Hơn 30ha đất rừng, đất nằm trong ranh giới quản lý tài nguyên bị “băm nát” như thế nào?
Sau khi Dân trí có loạt bài về nghi vấn khai thác than trái phép núp bóng dự án xây dựng nghĩa trang nhân dân Đồng Khuôn (tại xã Quảng La, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) gây bức xúc dư luận, phóng viên đã tiếp cận khu vực đất đai bị xẻ thịt, băm nát với diện tích lên tới 30ha nằm cách dự án khoảng 2km.
hơn 30 ha đất rừng, đất trong ranh giới quản lý tài nguyên bị băm nát, đào bới
Theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm hiện tại, mặc dù không còn máy móc hoạt động, tất cả có vẻ như đã án binh bất động nhưng nơi đây đã trở nên tan hoang với những ngọn đồi trọc lóc, những cánh rừng đã bị tàn phá, tất chỉ còn trơ lại đất, đá, sỏi. Thậm chí nhiều khu vực phía trên cao của quả đồi vẫn còn lộ ra nhiều khoảng đất rộng có màu đen nhìn tựa như than và có dấu hiệu bị đào bới dở dang. Xung quanh là những hố sâu rộng vài chục mét, sâu tới chục mét. Có những hố sâu ngập trong nước rộng mênh mông.
Chưa hết, đất đá, xít thải còn tràn xuống lấn cả ra hồ Yên Lập cùng với đó là những con đường chạy ngang dọc do doanh nghiệp tự làm để phục vụ việc vận chuyển sản lượng từ khu vực khai thác sang khu vực tập kết. Tại khu vực khai thác một lượng than, xít đang được chất đống để chờ công ty TNHH MTV Thăng Long giải tỏa.
Như Dân trí đã thông tin, trước đó công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long bất ngờ tỏ ra hào phóng bỏ ra nhiều tỉ đồng để xây dựng một nghĩa trang tặng cho nhân dân trong khu vực. Thế nhưng điều khó hiểu là, mặc dù dự án trên chỉ rộng hơn 3ha lại nằm trên lưng chừng đồi nhưng UBND huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh lại đồng ý cho doanh nghiệp này được khai thác đất tại 2 khu vực lân cận (cách đó khoảng 2 km) hiện trạng là đất rừng và đều nằm trong ranh giới tài nguyên đã được giao cho Công ty TNHH MTV Thăng Long (thuộc Tổng công ty Đông Bắc) quản lý, bảo vệ với lý do lấy đất san lấp nền cho nghĩa trang.
Có được “bảo bối” này trong tay, doanh nghiệp trên lập tức đưa máy móc, thiết bị vào tiến hành đào bới trong một thời gian dài cùng với đó vào khoảng thời gian này, theo phản ánh của người dân, hàng ngày từng đoàn xe trọng tải lớn phủ bạt kín mít nối đuôi nhau chạy ra ngoài khiến dư luận dấy lên nghi ngờ có hoạt động khai thác than trái phép đang diễn ra tại đây.
Theo UBND huyện Hoành Bồ, vào tháng 3/2017, tỉnh Quảng Ninh dừng mọi hoạt động thu hồi than của doanh nghiệp tại hai khu đất trên và cải tạo, phục hồi môi trường.
Tuy nhiên dư luận cho rằng, việc “tuýt còi”dự án đào đất vào lúc này liệu có phải là quá muộn không? Khi mà toàn khu vực đã bị đào bới nham nhở với diện tích lên đến hơn 30ha. Và như vậy có thể, một lượng than khổng lồ tại đây đã bị “bốc hơi” theo những chuyến xe phủ bạt đều đặn chạy từ trong khu vực này ra ngoài mỗi ngày.
Một số hình ảnh phóng ghi nhận tại khu đất bị đào bới, băm nát …này:
Tan hoang đất rừng, đất trong ranh giới quản lý tài nguyên của đơn vị quân đội
Những quả đồi vốn xanh mướt bị tàn phá không thương tiếc
Khai thác, đào bới đã biến nơi đây thành những hố sâu rộng như ao, hồ
Phía trên cao có nhiều khoảng đất có màu đen như than bị đào bới dở dang
Khu đất dùng để tập kết than, xít
Đất đá, xít còn tràn cả xuống lòng hồ Yên Lập
An Nhiên
Theo Dantri
Giáo sư Đặng Hùng Võ: Phải thu "sổ đỏ" bán đất rừng cho người ngoài Sóc Sơn
Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất rừng phòng hộ chỉ được chuyển nhượng cho những người trong xã. Do vậy, việc cấp "sổ đỏ" cho người bên ngoài là sai quy định, cần phải thu hồi.
