Hơn 33.000 người đã chết vì động đất và những khó khăn chồng chất
Đã có hơn 33.000 người chết do động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, trong khi Liên Hiệp Quốc lên án việc không vận chuyển hàng viện trợ cần thiết tới các khu vực bị xung đột tàn phá ở Syria.
Các quan chức và nhân viên y tế ngày 12.2 cho biết 29.605 người đã chết ở Thổ Nhĩ Kỳ và 3.581 người tử vong ở Syria sau trận động đất mạnh 7,8 độ Richter, nâng tổng số người chết do động đất ở hai nước này được xác nhận lên 33.186, theo AFP. Liên Hiệp Quốc cảnh báo số người chết có thể tiếp tục tăng cao hơn.
Dù các chuyên gia cảnh báo hy vọng tìm thấy những người còn sống ngày càng cạn dần, những câu chuyện kỳ diệu về sự sống sót vẫn xuất hiện. Gần 160 giờ sau trận động đất, một số người khác đã được cứu sống từ đống đổ nát, trong đó có một cậu bé 9 tuổi ở thành phố Gaziantep và một phụ nữ 63 tuổi ở thành phố Hatay, theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ.
Một cậu bé 9 tuổi được kéo ra khỏi đống đổ nát sau trận động đất ở Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12.2. Ảnh Reuters
Cơ quan thiên tai Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hơn 32.000 người từ các tổ chức Thổ Nhĩ Kỳ đang làm việc trong các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ, cùng với 8.294 nhân viên cứu hộ quốc tế.
Tuy nhiên, tại Thổ Nhĩ Kỳ, những lo ngại về an ninh đã khiến một số hoạt động cứu hộ bị đình chỉ và hàng chục người đã bị bắt vì cướp bóc hoặc cố lừa gạt các nạn nhân sau trận động đất, theo AFP dẫn lại thông tin từ truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ.
Một tổ chức cứu trợ khẩn cấp của Israel hôm 12.2 cho hay họ đã dừng hoạt động cứu hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ và trở về nhà vì mối đe dọa an ninh “đáng kể” đối với nhân viên của họ.
“ Người dân tây bắc Syria bị bỏ rơi”
Video đang HOT
Ở Syria, các đội cứu hộ cho biết họ thiếu các bộ cảm biến và thiết bị tìm kiếm tiên tiến, khiến họ phải cẩn thận đào bới đống đổ nát bằng xẻng hoặc chỉ bằng tay. “Nếu chúng tôi có loại thiết bị này, chúng tôi đã cứu được hàng trăm mạng sống, nếu không muốn nói là nhiều hơn”, ông Alaa Moubarak, người đứng đầu lực lượng phòng vệ dân sự ở Jableh, tây bắc Syria, khẳng định.
Một đoàn xe của Liên Hiệp Quốc chở đồ tiếp tế cho tây bắc Syria đã đến qua Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng người đứng đầu cơ quan cứu trợ LHQ Martin Griffiths cho biết cần nhiều hơn nữa cho hàng triệu người có nhà cửa bị phá hủy do động đất. “Cho đến nay, chúng ta đã khiến người dân ở tây bắc Syria thất vọng. Họ đúng là cảm thấy bị bỏ rơi”, ông Griffiths viết trên Twitter.
Một người đàn ông đứng gần các tòa nhà bị hư hại sau trận động đất chết người ở Aleppo, Syria ngày 12.2. Ảnh Reuters
Những nguồn cung cấp hàng viện trợ được chuyển rất chậm đến Syria, nơi xung đột kéo dài nhiều năm đã tàn phá hệ thống chăm sóc y tế và một số khu vực của đất nước vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân nổi dậy chiến đấu chống lại chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, vốn đang chịu lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tuy nhiên, theo AFP, một đoàn xe gồm 10 xe tải của LHQ đã đi vào phía tây bắc Syria qua cửa khẩu biên giới Bab al-Hawa, mang theo tấm nhựa, dây thừng, chăn, đệm và thảm. Bab al-Hawa là điểm duy nhất mà hàng viện trợ quốc tế đến được với người dân ở các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát ở Syria sau gần 12 năm nội chiến, sau khi các cửa khẩu khác bị đóng cửa dưới áp lực của Trung Quốc và Nga.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gặp Tổng thống Assad ở Damascus hôm 12.2 và cho biết nhà lãnh đạo Syria đã lên tiếng sẵn sàng mở thêm các cửa khẩu biên giới để giúp đưa hàng viện trợ vào vùng tây bắc do quân nổi dậy kiểm soát.
“Xung đột, Covid-19, dịch tả, động đất”
Một ngày sau khi đến thăm Aleppo (Syria), ông Tedros nhận định: “Các cuộc khủng hoảng hỗn hợp xung đột, Covid-19, dịch tả, suy giảm kinh tế và giờ là trận động đất đã gây ra những thiệt hại không thể chịu đựng nổi”. Ông Tedros cho biết thêm ông đang “chờ để di chuyển qua các tuyến về phía tây bắc, nơi chúng tôi được thông báo rằng tác động thậm chí còn tồi tệ hơn”.
Tuy Damascus đã cho phép các đoàn xe viện trợ đi qua các khu vực của chính phủ, ông Tedros cho hay WHO vẫn đang chờ được bật đèn xanh từ các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát trước khi đi vào.
