Hơn 4.000ha lúa ở Hải Phòng nguy cơ ngập lụt
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày, tại Hải Phòng, hơn 4.000 ha lúa mới cấy tại các huyện An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên… đang có nguy cơ ngập lụt.
Rau màu bị ngập tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy. Ảnh: NNVN.
Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 (Sinlaku), tại TP Hải Phòng từ 19h ngày 31/7 đến ngày 3/8 diễn ra mưa lớn rải rác kéo dài và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến mực nước sông lên cao, có nơi xấp xỉ mức báo động 2, ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước khiến hoa màu và lúa 1 số địa phương bị ngập lụt.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Phòng, qua kiểm tra sơ bộ tại một số huyện cho thấy, mưa bão chưa gây thiệt hại lớn đến sản xuất trồng trọt, tuy nhiên đã có một số diện tích cây trồng bị ảnh hưởng.
Cụ thể, tại huyện Kiến Thụy có mô hình chanh leo tại xã Thụy Hương bị sập giàn, 2ha dưa lê và 2ha rau màu tại xã Tú Sơn, 4,5ha lúa mới cấy tại xã Minh Tân và Du Lễ bị ngập nước.. Tại huyện Tiên Lãng, có 3ha diện tích dưa hấu mới trồng tại xã Tiên cường bị táp lá. Tại huyện An Dương, một số diện tích lúa mới cấy tại xã An Hòa bị ngập buổi sáng, buổi chiều nước đã rút.
Lúa mới cấy có nguy cơ bị ngập tại xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên. Ảnh: NNVN.
Video đang HOT
Hiện tại, TP Hải Phòng đang có 30.370ha lúa mới cấy, trà lúa cấy trước 15/7 đang giai đoạn đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ, còn lúa mới cấy đang giai đoạn bén rễ – hồi xanh. Diện tích cây rau màu Hè Thu đã trồng ước 2.742 ha, trong đó diện tích hiện còn trên đồng ruộng ước 2.231 ha, diện tích cây rau màu đang kỳ thu hoạch ước 1.306 ha.
Theo cơ quan chức năng, bão số 2 tuy đã qua và không đổ bộ vào Hải Phòng, tuy nhiên,do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với rãnh áp thấp đi qua khu vực Bắc Bộ nối với cơn bão Hagupit ở phía Đông đảo Đài Loan nên mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 8/8.
Do đó, TP Hải Phòng đang có khoảng 4.630ha diện tích trồng lúa và trồng hoa màu tại các huyện Vĩnh Bão, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy, quận Kiến An, quận Đồ Sơn… có nguy cơ ngập nước. Trong đó, địa phương có diện tích lúa có nguy cơ bị ngập nhiều nhất là huyện Vĩnh Bảo với 2.000ha, sau đó là huyện An Lão và huyện Tiên Lãng, mỗi địa phương có 1.000 ha.
Ông Nguyễn Hữu Rạng, Chủ tịch UBND xã Chiến Thắng, huyện An Lão cho biết: “Ngày hôm qua tại địa phương có ngập khoảng 10ha lúa mới cấy, đây là những chỗ trũng nhưng chúng tôi vẫn điều tiết nước ra được. Tuy nhiên, nếu hôm nay tiếp tục mưa to, mực nước sông cao, không tháo ra được thì sẽ tiếp tục có diện tích lúa bị ngập”.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tốc độ tăng đàn lợn nái đang rất cao, đạt 2,8 triệu con
Hiện đang lợn giống hạt nhân (cụ kị, ông bà) cả nước đạt 120.000 con, đàn nái bố mẹ, hậu bị đạt 2,89 triệu con là mức tăng rất cao sau dịch tả lợn châu Phi.
Dự kiến, công suất sản xuất lợn giống phục vụ sản xuất thịt quý 4 năm nay sẽ đạt tới 11 triệu con.
Đây là số liệu được Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường thông tin tại cuộc làm việc với UBND TP. Hải Phòng ngày 7/7.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trực tiếp vào chuồng chăn nuôi lợn của ông Bùi Minh Họa ở Đảo Bầu, xã Mỹ Đức, huyện An Lão, Hải Phòng để kiểm tra công tác tái đàn lợn.
Trước buổi làm việc với TP. Hải Phòng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đi thăm mô hình sản xuất lợn giống cụ kị, ông bà, hậu bị và lợn thịt tại hộ chăn nuôi gia đình ông Bùi Minh Họa ở Đảo Bầu, xã Mỹ Đức, huyện An Lão, TP. Hải Phòng.