Chiều ngày 18/10, trao đổi với phóng viên Dân trí, Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN-MT) đã phân tích những vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng, cấp "sổ đỏ" và xây dựng trên đất rừng phòng hộ ở xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Không "bán" đất rừng cho người ngoài xã
- Những hộ dân khi đã được giao đất rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn, họ có được quyền chuyển nhượng không, thưa ông?
- Theo quy định của pháp luật (trước khi có Luật Lâm nghiệp), rừng phòng hộ chỉ được chuyển nhượng cho những người dân trong xã. Còn quy định của Luật Lâm nghiệp hiện nay, không được chuyển nhượng đất rừng phòng hộ.
Theo GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT quy định trước đây, đất rừng phòng hộ chỉ được chuyển nhượng người dân trong xã
- Còn việc chính quyền cấp "sổ đỏ" rừng phòng hộ cho người dân thì sao?
- Người dân được cấp "sổ đỏ" để tạo sự ổn định khi chúng ta chưa đưa được họ ra khỏi rừng. Nhưng cấp "sổ đỏ" không có nghĩa muốn chuyển nhượng cho ai cũng được, vì nó vẫn đang là đất rừng. Như tôi đã nói là chỉ được chuyển nhượng cho những người dân trong xã, có cùng hoàn cảnh.
- Chính quyền xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn) cho biết, mỗi hộ dân chỉ được xây dựng trên diện tích không quá 200 m2 đất rừng. Theo ông, công trình trên thửa đất này có được xây kiên cố hay không?
- Trong trường hợp nhà nước chưa đầu tư để đưa người dân ra khỏi rừng và vẫn công nhận việc sản xuất, cư trú của họ trong rừng, thì chỉ được xây những ngôi nhà đáp ứng nhu cầu, tức là nhà thuộc khu vực nông thôn.
Còn những ngôi nhà xây quá 200 m2 trong rừng phòng hộ là sai. Việc xây dựng những ngôi nhà kiên cố ở rừng phòng hộ cũng không đúng quy định. Ngoài ra, chúng ta cũng cần căn cứ trên hiện trạng người dân địa phương đang sống trong rừng phòng hộ thế nào thì nên thừa nhận như vậy.
Kỷ luật những người dung túng cho cái sai
- Quanh khu đất của gia đình ca sĩ Mỹ Linh ở xã Minh Phú có hàng trăm biệt thự được xây dựng rất bề thế, với đủ loại kiến trúc khác nhau. Qua đó, ông đánh giá thế nào việc quản lý đất rừng phòng hộ của huyện Sóc Sơn?
- Trường hợp của gia đình ca sĩ Mỹ Linh được Sở TN-MT Hà Nội nói rõ quan điểm từ năm 2013. Tôi nhớ khi đó anh Nghĩa (Nguyễn Hữu Nghĩa - nguyên Phó Giám đốc Sở TN-MT) nói rõ đây là trường hợp trái pháp luật. Nhưng từ đó đến nay, Hà Nội chưa xử lý. Chính việc không xử lý như vậy nên mới xảy ra tình trạng như hiện nay là xây dựng tràn lan. Hàng loạt dinh cơ tiếp tục mọc lên và rừng lại tiếp tục bị mất.
- Để xảy ra tình trạng như vậy, theo ông trách nhiệm của từng cấp ngành của TP Hà Nội cần phải xác định cụ thể như thế nào?
- Tôi cho rằng, trách nhiệm trực tiếp là chính quyền xã khi xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng. Đây là hành vi hoàn toàn trái pháp luật mà họ cứ làm, đây là tội nặng nhất.
Với cấp huyện, khi pháp luật quy định không được cấp sổ đỏ trong trường hợp này mà họ vẫn làm là sai.
Còn TP Hà Nội, có trách nhiệm không? Tôi cho là có trách nhiệm. Câu chuyện đã rất rõ ràng từ năm 2008, rồi 2013, nhưng Hà Nội vẫn không xử lý. Vậy tại sao Hà Nội không xử lý, là câu hỏi lớn đặt ra ở đây.
Các Bộ liên quan, cụ thể ở đây là Bộ TN-MT, Bộ NN&PTNT có trách nhiệm không? Tôi cũng cho là có. Tại sao khi các cấp của Hà Nội làm những chuyện sai như vậy, nhưng cơ quan Trung ương không can thiệp?
