Hơn 4.000 vị trí tuyển dụng tại Ngày hội việc làm Trường ĐH Nông lâm
Hơn 4.000 vị trí tuyển dụng được các công ty, doanh nghiệp đưa ra tuyển dụng tại ngày hội việc làm của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Vị trí ứng tuyển đa ngành nghề, mức lương dao động từ 8 – 20 triệu đồng/tháng cho 15.000 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp.
Sáng 28.9, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM tổ chức ngày hội việc làm năm 2018 cho sinh viên của trường và các trường ĐH, CĐ khu vực lân cận.
Tại ngày hội, 49 doanh nghiệp mang đến 4.000 vị trí việc làm là cơ hội cho khoảng 15.000 sinh viên trong trường và các trường lân cận giao lưu, tham quan, tìm hiểu, ứng tuyển…
Cơ hội việc làm và mức lương cao luôn thu hút đông đảo sinh viên tìm nộp hồ sơ. Ảnh: H.V
Các vị trí tuyển dụng đa lĩnh vực như nông – lâm – ngư nghiệp, ngân hàng, hành chính sự nghiệp, bất động sản, xuất khẩu lao động… với mức lương dao động từ 8 đến trên 20 triệu đồng/tháng, tùy vị trí ứng tuyển.
Cá biệt, ở lĩnh vực bất động sản có doanh nghiệp đưa ra mức lương thưởng trên 30 triệu đồng, xuất khẩu lao động cam kết lương 30 – 40 triệu đồng/tháng thu nhập. Nhiều công ty, doanh nghiệp con đưa ra các phúc lợi khác như đưa đi đào tạo nước ngoài nếu ứng viên có tiềm năng.
Ngoài hoạt động tuyển dụng trực tiếp, Ngày hội việc làm năm 2018 của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM còn diễn ra các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong phỏng vấn tìm việc.
Video đang HOT
Các sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đang ghi hồ sơ ứng tuyển tại Ngày hội việc làm. Ảnh: H.V
Buổi tọa đàm với chủ đề “Thử thách – cơ hội cho sinh viên trong kỷ nguyên 4.0″, với các diễn giả là những người đã và đang thành công trên thương trường.
Ngoài ra, tại ngày hội việc làm, 63 sinh viên đã được trao học bổng hỗ trợ học tập với tổng trị giá 180 triệu đồng do các doanh nghiệp tài trợ.
Phát biểu tại ngày hội việc làm 2018, PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết ngày hội việc làm là sự kiện thường niên do trường tổ chức. Đây là sự cam kết với người học, với các doanh nghiệp, cơ quan đối tác về chất lượng đầu ra và cũng là dịp để nhà trường lắng nghe ý kiến phản hồi của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nguồn lực được đào tạo từ nhà trường.
Được biết, ngày hội việc làm năm 2017 đã có khoảng 750 sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm.
Theo Danviet
Nhiều hộ nông lâm ngư nghiệp ở Kiên Giang chưa được tiếp cận BHYT
Những hộ nông, lâm và ngư nghiệp có mức sống trung bình được giảm 40% tiền mua BHYT. Tuy nhiên đến nay, họ vẫn chưa được tiếp cận chính sách này.
Gia đình bà Nguyễn Thị Chơn, ngụ tại ấp Bình Minh, xã Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận có 2 nhân khẩu, sống chủ yếu bằng nghề nấu rượu và chăn nuôi heo. Do cả 2 vợ chồng bà Chơn đều đã lớn tuổi, thường xuyên phải khám chữa bệnh nên dù kinh tế còn khó khăn, bà vẫn duy trì mua bảo hiểm y tế tự nguyện liên tục suốt 4 năm qua.
Riêng năm 2017, bà đã mua bảo hiểm y tế ngay từ đầu năm với mức là 750.000 đồng/người/năm. Nếu được tiếp cận mua BHYT theo hộ nông - lâm - nghiệp có mức trung bình thì bà chỉ tốn 900.000 đồng cho cả 2 người nhưng do không ai hướng dẫn, tư vấn nên bà vẫn không biết đến chính sách này.
Phần lớn người dân trong tỉnh Kiên Giang chưa tiếp cận được với BHYT hộ nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình.
