Hơn 400 xe Audi bị triệu hồi tại Việt Nam
Hơn 400 xe Audi tại Việt Nam gồm các dòng A4, A5, A6 và Q5 bị triệu hồi do nguy cơ lỗi túi khí và hỏa hoạn.
Theo công bố của Audi Việt Nam, có tổng cộng 47 chiếc Audi Q5 và 401 chiếc Audi A4, A5, A6 xuất hiện lỗi kỹ thuật liên quan đến cửa sổ trời bị thấm nước và hộp điều khiển động cơ, dù chưa ghi nhận xảy ra hiện tượng gây thương tích cho ngưởi sử dụng tại Việt Nam.
Cụ thể, 47 chiếc Audi Q5 có thời gian sản xuất từ từ 05/2010 đến 08/2016 xuất hiện hiện tượng thấm nước tại khu vực cửa sổ trời làm cho bình hơi túi khí bị ăn mòn dẫn đến túi khí hoạt động không đúng thời điểm. Audi Việt Namsẽ khắc phục lỗi trên và thay mới túi khí trần xe nếu xảy ra hiện tượng rỉ sét. Thời gian dự kiến kiểm tra khắc phục hao mòn là 5 giờ/xe và thay thế túi khí trần (nếu bị rỉ sét) là 9 giờ/xe.
Audi A4
Còn đối với các dòng xe Audi A4, A5, A6 va Q5, do tac đông môt vai yêu tô môi trương bên ngoai co thê lam cho bơm nươc lam mat phu bi nghet dẫn tới nươc lam mat cua xe bi nong lên, tiềm ẩn nguy cơ cháy xe.
Video đang HOT
Audi A5 Sportback 2017
Audi Việt Nam sẽ kiểm tra đọc lỗi và cập nhật phần mềm của hộp điều khiển động cơ, phụ trách điều khiển bơm nước làm mát phụ trên dòng xe Audi A5 và Audi A6 sử dụng động cơ 2.0 TFSI có thời gian sản xuất từ 2011 đến 2016 và sẽ thay thế bơm nước phụ nếu hệ thống điều khiển bơm phụ có lỗi xảy ra. Thời gian dự kiến kiểm tra, cập nhật hoặc thay thế là 1,5 giờ/xe.
Khách hàng đang sử dụng xe trong diện ảnh hưởng cần mang xe tới các đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền của Audi Việt Nam sẽ kiểm tra, khắc phục những xe bị ảnh hưởng hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, các khách hàng đang sử dụng xe Audi nhâp khâu theo dang di chuyên tai san hay cac xe ngoai giao cũng sẽ được Audi Việt Nam hỗ trợ liên hệ Audi AG và kiểm tra, sữa chữa khi được chấp thuận.
theo Autobikes.vn
Grab phải bồi thường cho Vinasun hơn 4,8 tỉ đồng
Trưa 28/12, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên Grab phải bồi thường cho Vinasun hơn 4,8 tỉ đồng.
Phiên tòa xét xử vụ Vinasun kiện đòi Grab bồi thường hơn 41.2 tỉ đồng sáng 28/12 tại TAND TP.HCM
Cuối giờ sáng 28/12, TAND TP.HCM đã tuyên án vụ Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Taxi Vinasun) kiện Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (Grab) đòi bồi thường hơn 41,2 tỉ đồng.
Tòa tuyên Grab phải bồi thường cho Vinasun hơn 4,8 tỉ đồng.
Trước đó, Hội đồng xét xử (HĐXX) phiên tòa cho biết: Vinasun cho rằng theo Đề án 24, Grab không có chức năng kinh doanh vận tải nhưng lại thực hiện hoạt động này nên gây thiệt hại cho Vinasun.
Căn cứ các chứng cứ cũng như lời khai nhân chứng, người liên quan cho thấy Grab giao dịch với hành khách bằng phương thức kết nối phần mềm. Hoạt động này chính là kinh doanh vận tải điện tử, chứ không đơn thuần chỉ là cung ứng phần mềm kết nối.
