Hơn 3.500 tỷ đồng ủng hộ phòng, chống Covid-19
Hơn 3.500 tỷ đồng được gửi ủng hộ, đăng ký ủng hộ phòng, chống Covid-19 thông qua Mặt trận Tổ quốc các cấp và Bộ Y tế, từ đầu tháng 5 đến nay.
Theo thống kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tại lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 ngày 27/5, số tiền đăng ký ủng hộ tại điểm cầu Trung ương là hơn 623 tỷ đồng, cùng các nhu yếu phẩm phục vụ công tác phòng chống Covid-19.
Tại điểm cầu địa phương, số tiền, hiện vật tiếp nhận ủng hộ được đạt trên 1.591 tỷ đồng. Trong đó, TP HCM tiếp nhận gần 1.578 tỷ đồng; Hà Nội 11,7 tỷ đồng; Bình Dương 32 tỷ đồng; Bình Định trên 9,3 tỷ đồng; Bình Phước 4,6 tỷ đồng; Bắc Ninh 50 tỷ đồng; Ninh Bình 9,1 tỷ đồng; Tây Ninh hơn 3,3 tỷ; Hà Nam hơn 1 tỷ đồng; Đồng Tháp 388 triệu đồng; Phú Yên 321 triệu đồng.
Như vậy, tổng số tiền tại điểm cầu Trung ương và địa phương đã tiếp nhận và đăng ký ủng hộ tại lễ phát động trên 2.214 tỷ đồng. Bên cạnh đó, từ 1/5 đến 26/5, Ban Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 50,4 tỷ đồng; Bộ Y tế tiếp nhận trực tiếp 988 tỷ đồng.
Ở các địa phương, thống kê ban đầu của 19 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, An Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Điện Biên, Đăk Nông, Hà Nam, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc tiếp nhận được hơn 242 tỷ đồng. Tổng số tiền từ 27/4 đến 26/5 tiếp nhận qua Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Y tế và Ủy ban MTTQ Việt Nam 19 tỉnh, thành phố là gần 1.300 tỷ đồng.
Chủ tịch MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến (phải) tiếp nhận số tiền ủng hộ từ cán bộ, công chức, viên chức ngành Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Hoàng Phong
Phó chủ tịch MTTQ VN Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, số tiền kêu gọi được thực hiện theo Nghị định 64 năm 2008 của Chính phủ. Ban cứu trợ Trung ương là cơ quan tham mưu, hỗ trợ cho lãnh đạo của cơ quan Mặt trận Trung ương quyết định phân bổ các kinh phí thực hiện mục tiêu chung.
Video đang HOT
“Trong giai đoạn cấp bách hiện nay, khi dịch bệnh lây lan nhanh chóng trong cộng đồng thì nguồn lực vận động được Mặt trận ưu tiên đóng góp vào quỹ Vaccine phòng chống dịch mà Thủ tướng ký quyết định ngày 28/5″, bà Ánh nói.
Phần tiền còn lại, Mặt trận sẽ hỗ trợ cho các cơ sở y tế điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 để mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc, đặc biệt là các máy thở, vật tư thiết bị để phòng dịch cho đội ngũ y bác sĩ đi làm nhiệm vụ.
Theo bà Ánh, Ban cứu trợ Trung ương đã thống nhất hỗ trợ động viên tinh thần và bồi dưỡng sức khỏe cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống Covid-19. Đó là các y bác sĩ trong các cơ sở điều trị, trung tâm cách ly, các chiến sĩ của quân đội, công an tham gia thực hiện nhiệm vụ ở các khu cách ly, cửa khẩu, thực hiện kiểm soát cửa khẩu, biên giới, xuất nhập cảnh.
Lần này, Mặt trận các địa phương, nơi nào có dịch thì chuyển để mua vaccine phục vụ tại địa phương, nơi nào không có dịch thì chuyển về tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương để hỗ trợ mua vaccine và thực hiện các nhiệm vụ của công tác phòng chống Covid-19.
Với nhiệm vụ chăm lo đời sống cho nhân dân, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết sẽ “không để bất cứ người dân nào trong khu cách ly phải chịu khó khăn, thiếu thốn”. Do đó, một phần hỗ trợ do các doanh nghiệp, nhà hảo tâm… đóng góp sẽ giành giúp đỡ cho người dân khu vực cách ly, gia đình khó khăn.
“Các doanh nghiệp, tổ chức, nhà hảo tâm đến ủng hộ thường đề xuất nội dung, đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào các đề xuất đó, Mặt trận Tổ quốc sẽ chuyển kinh phí đến đúng địa chỉ, đúng nơi đang cần sử dụng”, bà Ánh nói.
Bà cho hay, hệ thống Mặt trận có 4 cấp từ xã đến trung ương. Ở các khu dân cư, Ban công tác mặt trận là cánh tay nối dài, bám sát cuộc sống nhân dân, biết dân ở đó thế nào, cần sự hỗ trợ ra sao. Từ đó, thông tin cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để giới thiệu đến các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đến trao hoặc chuyển số tiền đã nhận được cho cộng đồng ở đó.
