Hơn 350 người Việt từ Australia và New Zealand về nước
Chuyến bay đưa hơn 350 công dân Việt Nam từ Australia và New Zealand về nước đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất và hành khách đã được cách ly tập trung.
Chuyến bay diễn ra ngày 3/7, do giới chức Việt Nam và Australia phối hợp thực hiện, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Hành khách trên chuyến bay gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người ốm đau, lao động hết hạn hợp đồng, không có nơi cư trú, sinh viên không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác.
Công dân Việt Nam làm thủ tục tại sân bay Australia trước khi về nước hôm 3/7. Ảnh: Bộ Ngoại giao
Sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, các công dân đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo quy định.
Trong những tháng qua, Việt Nam đã đón hàng nghìn công dân trở về từ nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Phi, Nam Á. Hôm 2/7, Văn phòng Chính phủ cho hay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý ưu tiên đưa 14.000 người Việt Nam từ nước ngoài trở về và phải cách ly tập trung hoặc cách ly bằng hình thức phù hợp với từng nhóm.
Các cơ quan chức năng trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đang tiếp tục xây dựng kế hoạch đưa công dân về nước, đáp ứng nhu cầu của công dân Việt Nam ở nước ngoài và phù hợp với năng lực cách ly trong nước.
Video đang HOT
Gần 30 năm chờ đợi được sống thật với giới tính
Trải qua ba cuộc phẫu thuật đau đớn về thể xác và tinh thần để có hình hài con gái, Đặng Đình Tâm, 27 tuổi, chưa từng hối hận.
Đình Tâm quê Rạch Giá, Kiên Giang, biết mình khác biệt từ nhỏ. Hàng ngày, Tâm lén lút chơi búp bê với bạn gái, thường trốn sang nhà bạn rồi mặc váy, trang điểm để đi chơi.
"Sợ bị dè bỉu, tôi cố sống giấu mình", Tâm nhớ lại.
Hết cấp ba, Tâm không lên đại học mà theo nghề trang điểm chuyên nghiệp để nhanh chóng làm ra tiền, thực hiện ước mơ chuyển giới. Nhưng muốn làm con gái đâu có dễ. Ngoài cần sức khỏe, tiền bạc, viện cảnh đảo lộn cuộc sống sau đó khiến Tâm đắn đo rất nhiều.
Đầu năm 2015, Tâm cùng mẹ đi du lịch Australia. Lấy hết can đảm, Tâm kể cho mẹ nghe về cuộc tình 4 năm với một bạn nam khác đồng thời thú nhận về giới tính thật. Mẹ ngồi lặng im một hồi lâu. Sau đó, mẹ lấy điện thoại và gọi cho người yêu của con trai. "Tôi hiểu mẹ đã chấp nhận sự thật về con mình", Tâm nói.
Bố Tâm biết chuyện cũng dành hết tình thương cho con, sợ con thiệt thòi. "Không ai sinh ra mà chọn được giới tính nhưng có thể lựa chọn cách để đối mặt và vượt qua nó", bố Tâm nói.
Đặng Đình Tâm khi chưa phẫu thuật chuyển giới. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tâm quyết định phẫu thuật chuyển giới, thực hiện ước mơ đã ấp ủ gần 30 năm.
Tháng 5/2019, Tâm sang Thái Lan phẫu thuật ngực đầu tiên.
Ba tuần sau, Tâm từ Bangkok sang Phuket tiến hành phẫu thuật phần dưới của cơ thể. Đây là cuộc đại phẫu nguy hiểm.
So với ca mổ lần đầu, ca phẫu thuật này có nhiều khó khăn và bất tiện hơn. Tâm phải nằm một chỗ trong thời gian dài, 15 ngày "nong cây" âm đạo nhân tạo. Đường sinh dục được nong từ từ bằng ba khúc gỗ có kích thước từ nhỏ đến lớn. "Đau lắm, nhưng không đến nỗi không chịu được. Có thể vì mong muốn được làm con gái còn lớn lao hơn nên đã lấn át tất cả", Đình Tâm chia sẻ.
Hơn 20 ngày sau, Tâm quay lại Bangkok, tiếp tục phẫu thuật lần thứ ba chỉnh lại gương mặt cho mềm mại, nữ tính hơn. Bác sĩ phẫu thuật vùng mắt, mi mắt, sửa lại mũi, cằm và tiêm filler môi. Với Tâm, đây là lần phẫu thuật nhiều áp lực, khuôn mặt sưng to, gần như không thể cử động. Hàng ngày, Tâm chỉ ăn cháo để hạn chế cơ mặt hoạt động và tuân thủ yêu cầu để tránh sẹo, bầm.
Tổng chi phí ba ca phẫu thuật 20.000 USD, chưa tính tiền sinh hoạt, ăn uống, đi lại.
Tâm sau khi phẫu thuật chuyển giới thành công. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Gần một tháng, khuôn mặt bớt sưng, Tâm bắt đầu sử dụng hormone, hai tuần một lần. Nhớ lại, Tâm vẫn bị ám ảnh. Lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm, thời tiết lạnh, hormone đông lại nên khi tiêm bị sưng, vón cục, phải chườm đá.
Sau khoảng ba lần tiêm, cơ thể dần nhiều thay đổi, tính tình dễ nhạy cảm, xúc động hơn. Tiêm hormone không chỉ giúp cơ thể có vẻ mềm mại, nữ tính, mà còn làm thay đổi nội tiết tố, kiềm chế những ham muốn vốn có của nam giới.
"Nếu không tiêm thì rất khó chịu, giống như đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng rằng là con gái nhưng vẫn có ham muốn của nam. Có người không vượt qua được cảm xúc này nên đã stress, tự tử. Do đó, người chuyển giới hầu như phải chung sống với hormone cả đời", Tâm trải lòng.
Tết 2020, Tâm lần đầu về thăm nhà với ngoại hình nữ. Mẹ chuẩn bị cho con gái bộ áo dài đón Tết kèm những vật dụng cá nhân. "Lần đầu sắm sửa cho con gái, có thứ chưa được chu toàn nhưng cảm xúc lần đó tôi chẳng thể nào quên", mẹ Tâm nói.
Thời gian thực hiện cách ly phòng chống Covid-19, Tâm ở Australia nỗ lực tập luyện để cải thiện vóc dáng và trau dồi một số kỹ năng mềm. Dự định tham gia cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2020, cô gái cao 1,75 m mong được thể hiện tài năng, góp phần thay đổi cách nhìn của xã hội về người chuyển giới.
Bật một bản nhạc nhẹ nhàng, Tâm lấy trong tủ bộ đồ nghề trang điểm gần một tháng chưa dùng đến. Cô nhẹ nhàng đánh một chút son, kẻ mày, dặm phấn má rồi tự tin ngắm nhìn mình trong gương. Tâm nói được trang điểm cho chính mình là ước mơ sau nhiều năm làm đẹp cho các cô gái.
"Tương lai không thể tươi sáng nếu hiện tại bản thân không nỗ lực hết mình", Tâm chia sẻ.
Thư viện trường học: Cần đầu tư tương xứng Theo các đại biểu Quốc hội, thư viện trường học có vị trí quan trọng, góp phần hình thành văn hóa đọc cho HS. Vì thế, thư viện trường học rất cần được quan tâm và đầu tư đúng mức. Góc thư viện ngoài trời của Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (TP Lào Cai). Ảnh: TG Nâng cao chất lượng Đại biểu...