"Vợ chồng tôi mua bảo hiểm thường xuyên, hàng năm. Tiền bảo hiểm mua khi đó cũng khá cao, bây giờ già không làm được gì kiếm tiền cũng khó khăn. Có chính sách mới nên chúng tôi cũng mong các sở ngành hỗ trợ chúng tôi, vì bảo hiểm mà giảm được tí nào là mừng"- bà Nguyễn Thị Chơn nói.
Gia đình ông Võ Văn Thìn cùng ngụ tại ấp Bình Minh có 3 nhân khẩu, kinh tế chỉ ở mức trung bình, nếu mua bảo hiểm cho cả 3 người thì số tiền phải chi trả lên đến trên 2,2 triệu đồng/năm. Số tiền khá lớn so với tổng thu nhập chung của một hộ làm nông nghiệp, nên ông Thìn khá đắn đo chưa dám mạnh dạn bỏ tiền mua bảo hiểm y tế dù biết rằng bảo hiểm y tế là rất cần thiết.
Nếu được tư vấn và tiếp cận chính sách hỗ trợ này, gia đình ông chỉ tốn hơn 1,3 triệu đồng. Khi được biết chính sách này, ông vui mừng cho rằng: "Vì gia đình cũng gặp khó khăn nên chưa mua bảo hiểm y tế. Nếu chủ trương này được thực hiện sớm, tôi rất vui và hoan nghênh, vì chính sách này thiết thực, để cho dân được điều trị tốt hơn và mua được nhiều hơn".
Theo thống kê sơ bộ, toàn huyện Vĩnh Thuận có gần 6.000 người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình cần được hỗ trợ. Tuy nhiên cho tới hiện tại chỉ có 15 người tham gia bảo hiểm y tế. Ông Nguyễn Văn Thoàn, Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Vĩnh Thuận cho biết, nguyên nhân ban đầu là do công tác phối hợp giữa ngành thương binh, xã hội và các địa phương còn chậm.
"Việc cụ thể hóa, triển khai của UBND tỉnh, Sở LĐTBXH, Bảo hiểm xã hội tỉnh chậm. Về phía huyện, ngành chuyên môn như BHXH, phòng LĐTBXH chậm phối hợp với nhau để triển khai tới các xã, người dân để họ biết mình thuộc đối tượng nào để hưởng quyền lợi Nghị quyết 81 đề ra"- ông Nguyễn Văn Thoàn cho biết.
Hiện nay, toàn tỉnh Kiên Giang mới chỉ có 2.132 người tham gia BHYT hộ nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình, trong đó nhiều là huyện Giồng Riềng với hơn 1.000 người, nhiều địa phương vẫn chưa có trường hợp nào tham gia. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang cũng triển khai các phòng lao động và uỷ quyền để triển khai cho các xã. Vấn đề là các xã chưa triển khai rộng cho người dân hiểu.
TP Rạch Giá chưa có người dân nào tham gia BHYT hộ nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình.
Bà Võ Thị Hồng Nhan, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Kiên Giang cho rằng: "Nghị quyết HĐND đã hỗ trợ thêm 10%, tổng số là 40%. Nếu tham gia hộ gia đình có 4-5 người thì tham gia bên hộ gia đình có mức sống trung bình vẫn có lợi hơn. Thời gian tới, cơ quan bảo hiểm phối hợp với các hội đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho tới người dân để người dân hiểu được và tham gia".
Cho dù chủ trương, chính sách đúng đắn, có lợi cho dân đến đâu nhưng do chậm triển khai ra dân, người dân vẫn không biết, không tiếp cận tham gia được thì chủ trương, chính sách đó cũng chỉ nằm trên giấy và thiệt thòi vẫn thuộc về phía người dân. Hy vọng trong thời gian tới, bằng nhiều biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền sẽ có nhiều hộ dân thuộc diện hộ nông - lâm - ngư nghiệp có mức sống trung bình tham gia BHYT, nâng tỷ lệ người dân sử dụng BHYT ở tỉnh Kiên Giang lên mức cao./.
Theo Lam Hiếu/VOV-ĐBSCL
Thủ tướng: CMCN 4.0 là cơ hội để thực hiện khát vọng phồn vinh "Chúng tôi rất đồng tình với cách đặt vấn đề của chuyên gia, diễn giả nêu. Đó là liệu Việt Nam có thể nằm ngoài cuộc chơi của cách mạng công nghiệp 4.0? Câu trả lời ngắn gọn là không - Công nghiệp 4.0 là một cuộc chơi mà mỗi quốc gia sẽ phải mặc định là một phần trong đó", Thủ tướng...