Hơn 4.000 lao động Việt Nam đang ở vùng dịch của Hàn Quốc
Trong hơn 50.000 người Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, trên 4.000 người ở Deagu và Bắc Gyeongsang – 2 địa phương tâm dịch Covid-19.
Hàn Quốc đang là quốc gia trở thành “điểm nóng” về dịch Covid-19. Thống kế của các cơ quan chức năng cho thấy lượng người Việt Nam lao động tại Hàn Quốc là rất lớn.
Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hơn 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc. Hiện, hơn 1.000 người đang ở Deagu và 3.000 người ở tỉnh Bắc Gyeongsang, 2 nơi được cho là tâm dịch tại quốc gia này.
Tính đến nay, chưa có trường hợp lao động Việt Nam nào ở Hàn Quốc bị nhiễm virus Covid-19. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Cục đã chỉ đạo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình lao động tại đây, đặc biệt trong khu vực được coi là tâm dịch.
Cơ quan quản lý lao động yêu cầu các đơn vị khuyến cáo người lao động không nên đến các khu vực đang có dịch và có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch. Ảnh: Tùng Đoàn.
Video đang HOT
Cơ quan quản lý lao động yêu cầu các đơn vị khuyến cáo người lao động không nên đến các khu vực có dịch và có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch. Đồng thời, các lao động Việt Nam nên tuân thủ các hướng dẫn về phòng tránh dịch bệnh của cơ quan chức năng Hàn Quốc.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Tư pháp Hàn Quốc) đã có thông báo chính thức cho công dân nước ngoài đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Những người này nếu có các biểu hiện liên quan đến dịch Covid-19 khi đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế công cộng sẽ không bị truy cứu về tình trạng cư trú bất hợp pháp và không bị trục xuất.
Cơ quan chức năng Hàn Quốc khuyến khích những người này đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị nếu tiếp xúc với người nhiễm virus Covid-19 hoặc nghi ngờ lây nhiễm.
Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cũng đề nghị doanh nghiệp phối hợp với Văn phòng Chương trình cấp phép làm việc cho người nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc (EPS) theo dõi tình hình dịch bệnh liên quan đến lao động Việt Nam, cung cấp thông tin phòng dịch cho người lao động.
Tính đến ngày 23/2, Hàn Quốc ghi nhận 123 ca bệnh mới, nâng tổng số người nhiễm virus corona chủng mới lên đến 556. Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) hôm nay cũng xác nhận thêm 2 ca tử vong ở nước này, nâng tổng số người chết vì virus lên thành 4 người.
Theo news.zing.vn
NÓNG: Sẵn sàng sơ tán lao động Việt Nam khỏi Trung Đông
Cùng với việc rà soát, sẵn sàng sơ tán lao động Việt Nam đang làm việc tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Trung Đông, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cũng yêu cầu các danh nghiệp tạm dừng đưa lao động mới sang khu vực này.
Tạm dừng đưa lao động Việt Nam sang Trung Đông. Ảnh minh hoạ.
Tin mới nhất từ Bộ LĐ-TB&XH cho hay, đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam sang Trung Đông làm việc thực hiện một số nhiệm vụ khẩn cấp, trong bối cảnh bất ổn trong khu vực leo thang. Đặc biệt là sau sự kiện Iran bắn tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq sáng 8/1.
Theo đó, để đảm bảo an ninh, an toàn cho người lao động đang làm việc tại khu vực này, trước nguy cơ chiến tranh xảy ra, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu: Các doanh nghiệp cần rà soát tình hình lao động, việc làm và sinh hoạt của lao động Việt Nam tại các nước trong khu vực Trung Đông, gồm: UAE, Qatar, Ả Rập Xê Út, Kuwait, Oman, Bahrain, Israel.
Đồng thời, lập danh sách lao động, số điện thoại, email, đầu mối liên hệ, cán bộ phụ trách lao động đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công trình... Gửi các thông tin về Ban Quản lý lao động tại địa bàn và Cục Quản lý lao động ngoài nước để theo dõi, quản lý va hỗ trợ khi cần thiết.
Mỗi doanh nghiệp phải thiết lập đường dây nóng (số điện thoại, email của 1 lãnh đạo và 1 cán bộ thị trường) để theo dõi diễn biến tình hình, có biện pháp ứng phó khi xảy ra phát sinh.
Các doanh nghiệp đưa người lao động đi cũng cần phối hợp chặt chẽ với các công ty sử dụng lao động, các bên liên quan xây dựng phương án bảo vệ an toàn, an ninh cho người lao động và sơ tán kịp thời khi có diễn biến xấu xảy ra.
Đặc biệt, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu, trong thời gian này, tạm thời dừng đưa người lao động đến làm việc tại các địa bàn nói trên, chờ đến khi có thông báo mới. Các doanh nghiệp phải thông tin lại với người lao động, người sử dụng và các bên liên quan về việc tạm dừng này.
Được biết, Cục Quản lý lao động ngoài nước đang phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi tình hình khu vực và lên phương án di chuyển, sơ tán người lao động Việt Nam đến các khu vực an toàn và đưa về nước trong trường hợp khẩn cấp.
Hiện Việt Nam có khoảng 20.000 lao động đang làm việc tại các quốc gia, vùng lãnh thổ khu vực Trung Đông. Trong đó, nhiều nhất là tại Ả Rập Xê Út (khoảng 7.000 người). Lao động Việt Nam chủ yếu sang làm xây dựng và giúp việc gia đình.
Hiện một số quốc gia cũng lên phương án sẵn sàng di tản người lao động, công dân khỏi các quốc gia khu vực Trung Đông, khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng.
LÊ HỮU VIỆT
Theo tienphong.vn
Người Việt nghi gặp nạn ở Anh: 'Không phải xứ phồn hoa nào cũng là miền đất hứa' Đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải tạo việc làm trong nước để người lao động có thể kiếm sống và không nghe theo những kẻ buôn người đưa đến 'miền đất hứa'. Thực trạng xuất khẩu lao động bằng những con đường phi pháp và hệ lụy của nó không còn là câu chuyện mới đối với lao động Việt Nam...