Một khu dinh cơ ở xã Minh Phú huyện Sóc Sơn. (Ảnh: Toàn Vũ)
- Phó Chủ tịch huyện Sóc Sơn cho rằng, việc xử lý những công trình lớn như của ca sĩ Mỹ Linh, phủ Thành Chương cần phải chờ ý kiến của TP Hà Nội và Bộ TN-MT, NN&PTNT?
- Quy định hiện nay rất rõ ràng là nếu xây dựng sai phép thì phải dẹp bỏ. Vấn đề rõ như vậy mà cần phải có quyết định của Trung ương thì thực sự đó là tiếng nói rất yếu ớt, chưa thực hiện đúng trách nhiệm của chính quyền địa phương.
- Cụ thể ở đây, ông Đỗ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn nói là trong kết luận Thanh tra Chính phủ có nêu là phải xin ý kiến cấp Bộ, chứ "huyện không tự nghĩ ra". Liệu đây có phải là việc cố tình đùn đẩy trách nhiệm không?
- Trong trường hợp này, trách nhiệm quản lý đã rõ, sai phạm cũng đã rõ rồi, theo tôi thì cứ đúng thẩm quyền mà xử lý, không cần phải hỏi ý kiến các cấp nữa.
Tất nhiên, họ làm như vậy cũng là cẩn thận, nhưng theo tôi lúc này nên dẹp hết những cái cũ đi, mà nên tập trung xác định ai sai, vì sao làm sai như vậy và xử lý thế nào cho đúng pháp luật.
Việc này, TP Hà Nội nên xử lý cương quyết, kỷ luật tất cả những ai dung túng cho cái sai này. Có như vậy, chúng ta mới bảo vệ được rừng.
Phải dẹp bỏ biệt thự xây trên đất rừng
- Với trường hợp cụ thể là nhà ca sĩ Mỹ Linh trong rừng phòng hộ xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, từ năm 2013, ông đã từng lên tiếng nhưng cho đến nay sự việc vẫn nhùng nhằng chưa được giải quyết triệt để. Ông đánh giá thế nào về cách xử lý của TP Hà Nội, trong trường hợp này?
- Tôi cho đó là việc rất yếu kém của chính quyền TP Hà Nội! Tại sao một việc tày đình như vậy, xây dựng công trình đồ sộ trong rừng mà lại cứ để nghiễm nhiên?
Việc chuyển nhượng khu đất này diễn ra từ 2001, kéo dài đến năm 2008 chưa sang tên. Địa phương nói rằng, khuyết điểm ở đây là chưa sang tên mà thôi. Tôi nói thực, đây là trường hợp không được chuyển nhượng cho người bên ngoài.
Theo tôi, càng những người nổi tiếng, nhân dân biết tên, thì càng phải gương mẫu. Bởi chúng ta biết rằng, đất rừng mà chuyển nhượng thì rất rẻ. Nhưng khi đã xây dựng lên được một khu bề thế thì những cá nhân đó đang làm giàu bằng chính tài nguyên của đất nước.
Người dân vào sống trong rừng phòng hộ ở xã Minh Phú từ đầu những năm 1990
- Việc huyện Sóc Sơn cấp "sổ đỏ" 600 m2 đất ở cho gia đình ca sĩ Mỹ Linh trong thửa đất hơn 12.000 m2 là đúng hay sai?
- Việc cấp "sổ đỏ" cho đúng tên là sai hoàn toàn, bởi vì việc chuyển nhượng là trái pháp luật. Ngay cả việc xã xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng đó cũng là trái pháp luật.
- Với những cái sai như vậy, theo ông, TP Hà Nội có nên thu hồi "sổ đỏ" này không?
- Thu hồi "sổ đỏ" là đương nhiên! Chỉ có điều là cái dinh cơ như vậy có bị dẹp bỏ hay không? Quan điểm của tôi là dẹp bỏ nó đi. Vì chúng ta cứ đặt câu hỏi vì sao mất rừng nhiều thế, thì đây là một trong những câu trả lời tại sao rừng bị mất. Bây giờ để tránh mất rừng thì chúng ta phải xử lý cương quyết.
- Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (thực hiện)
Theo Dantri
Hà Nội: 300 hộ dân bỗng nhiên thành 'người ở trong rừng' Đi gây dựng vùng kinh tế mới từ năm 1985, ăn ở ổn định hàng chục năm nhưng một bản đồ quy hoạch rừng đã biến 300 hộ dân thành "người ở trong rừng". Đây là tình cảnh của các hộ dân ở xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Họ là những người có công khai phá vùng kinh tế mới...