Ngoài các khoản ủng hộ nêu trên, theo Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, từ tháng 3/2020 đến ngày đầu tháng 5/2021 , số tiền, hiện vật mà các các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước, đồng bào ở nước ngoài ủng hộ, đăng ký ủng hộ qua hệ thống Mặt trận từ Trung ương tới địa phương đạt gần 2.000 tỷ đồng.
Trong đó, ủng hộ qua Trung ương MTTQ Việt Nam là trên 914 tỷ đồng (gồm cả hiện vật); ủng hộ qua Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố gần 1.080 tỷ đồng.
“Số tiền ủng hộ qua Mặt trận các tỉnh thành thì Mặt trận địa phương sẽ phối hợp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của tỉnh để hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch tại địa phương đó, và giúp đỡ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch”, bà Ánh nói và cho biết, hiện Mặt trận Trung ương đang chờ báo cáo của Mặt trận các tỉnh, thành để biết số tiền còn lại là bao nhiêu.
Còn ở Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phân bổ trang thiết bị đến các cơ sở y tế, chuyển 150 tỷ đồng để Bộ Y tế phòng, chống dịch Covid-19; phân bổ đến Bộ Quốc phòng 54,5 tỷ đồng; phân bổ hỗ trợ cho Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) 4 tỷ đồng (để hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại 4 nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Malaysia vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19)…
“150 tỷ đồng chuyển cho Bộ Y tế nhưng chưa có cơ chế để sử dụng nên Bộ đã chuyển lại cho Mặt trận”, bà Ánh nói. Nguyên nhân việc này là theo Nghị quyết 64, nguồn lực vận động xã hội phải có cơ chế đặc thù nhưng khi chuyển cho Bộ Y tế, Bộ làm phương án sử dụng thì ngành tài chính yêu cầu thực hiện mua bán, đấu thầu như quy định dùng ngân sách Nhà nước.
Theo bà Ánh, do chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế đặc thù khi sử dụng nguồn lực vận động xã hội nên Bộ Y tế rất vướng khi triển khai mua sắm. Do đó, số tiền Bộ Y tế chuyển về cho Mặt trận, cùng với số còn lại (tổng hơn 400 tỷ đồng) sẽ được Trung ương Mặt trận chuyển vào quỹ mua vaccine Covid-19.
Tin tức covid-19 mới nhất hôm nay 31-5: Mở rộng vùng cách ly, truy vết F1 của 5 ca COVID-19 trong gia đình ở Bình Dương
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Sáng 31/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi ghi nhận 5 ca mắc trong một gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn (BN7067, BN7068 và 3 người thân), địa phương đã mở rộng vùng cách ly y tế để dập ổ dịch này.
BN7067 và BN7068 (nữ sinh viên Học viện cán bộ TP.HCM và trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM) trước khi bị cách ly tập trung vì có liên quan đến ca mắc COVID-19 ở TP.HCM đã về thăm gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn.
Thuận An chuẩn bị mở rộng truy vết F1 liên quan đến các ca mắc trong một gia đình ở Bình Chuẩn.
Nhận được tin báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, ngành Y tế Bình Dương rà soát, xác định có 8 người là F1 của hai bệnh nhân này. Kết quả xét nghiệm 3 người gồm mẹ, chị gái và em trai dương tính với virus SARS-CoV-2. Thành phố Thuận An tiếp tục truy vết được 82 trường hợp từ F2, xét nghiệm sơ bộ có kết quả âm tính.
Qua mở rộng điều tra dịch tễ, cơ quan y tế Thuận An tiếp tục xác định thêm các mốc dịch tễ quan trọng để tiếp tục mở rộng phạm vi truy vết đối với các trường hợp F1, F2 tiếp theo. Trong đó có 2 mốc dịch tễ đáng chú ý là từ 8-9h sáng 23/5, người mẹ (F0) có đi bầu cử tại Tổ bầu cử số 7, phường Bình Chuẩn và đi làm tại Chi nhánh nước Thuận An.
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo lãnh đạo UBND TP. Thuận An, thời điểm từ 8-9h có khoảng 300 cử tri ở Tổ bầu cử số 7 đi bỏ phiếu, cùng 21 người là thành viên trong tổ bầu cử. Các thành viên trong Tổ bầu cử số 7 đã được đưa đến khu cách ly tập trung và đang tiếp tục mở rộng truy vết F1, F2 tham gia bỏ phiếu thời điểm từ 8-9h. Còn 31 công nhân viên Chi nhánh nước Thuận An đã được cách ly tại nơi làm việc và được lấy mẫu gộp xét nghiệm.
Hiện, TP. Thuận An đang tính toán và đề xuất việc giãn cách ở mức độ phù hợp với tình hình địa phương; đồng thời nhanh chóng kiểm soát các cửa ngõ giáp ranh TPHCM, khu vực cầu Phú Long, tạm dừng hoạt động tại các bến khách ngang sông Sài Gòn./.
Có ca dương tính COVID-19, khu Mả Lạng lại bị phong tỏa Vừa có thêm một ca dương tính với COVID-19 ở khu Mả Lạng, quận 1, TP.HCM - khu vực từng xuất hiện ca nhiễm COVID-19 là nhân viên bốc xếp làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất và từng bị phong tỏa chiều 26 Tết Tân Sửu 2021. Lực lượng chức năng lập rào chắn tại hẻm 245 sau khi có ca...