng phải thường xuyên kiểm tra để khắc phục các hạn chế ở các tiêu chí thành phần thấp điểm.
Nếu TCAT từ 30% đến dưới 50%, được xếp vào nhóm mức độ an toàn thấp, phải có giải pháp đảm bảo an toàn mới được tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; dạy học.
Còn TCAT chỉ đạt dưới 30%, tức thuộc nhóm có mức độ an toàn rất thấp, thì không được tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; dạy học.
Phan Anh
Lợi trước mắt thiệt lâu dài khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, không ít người lao động (NLĐ) bị mất việc làm, không ít trong số họ đã lựa chọn hưởng Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi trước mắt và về lâu dài của NLĐ. Người lao động làm thủ tục hưởng các chế độ BHXH tại Hà Nội...