Ông Bùi Minh Họa, chủ trại lợn Đảo Bầu, đã tưởng như không gượng dậy được sau dịch tả lợn châu Phi. Ông Họa cho biết, trước khi trang trại nhà ông bị dịch tả lợn châu Phi đã có tới gần 10.000 con lợn các loại, khi dịch đến đã làm ông thiệt hại nặng nề khi phải tiêu hủy tới 7.000 con lợn, trong đó có 400 con lợn giống, mất vài chục tỷ đồng, trong đó có những con lợn đực giống nhập từ Mỹ có giá từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
"Đúng lúc bị dịch, tôi được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường xuống thăm, động viên và đến bây giờ đã tái đàn được 500 con giống cụ kị, ông bà, 250 con nái hậu bị, 3.500 con lợn thịt. Dự kiến, tới tháng 9 này, trang trại sẽ khai thác ổn định 750 nái, đến cuối năm là 950 con và 7.000 con lợn thịt"- ông Họa nói.
Ông Buif Minh Họa trình bày với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Phùng Đức Tiến về kế hoạch tái đàn lợn thời gian tới.
Hiện mỗi tháng, đàn nái của ông Họa đẻ được hơn 1.000 lợn con. Cơ sở hiện cung cấp giống cho các gia trại, trang trại để bà con chăn nuôi trở lại. Trước đây chưa có dịch chúng tôi còn hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nhưng nay có dịch nên cơ sở chỉ bán trực tiếp tại trại.
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, ông Nguyễn Văn Tùng- Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cho biết: "Đến hết tháng 6 năm nay, tổng số cơ sở chăn nuôi thực hiện tái đàn lợn trên địa bàn TP đạt 2.183 cơ sở với quy mô trên 117.000 con. TP cũng phải tiêu hủy 182.000 con lợn do dịch với khối lượng gần 9.800 tấn thịt".
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã biểu dương và đánh giá cao nỗ lực tái đàn lợn của hộ gia đình ông Bùi Minh Họa, Công ty Amavet- đơn vị phối hợp với ông Họa tái đàn lợn; cũng như nỗ lực của TP. Hải Phòng về công tác tái đàn lợn.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, chúng ta đã thực hiện tổng hợp nhiều giải pháp như nhập khẩu thịt lợn và gần đây là nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tình thế. Về lâu dài vẫn phải là phát triển đàn lợn trong nước.
"Điểm mấu chốt hạt nhân phục vụ công tác tái đàn là đến nay đàn lợn giống gốc chúng ta giữ được đàn hạt nhân bao gồm 120.000 con lợn cụ kị, ông bà. Đàn lợn nái hậu bị hiện 2,8 triệu con và sẽ đáp ứng 11 triệu con vào quý 4 năm nay. Đây là điểm cốt lõi để khôi phục lại đàn lợn cả nước so với thời điểm trước khi dịch xảy ra"- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hầu hết các đàn lợn giống đều nằm trong khu vực chăn nuôi lớn, vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tái đàn cả trong các hợp tác xã và nông hộ nhỏ, các doanh nghiệp các trang trại lớn cần đẩy mạnh phát triển đàn lợn giống, bán lợn giống cho các nông hộ, ngoài ra cũng cần hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ vốn cho người chăn nuôi sau khi thiệt hại nặng bởi dịch bệnh. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, công tác tái đàn, tăng đàn trên cả nước đang tiến triển tốt. Tới quý 4 năm nay, tổng đàn lợn sẽ tương đương so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi xảy ra.
Yêu cầu các đơn vị doanh nghiệp tập trung các nhóm giải pháp kỹ thuật để làm sao đảm bảo hệ số sinh sản của đàn lợn. Cố gắng khuyến khích các doanh nghiệp bán lợn giống để đưa các hộ, trang trại quy mô vừa và nhỏ có điều kiện tiếp cận, chứ nếu chỉ có 1 phương thức như hiện nay là sinh sản ra con giống sau này nuôi đến lợn hậu bị thì như vậy bà con nông dân sẽ phải chi phí rất nhiều. Điều này sẽ khó đáp ứng nhanh ở khu vực tái đàn trên diện rộng"- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Vụ làm nước 'tinh khiết' từ nước thải: Đã tiêu thụ ở một số trường học Cục Quản lý thị trường Hải Phòng vừa kiểm tra đột xuất và phát hiện cơ sở kinh doanh dùng nước mương thải sản xuất thành nước 'tinh khiết' được tiêu thụ vào cả trường học. Cơ sở kinh doanh dùng nước mương thải sản xuất thành nước đóng bình. Ảnh: VNN Ngày 10/6, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hải Phòng...