Đại diện VKS nhận định: Grab không tuân thủ pháp luật như không ghi tên đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe và cánh cửa. Grab Không niêm yết vị trí lái xe theo mẫu quy định, nhiều xe không có phù hiệu vi phạm Nghị định 86 của Chính phủ và Thông tư 63 được sửa đổi bởi Thông tư 60 của Bộ GTVT. Đồng thời, Grab đã không thực hiện đúng Đề án 24 và tại tòa luật sư của Grab cũng đã thừa nhận sai phạm này.
Về xem xét đánh giá thiệt hại theo yêu cầu khởi kiện của Vinasun, nguyên đơn căn cứ báo cáo tài chính từ năm 2015 đến 2017 thể hiện lợi nhuận công ty năm 2016 và 6 tháng 2017 giảm sút hơn 75 tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng hành vi vi phạm pháp luật của Grab gây thiệt hại hơn 41,2 tỷ đồng. Vì vậy Vinasun kiện Grab bồi thường khoản này bởi Vinasun sẽ có được khoản lợi nhuận này nếu không có hành vi vi phạm pháp luật của Grab.
Tuy nhiên, VKS cho rằng Vinasun không chứng minh được cụ thể sự giảm sút về lợi nhuận do hành vi trái pháp luật của Grab gây ra. Lợi nhuận của Vinasun giảm do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác động, trong đó có yếu tố hoạt động của hội đồng quản trị, điều hành, chất lượng dịch vụ...
VKS nhận định: Mặc dù doanh thu của Vinasun trong năm 2016 cao hơn 2015 hơn 226 tỷ đồng nhưng do chi phí năm 2016 tăng cao. Hoạt động kinh doanh của Vinasun kém hiệu quả hơn 2015 vì giá vốn tăng cao, chi phí lãi vay, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, nhân viên đều tăng nhưng số lượng tài xế lại giảm trên 2.400 tài xế. Ngoài doanh thu taxi, Vinasun còn có doanh thu khác như doanh thu kinh doanh vận tải ngoài hợp đồng, nhượng quyền thương mại, doanh thu bán bất động sản và doanh thu khác. "Như vậy kinh doanh của Vinasun có nhiều lĩnh vực nhưng lại không tách bạch chi phí liên quan hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi làm cơ sở chứng minh số tiền đòi bồi thường", VKS phân tích.
VKS cho rằng Grab có những hành vi trái pháp luật, cổ phiếu Vinasun có thiệt hại xảy ra và trên thực tế thiệt hại có thể lớn hơn rất nhiều so với yêu cầu bồi thường của Vinasun. Nhưng Vinasun không đưa ra được những căn cứ chứng minh hành vi vi phạm của grab là nguyên nhân duy nhất gây ra thiệt hại cho mình.
Vì vậy không đủ cơ sở chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun buộc Grab phải bồi thường số tiền là 41,2 tỷ đồng.
VKS cho biết thông qua vụ án này, VKS sẽ có báo cáo đề xuất với VKS nhân dân tối cao kiến nghị chính phủ, Bộ GTVT và các ngành có liên quan xây dựng lại khung pháp lý về việc quản lý các loại hình kinh doanh vận tải nhằm tạo sự công bằng, bình đẳng cho những đơn vị tham gia vận tải hành khách...
Yên Trang
Theo baogiaothong
Công dân thắng kiện nguyên Bộ trưởng Giáo dục Xét đơn kiện của ông Hoàng Xuân Quế, tòa án chấp nhận các nội dung khởi kiện, tuyên hủy quyết định thu bằng tiến sĩ của ông Quế, kiến nghị Bộ GD&ĐT phục hồi học vị cho người này. Ngày 14/12, TAND Hà Nội xét xử vụ án dân sự, xem xét đơn của ông Hoàng Xuân Quế (51 tuổi, quê Nghệ An)...