Hơn 3.500 km lên rừng, xuống biển, xuyên Việt cùng Mitsubishi Triton với mức tiêu thụ nhiên liệu đáng nể hơn 7 lít/100 km
Chiếc bán tải 2 cầu với động cơ mạnh mẽ không chỉ đồng hành chinh phục các cung đường trên dải đất chữ S mà còn giúp chúng tôi tiết kiệm hầu bao nhờ tiêu thụ rất ít nhiên liệu.
Vào những ngày cuối tháng 10, chúng tôi quyết định thực hiện một hành trình xuyên Việt. Điểm khởi đầu là Thủ đô Hà Nội và đích đến là Mũi Cà Mau.
Người bạn đồng hành cùng chúng tôi là chiếc Mitsubishi Triton 4×4 AT MIVEC Premium phiên bản cao cấp nhất. Chiếc xe được trang bị động cơ 2.4L Diesel MIVEC với công suất 181 PS và mô-men xoắn 430 Nm, kết hợp hộp số tự động 6 cấp và hệ dẫn động 2 cầu Super Select 4WD-II. Trên xe là 2 người lớn và hơn 40 kg hành lý gồm vali đồ đạc cá nhân và đồ nghề quay, chụp hình.
Chặng đường từ Hà Nội đến Mũi Cà Mau của chúng tôi dài hơn 3.500 km, băng qua nhiều cung đường khác nhau, với mục đích chinh phục và khám phá các địa điểm đẹp khắp mọi miền Tổ quốc. Cao tốc có, đường quốc lộ đẹp có, đường xấu với nhiều ổ voi, ổ gà cũng có. Nhiều đoạn đường chúng tôi đi qua thành phố lớn với đông dân cư hay đường đèo, núi hiểm trở với nhiều thách thức. Thậm chí, có những đoạn đường đang thi công với nhiều sỏi đá, xe chỉ có thể di chuyển với tốc độ chậm.
Kết hợp với chuyến đi xuyên Việt, chúng tôi đồng thời kiểm tra mức độ tiêu thụ nhiên liệu của chiếc Mitsubishi Triton này. Con số trung bình tính được là 7,29 lít dầu cho mỗi 100 km. Con số này thực sự khiến chúng tôi ngạc nhiên khi mức tiêu thụ nhiên liệu của Triton thấp hơn đáng kể so với các mẫu bán tải khác cùng phân khúc trong cùng điều kiện vận hành.
Chúng tôi chia làm nhiều chặng khác nhau, và lượng tiêu thụ nhiên liệu của từng chặng được ghi lại cụ thể như dưới đây.
Hà Nội – Thừa Thiên Huế: 790,8 km, 54,8 lít dầu, trung bình 6,92 lít/100 km
Mở đầu hành trình là chặng đường đi từ Hà Nội đến Huế qua QL1A. Đường quốc lộ tương đối đẹp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão, chặng đường từ Hà Tĩnh đến Huế bắt đầu xuất hiện mưa lớn, làm cản trở tầm nhìn.
Đường trơn trượt nhưng không thể làm khó được chiếc Triton. Với chế độ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (4H), 4 bánh xe bám đường rất tốt dù mặt đường đọng nhiều nước từ cơn mưa lớn. Người lái hoàn toàn có thể cảm nhận được khả năng kiểm soát thân xe ưu việt từ phản hồi của vô-lăng. Hệ thống cảnh báo điểm mù hỗ trợ đắc lực khi chuyển làn trong trời mưa bão lớn. Tốc độ di chuyển trung bình của chúng tôi từ 50 km/h đến 80 km/h tuỳ tình hình giao thông và điều kiện thời tiết.
Chiếc Triton được tiếp thêm nhiên liệu khi rời thành phố Huế và lên đường tới Đà Nẵng. Trip A trên xe báo hơn 790 km và chiếc xe cần đổ thêm 54,8 lít dầu để đầy bình như ban đầu. Như vậy, chiếc xe tiêu thụ trung bình 6,92 lít dầu/100km trong suốt quãng đường từ Hà Nội tới Huế.
Thừa Thiên Huế – Pleiku: 537,3 km, 43,4 lít dầu, trung bình 8,07 lít/100 km
Rời Huế, chúng tôi tiến tới Đà Nẵng và thành phố Hội An. Đường tuy đẹp nhưng mưa bão khiến việc di chuyển khó khăn hơn. Trong thành phố đông đúc, chiếc bán tải vẫn dễ dàng xoay sở nhờ bán kính quay đầu nhỏ nhất phân khúc, chỉ 5,9 mét.
