Hơn 40 người tìm kiếm hai thiếu niên bị lạc giữa rừng khi đi tìm hoa lan
Hai thiếu niên tại huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cùng một số người dân bản địa đi tìm hoa lan thì bị lạc giữa rừng thuộc khu vực biên giới Việt – Lào.
Chiều 21/8, thông tin từ UBND xã Hướng Phùng, huyện hướng Hóa, lực lượng chức năng vừa tìm được 2 em Hồ Văn Sao và Vi Văn Việt (15 tuổi, cùng trú tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).
Bộ đội biên phòng tham gia tìm kiếm 2 thiếu niên mất tích.
Trước đó, lúc 7h ngày 20/8, Sao và Việt cùng 8 người dân địa phương vào khu vực rừng thôn Mã Lai – Pun, xã Hướng Phùng để tìm hoa lan.
Đến tối, 8 người này trở về nhưng 2 thiếu niên trên bị mất liên lạc. Sau đó, gia đình đã đi tìm kiếm nhưng do đêm tối nên không có kết quả.
Đến sáng nay (21/8), gia đình 2 em này trình báo với Đồn Biên phòng Hướng Phùng và UBND xã Hướng Phùng.
Người dân cũng chia nhiều hướng đến khu vực rừng nơi 2 em bị lạc (Ảnh: H.T).
Tiếp nhận thông tin từ gia đình, hơn 40 người gồm: Lực lượng biên phòng, dân quân, thanh niên và người dân đã chia nhiều hướng đi vào khu vực rừng nơi 2 thiếu niên mất tích.
Video đang HOT
Khu vực rừng này cách trung tâm xã Hướng Phùng khoảng 17 km, giáp biên với nước bạn Lào, nằm giữa cột mốc 598 và 599.
Đến 15h30, lực lượng chức năng đã tìm thấy 2 thiếu niên ở một ngọn núi cao. Hiện người dân và các lực lượng đang đưa 2 em này về.
Đứng tim 'đường mì tôm' đèo Sa Mù nổi tiếng Tây Quảng Trị
Nhìn trên bản đồ, đèo Sa Mù như sợi mì tôm. Đi hết đèo là một hành trình rất đỗi gian nan bởi con đèo quá cao, hiểm trở, nhiều dốc đứng, quanh co, rất khó để đi qua.
Đèo Sa Mù nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị, nối liền hai xã Hướng Phùng và Hướng Việt của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Cung đèo có độ cao gần 1.400m so với mặt nước biển, giáp biên giới Việt - Lào. Sở dĩ, con đèo được đặt tên là Sa Mù bởi vì nơi đây mây mù phủ trắng xóa có độ dài gần 20km.
Sa Mù là con đèo hiểm trở vào loại bậc nhất miền Tây Quảng Trị. Trước đây, người dân bản địa xem Sa Mù như "con đường ma" vì quá nhiều nguy hiểm chực chờ với dốc chót vót, khúc khuỷu như tay vượn.
Theo người dân, trước kia, chưa có đường giao thông, nhắc đến địa danh Sa Mù ai cũng rùng mình, vì địa thế hiểm trở, nhiều dốc dựng đứng thậm chí có những đoạn chưa thấy dấu chân người...
Năm 1997, Đoàn Công binh Lũng Lô (thuộc Bộ Tư lệnh Công binh) được giao phụ trách khai thông phía nam đèo, để tiện giao thông đi lại. Đoạn còn lại từ đỉnh đèo kéo xuống phía bắc chân đèo do Đoàn 384 (thuộc Binh đoàn 12) phụ trách.
Vậy là cung đèo dài 19,8 km, có độ cao gần 1.400 m so với mặt nước biển, giáp biên giới Việt Nam - Lào hình thành.
Bên cạnh sự hiểm trở, đèo Sa Mù nổi tiếng bởi vẻ đẹp như tiên cảnh.
Xuất phát từ thị trấn Khe Sanh theo đường Hồ Chí Minh khoảng tầm 35 km là đến chân đèo. Nhìn từ đây, du khách sẽ thấy con đường quanh co, uốn lượn như "chú rồng" say giấc, giữa những trùng mây cao tít.
Lên tới đỉnh đèo là mây phủ trắng xóa, tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau. Đây là nơi "giao điểm" giữa đất và trời.
Cảnh đẹp và thời tiết mát mẻ khiến Sa Mù được ví như một Đà Lạt thu nhỏ.
Đặc biệt, nằm ở độ cao trung bình từ 1.000 - 1.500m so với nước biển, khí hậu mờ sương, nhiệt độ trung bình 20 độ C, Sa Mù là địa điểm lý tưởng hội tụ mọi điều kiện thích hợp để trồng các giống hoa ôn đới có giá trị kinh tế cao.
Gần 20.000 cây lan hồ điệp, 16.000 gốc hoa lily, 10.000 hoa tulip Hà Lan với nhiều màu sắc khác nhau, 2.000 hoa đồng tiền lùn, 2.000 cây hồng môn, hàng ngàn chậu dâu tây... được trồng trên đỉnh Sa Mù.
Ngày nay đến đèo Sa Mù, du khách không chỉ được trải nghiệm sự hoang sơ hùng vĩ của đèo cao, mây trắng mà còn được tham quan trang trại nông nghiệp, công nghiệp cao trồng hoa lan hồ điệp, dâu tây, cà chua thân gỗ, cẩm tú cầu... trong cái lạnh đặc trưng của vùng tiểu Đà Lạt và sương mù giăng giăng.
Tôi đã quên đi chính mình ở "Năm Mùa Bungalows" Cho đến khi rời "Năm Mùa Bungalows", tôi mới hiểu du lịch thành công là du lịch làm cho người ta quên chính mình, chỉ khi trở về với đời thường, người lữ hành mới biết mình đã đi xa cỡ nào Đường vào Năm Mùa Bungalows. Câu chuyện tái sinh Tôi đến khu du lịch Năm Mùa Bungalows, ở thôn Xa Ry,...