Các thành viên từ lực lượng Hashid Shaabi với hàng viện trợ dành cho các nạn nhân động đất chờ đợi để vượt qua biên giới ở phía Iraq của biên giới Iraq-Syria ngày 12.2. Ảnh Reuters
Bộ Giao thông vận tải Syria cho biết 62 máy bay viện trợ đã hạ cánh ở Syria trong tuần này với nhiều chuyến nữa đang trên đường từ Ả Rập Xê Út.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Jordan thông báo lực lượng không quân nước này đã thực hiện hai chuyến máy bay đầu tiên chở 480 lều của LHQ tới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ “trong số 10.000 lều sẽ được vận chuyển” tới hai nước này.
Theo Văn phòng tổng thống Syira, Tổng thống Assad mong muốn “hợp tác hiệu quả” hơn nữa với cơ quan của LHQ để cải thiện tình trạng thiếu nguồn cung ứng, thiết bị và thuốc men. Ông cũng cảm ơn Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã cung cấp “viện trợ nhân đạo và cứu trợ khổng lồ”, với cam kết trị giá hàng chục triệu USD.
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Số nạn nhân thiệt mạng vượt quá 7.800 người
Số người thiệt mạng trong trận động đất lớn ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tăng lên hơn 7.800 người trong ngày 7/2, trong bối cảnh lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian trong điều kiện mùa Đông khắc nghiệt để cứu những nạn nhân còn sống sót trong đống đổ nát của những tòa nhà bị sập.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân tại hiện trường đổ nát sau trận động đất ở Jableh, tỉnh Latakia, Syria, ngày 6/2/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Dự kiến số nạn nhân thiệt mạng sẽ còn tiếp tục tăng lên khi độ lớn của thảm họa này trở nên rõ ràng hơn. Một quan chức Liên hợp quốc nhận định có thể hàng nghìn trẻ em đã thiệt mạng. Đến nay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 10 tỉnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc hàng nghìn người thiệt mạng ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria do động đất đã vượt quá năng lực cứu hộ, cứu nạn của bất kì quốc gia riêng lẻ nào. Chính vì thế, cộng đồng quốc tế cũng đẩy nhanh công tác hỗ trợ cho hai nước.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi, ngày 7/2, Quốc vương Salman và Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia đã chỉ đạo Trung tâm Cứu trợ và viện trợ nhân đạo King Salman thiết lập một cầu hàng không để trợ giúp các nạn nhân của trận động đất ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cầu hàng không sẽ giúp cung cấp các dịch vụ y tế, chỗ ở, thực phẩm và hỗ trợ hậu cần để giảm thiểu tác động của trận động đất đối với người dân ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc vương và Thái tử của Saudi Arabia cũng ra lệnh tổ chức một chiến dịch từ thiện thông qua Nền tảng Sahem của KSrelief.
Cùng ngày, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã chỉ thị cử 5 máy bay quân sự chở hàng viện trợ y tế khẩn cấp tới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để đóng góp cho các nỗ lực cứu trợ.
Trong hai cuộc điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Tổng thống El-Sisi đã gửi lời chia buồn về những tổn thất về người do trận động đất gây ra, đồng thời nhấn mạnh Cairo sẵn sàng gửi viện trợ nhân đạo và hàng cứu trợ để giúp đỡ người dân Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng trong ngày 7/2, các chuyến máy bay cứu trợ đầu tiên của Jordan và Kuwait đã cất cánh chở đầy thiết bị cứu hộ, lều, vật liệu hậu cần và y tế cho các nạn nhân của trận động đất ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Jordan đã cử một đội cứu hộ gồm 99 nhân viên thuộc Đội tìm kiếm và cứu nạn quốc tế của nước này cùng với 5 bác sĩ thuộc Dịch vụ y tế hoàng gia Jordan tham gia các hoạt động cứu nạn.
Hãng thông tấn Jordan (JNA) dẫn một tuyên bố của Bộ Ngoại giao và Kiều dân nước này khẳng định tổ chức từ thiện Jordan Hashemite (JHCO) đã liên hệ với chính quyền Syria và Thổ Nhĩ Kỳ để gửi hàng viện trợ đến các khu vực bị ảnh hưởng và cử các đội cứu hộ tham gia công tác tìm kiếm những người còn sống sót sau thảm họa động đất.
Trong khi đó, hãng thông tấn Kuwait (KUNA) đưa tin chuyến bay chở hàng viện trợ của nước này đã cất cánh tới Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2, trong một nỗ lực trợ giúp các nạn nhân của trận động đất. Các nỗ lực cứu trợ của Kuwait được khởi động dưới sự chỉ đạo của Quốc vương Sheikh Nawaf Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah. Bộ Ngoại giao Kuwait giữ vai trò điều phối hoạt động viện trợ, trong khi quân đội chịu trách nhiệm vận chuyển nhân viên, máy móc và thiết bị cứu trợ tới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Hoạt động cứu trợ cũng có sự tham gia của Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ và Bộ Y tế nước này.
Bộ ngoại giao Qatar ngày 7/2 cũng thông báo nước này sẽ viện trợ 10.000 căn hộ di động cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, "trong nỗ lực của Qatar góp phần hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do động đất tại Syria và Thổ Nhĩ Kỳ". Trước đó, Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani đã ra lệnh lập cầu hàng không để hỗ trợ nạn nhân động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Khởi động kế hoạch tái thiết sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria Cùng với công tác cứu hộ, hoạt động ổn định cuộc sống và tái thiết sau động đất cũng đã bước đầu được lên kế hoạch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ngay trong hôm qua (11/2), nhiều quan chức cấp cao của Liên hợp quốc cũng đã có mặt tại 2 quốc gia này để kịp thời có biện pháp hỗ trợ....