Chặng đường từ miền Trung vào đến Tây Nguyên mới bắt đầu mở ra nhiều thách thức mới. Rời Hội An, chúng tôi chọn đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi để đi tiếp. Đường đẹp, cho phép chạy đến tốc độ tối đa 120 km/h. Hết cao tốc là một trải nghiệm hoàn toàn mới. Đường QL14B bắt đầu xấu dần với đường nhỏ và nhiều ổ gà.
Video đang HOT
Nhưng đó chưa phải tất cả. Rời QL24B, chúng tôi rẽ vào ĐT623 và đường Trường Sơn Đông với mây mù và mưa phùn chào đón. Đường đèo quanh co, một bên vách đá dựng đứng, bên còn lại là vực sâu thăm thẳm. Một số đoạn đường bị sạt lở, cây đổ chắn lối đi. Tầm nhìn hạn chế còn chưa tới 5m phía trước. Kim đồng hồ nhiều lúc chỉ chạm con số 20 km/h.
Khối động cơ hợp kim nhôm nhẹ nên trọng lượng xe được phân bổ hợp lý hơn giữa phía trước và phía sau. Nhờ đó, thân xe ổn định hơn khi vào cua và leo/xuống đèo. Triton “nuốt” từng góc cua tay áo mượt mà, một phần nữa nhờ sự hỗ trợ của bán kính vòng quay nhỏ. Bên cạnh đó, vật liệu nhôm giúp động cơ giảm đến 30 kg so với loại cũ. Chiếc xe bởi vậy tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Sau nhiều tiếng đồng hồ, chúng tôi đã có mặt tại Kon Tum, sau đó di chuyển tiếp tới Pleiku và chọn tiếp thêm nhiên liệu tại đây. Tổng quãng đường là hơn 537 km, và lượng dầu tiếp thêm để đầy lại bình là 43,4 lít. Trung bình, xe tiêu thụ khoảng 8,07 lít/100 km.
Ở chặng này, chiếc Triton được vận hành cả ở tốc độ cao 120 km/h và tốc độ thấp 20 km/h liên tục trong hàng chục km, cộng thêm đường đèo dốc quanh co với nhiều khúc cua tay áo. Lượng nhiên liệu tiêu thụ bởi vậy cao hơn chặng trước.
Pleiku – Phan Thiết: 835,7 km, 61,9 lít dầu, trung bình 7,4 lít/100 km
Rời Pleiku, chúng tôi tới Buôn Ma Thuột. Đường QL14 đẹp với bề mặt phẳng mịn, nhưng đến khi bước sang con đường tới Buôn Đôn, chúng tôi lại quay trở lại những con đường nhỏ với rất nhiều ổ gà. Đường xấu nên không di chuyển nhanh được, dù ở khu vực không đông dân cư.
Đường nhiều ổ gà là lúc mà động cơ MIVEC phát huy lợi thế về độ êm ái rõ rệt. Ở những mẫu bán tải khác chiếc xe sẽ giật khi thay đổi tốc độ chậm liên tục với địa hình. Còn với Triton, ga mượt, việc chuyển đổi giữa các cấp số thấp cũng mượt mà. Ngoài ra, hệ thống van biến thiên điều khiển điện tử và hệ thống tăng áp biến thiên của động cơ MIVEC cũng giúp chiếc xe có hiệu suất tốt hơn. Dung tích xy-lanh không cao (2.4L) nhưng công suất đầu ra và mô-men xoắn lại cao (181 PS và 430 Nm), lại tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải. Triton vượt qua các cung đường Tây Nguyên mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.
Chúng tôi đi theo cung đường từ Buôn Ma Thuột tới Nha Trang rồi tới Mũi Né trong những ngày tiếp theo. Chiếc Triton lại quay trở lại làm “bán tải đô thị” tại thành phố biển Nha Trang rồi men theo đường ven biển qua Mũi Né. Hết Mũi Né, chúng tôi tiếp thêm nhiên liệu cho chiếc Triton. Chặng đường hơn 835 km tiêu tốn hết 61,9 lít dầu. Nhiên liệu tiêu thụ trung bình là 7,4 lít/100 km.
Phan Thiết – An Giang: 731,6 km, 52,2 lít dầu, trung bình 7,14 lít/100 km
Rời Phan Thiết, chúng tôi hướng về TP. Hồ Chí Minh và nghỉ chân tại đây trước khi đến An Giang. Sau chuỗi ngày được thoải mái chân ga trên những con đường quốc lộ, chiếc bán tải Triton phải chịu đựng 2 ngày liền “vật lộn” trong những con phố Sài Gòn với mật độ giao thông lớn. Tắc đường, chiếc xe chỉ nhích được từng chút một, len lỏi giữa những dòng xe kéo dài hàng cây số.
Đường từ TP. Hồ Chí Minh tới An Giang đẹp hơn, với chủ yếu là cao tốc và quốc lộ. Tới An Giang, chúng tôi có đi tham quan một số điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có chợ nổi ven sông, rừng tràm Trà Sư và “Tuyệt tình cốc” Tà Pạ với rất nhiều chùa Khmer xung quanh.
Cung đường hỗn hợp hơn 731 km cả nội đô thành phố lớn và đường quốc lộ làm chiếc Triton tiêu thụ 52,2 lít dầu. Tính trung bình, xe “ăn” chỉ 7,14 lít dầu/100 km.
An Giang – Mũi Cà Mau: 621,5 km, 44,2 lít dầu, 7,11 lít/100 km
An Giang – Cần Thơ – TP. Cà Mau – Đất mũi Cà Mau là chặng đường cuối cùng trong chuyến hành trình. Đường đi đều là đường lớn nhưng con đường nào cũng xấu, đặc biệt là đường Quản Lộ – Phụng Hiệp từ Cần Thơ tới Cà Mau đang thi công, nhiều ổ gà, ổ voi, đá lớn. Có những lúc, xe chỉ di chuyển với tốc độ 10 km/h. Bụi trên đường che kín tầm nhìn. Đường từ thành phố Cà Mau tới đất mũi đẹp dần, tuy nhiều đoạn vẫn bị hỏng và ngập nước.
Kết thúc chuyến hành trình tại mũi Cà Mau, chúng tôi đổ đầy dầu một lần nữa và số lượng dầu đổ lần này là 44,2 lít. Tính trung bình, ở chặng An Giang – Cà Mau, chiếc Triton tiêu thụ 7,11 lít/100 km.
Sau cả chặng từ Hà Nội đến Mũi Cà Mau hơn 3.500 km, lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình của Triton là 7,29 lít/100 km. Đây là con số hoàn toàn khách quan và thực tế, khi chiếc xe được sử dụng trên rất nhiều địa hình hỗn hợp, điều kiện thời tiết khác nhau với mật độ giao thông thay đổi liên tục.
Mitsubishi Triton là mẫu bán tải đem đến nhiều bất ngờ cho chúng tôi sau hàng chục ngày đồng hành từ Bắc vào Nam trong điều kiện vận hành liên tục. Động cơ MIVEC êm ái mà mạnh mẽ, hệ dẫn động Super Select 4WD-II thông minh, nội thất đầy đủ tiện nghi hướng tới sự thoải mái cho cả hành khách ở phía trước và sau, Triton mang lại rất nhiều trải nghiệm thú vị. Không chỉ dừng ở đó, mức độ tiết kiệm nhiên liệu của Triton đa dụng còn mang đến sự ngạc nhiên lớn hơn nữa. Một chiếc pick-up đa dụng có thể băng rừng, vượt suối, thích nghi với đủ mọi địa hình mà chỉ tiêu tốn một lượng nhiên liệu ngang những dòng xe phổ thông với động cơ nhỏ dành cho gia đình sử dụng hàng ngày.
Xe bán tải tháng 1/2021: Ford Ranger vẫn áp đảo, Mitsubishi Triton bứt tốc
Bảng xếp hạng doanh số bán hàng của phân khúc xe bán tải trong tháng 1/2020 vẫn ghi nhận ngôi vương tuyệt đối thuộc về Ford Ranger. Trong khi đó, Isuzu D-max có doanh số "về mo".
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán xe toàn thị trường tháng đầu năm 2021 đạt 32.490 xe, giảm sâu đến 46,8% so với tháng 12/2020 (đạt 61.171 xe) nhưng vẫn tăng 49,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở phân khúc xe bán tải, toàn thị trường bán được 1.457 chiếc, chiếm 4,5% tổng số xe bán ra. Doanh số này chỉ bằng 47% so với tháng trước nhưng so với cùng kỳ năm 2020 là 979 chiếc thì tăng đến 48,8%.
Xe bán tải tháng 1/2021: Xáo trộn ở vị trí số 2
Cùng với kết quả nói trên, vị trí xếp hạng các mẫu xe không có nhiều thay đổi. Ford Ranger vẫn xứng đáng với danh hiệu "Vua bán tải" khi đến nay vẫn chưa có đối thủ tranh giành ngôi vương. Thậm chí, tổng doanh số của các đối thủ còn lại trong tháng 1 còn không bằng một nửa doanh số của Ford Ranger.
Cuộc đua doanh số trong phân khúc lúc này chỉ còn hấp dẫn ở vị trí số 2 khi hai mẫu xe là Toyota Hilux và Mitsubishi Triton thay nhau nắm giữ. Tháng đầu tiên của năm mới, Mitsubishi Triton đã vượt lên trên đối thủ Hilux đứng ở vị trí thứ 2.
Đáng chú ý, Isuzu D-Max vẫn ế ẩm trường kỳ. Thậm chí trong tháng 1/2021, mẫu xe này không bán được một chiếc nào.
Dưới đây là xếp hạng doanh số tại phân khúc xe bán tải trong tháng 1/2021:
1. Ford Ranger: 932 chiếc
Ford Ranger vẫn là "vua" phân khúc
"Vua" bán tải trong tháng 1/2021 đạt doanh số 932 chiếc, chỉ bằng 42% so với tháng trước (với 2.221 chiếc). Tuy vậy, doanh số trên cũng là quá đủ để Ranger đứng trong top 10 xe bán chạy nhất toàn thị trường.
Ford Ranger là mẫu bán tải được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Phiên bản nâng cấp 2021 đã được ra mắt tại Việt Nam vào cuối năm 2020 với tất cả 7 phiên bản, mức giá dao động từ 616 triệu đến 1,198 tỷ đồng.
2. Mitsubishi Triton: 219 chiếc
Mitsubishi Triton vượt lên trên Hilux và giữ vị trí số 2
Trong tháng 1/2021, Mitsubishi Triton giảm 40% doanh số so với tháng trước (đạt 364 chiếc). Tuy nhiên, doanh số này vẫn giúp Triton đứng thứ 2 phân khúc, xếp sau Ford Ranger, vượt qua đối thủ Toyota Hilux.
Hiện tại, Triton đang được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan và giới thiệu với 7 phiên bản, giá bán dao động từ 555 đến 865 triệu đồng.
3. Toyota Hilux: 189 chiếc
Toyota Hilux
Hilux trong tháng 1/2021 chỉ đạt doanh số 189 chiếc, đạt 44,9% so với tháng trước đó. Điều này khiến mẫu bán tải của Toyota "tụt" 1 bậc trong bảng xếp hạng.
Hiện tại, mẫu bán tài này đang được Toyota Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan và bán tại Việt Nam với 4 phiên bản, giá bán dao động từ 622 đến 878 triệu đồng.
4. Mazda BT-50: 117 chiếc
Mazda BT-50 là chiếc bán tải "điệu đà" nhất phân khúc
BT-50 là mẫu xe bán tải duy nhất có doanh số tăng trưởng dương trong tháng 10. Với 117 chiếc, Mazda BT-50 tăng 31% so với tháng trước (với 89 chiếc). Tuy vậy, như vậy là chưa đủ để mẫu bán tải của Mazda bứt lên vị trí cao hơn trong top.
Hiện, BT-50 là mẫu xe được Mazda nhập khẩu từ Thái Lan với 4 phiên bản và có giá bán dao động từ 569 đến 749 triệu đồng.
5. Isuzu D-max: 0 chiếc
D-max của Isuzu cũng là chiếc xe được nhập khẩu từ Thái Lan
Không có chiếc D-max nào được bán ra trong tháng 1/2021 khiến đây là một trong những mẫu xe ế ẩm nhất trên thị trường với doanh số "mo".
Hiện tại, Isuzu D-Max đang nhập khẩu về Việt Nam từ Thái Lan và được bán với 4 phiên bản với giá dao động từ 650 đến 820 triệu đồng.
Cuộc đua tranh tẻ nhạt phân khúc xe bán tải tại Việt Nam Dù bị giảm mạnh doanh số so với tháng 12/2020 nhưng Ford Ranger với 932 xe bán ra trong tháng 1/2021 vẫn đứng đầu phân khúc xe bán tải. Dù bị giảm mạnh doanh số trong tháng 1/2021, Ford Ranger vẫn đứng đầu phân khúc xe bán tải tại Việt Nam Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô...