Hơn 308.000 người chết vì nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 308.000 ca tử vong do nCoV trong số hơn 4,6 triệu ca nhiễm, nhiều nước nới hạn chế và dần mở cửa lại kinh tế.
213 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận 4.619.489 ca nhiễm và 308.108 ca tử vong, tăng lần lượt 101.273 và 5.142 ca so với hôm qua, trong khi hơn 1,7 triệu người đã hồi phục, theo thống kê của Worldometer.
Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân ở Brazil ngày 12/5. Ảnh: Reuters.
Tổng số ca nhiễm và tử vong do nCoV ở Mỹ lần lượt là 1.482.524 và 88.424 , sau khi ghi nhận thêm 24.931 ca nhiễm và 1.512 ca tử vong trong 24 giờ qua.
Hầu hết các bang Mỹ đang mở cửa lại theo từng giai đoạn. Maryland và Virginia mở cửa trở lại từ 15/5. Washington tiếp tục yêu cầu người dân ở nhà đến tháng 6 vì tình hình dịch tại đây không cải thiện. New York, New Jersey, Connecticut và Delaware sẽ mở lại bãi biển từ 22/5. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) dự đoán đến ngày 1/6, Mỹ sẽ ghi nhận hơn 100.000 ca tử vong.
Tây Ban Nha, vùng dịch lớn nhất châu Âu, báo cáo thêm 1.721 ca nhiễm và 138 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 274.367 và 27.459. Kể từ ngày 15/5, người nhập c ảnh từ nước ngoài vào Tây Ban Nha phải tự cách ly tại nhà hoặc khách sạn trong hai tuần.
Nhiều cơ sở kinh doanh tại Tây Ban Nha đã nối lại hoạt động. Quán bar, nhà hàng và cơ sở tôn giáo ở một số khu vực được mở cửa trở lại. Tại Madrid và Barcelona, những nơi áp đặt hạn chế khắt khe nhất, cửa hàng hiện có thể tiếp nhận khách hàng mà không cần hẹn trước và bảo tàng có thể mở cửa trở lại dù giới hạn lượng khách. Các cửa hàng rộng hơn 400 m2 được phép mở lại trên cả nước, nhưng cũng hạn chế lượng khách.
Nga là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 262.843 người nhiễm, tăng 10.598 ca. Nước này ghi nhận thêm 118 người chết vì nCoV, mức tăng trong 24 giờ kỷ lục, nâng tổng số ca tử vong lên 2.418.
Giới chức y tế Moskva cho biết 100% ca tử vong do nghi nhiễm nCoV đều được khám nghiệm pháp y, song chỉ thông báo hơn 600 người chết do biến chứng trực tiếp trong tháng 4. Sở Y tế Moskva không tính 60% ca tử vong nghi do nCoV vào số liệu Covid-19 do những người này chết vì nguyên nhân khác. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định nước này không giấu số ca tử vong trong đại dịch.
Nga nới lỏng các biện pháp hạn chế để ngăn nCoV và chấm dứt kỳ nghỉ có lương của phần lớn người lao động từ 12/5. Putin đã cho dân Nga nghỉ làm có lương ngày 28/3 và gia hạn hai lần sau đó. Tổng thống Nga thừa nhận dịch bệnh và các biện pháp phòng chống tác động mạnh đến kinh tế và “làm tổn thương hàng triệu công dân”.
Ca nhiễm và tử vong do nCoV ở Anh lần lượt là 236.711 và 33.998 sau khi báo cáo thêm lần lượt 3.560 và 384 ca. Đây là vùng dịch chết chóc nhất châu Âu.
Video đang HOT
Bắt đầu từ tuần này, Anh “tích cực khuyến khích” mọi người quay trở lại làm việc nếu công việc của họ không thể làm từ xa, như ngành sản xuất hoặc xây dựng. Người dân cũng được phép tập thể dục ngoài trời không giới hạn. Họ có thể tham gia các môn thể thao nhiều người như đánh golf, tennis và câu cá, miễn là những người đi cùng đều là thành viên trong một gia đình.
Italy ghi nhận thêm 789 ca nhiễm và 242 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 223.885 và 31.610.
Chính quyền sẽ cho phép đi lại liên tỉnh từ ngày 3/6, đánh dấu sự nới lỏng hạn chế lớn sau khi Italy hồi tháng ba là quốc gia châu Âu đầu tiên phong tỏa toàn quốc. Các nhà máy đã được phép hoạt động từ 4/5 và các cửa hàng dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 18/5.
Pháp xác nhận 179.433 ca nhiễm và 27.529 ca tử vong, tăng lần lượt 563 và 104 ca. Chính quyền đã nới lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài gần 8 tuần từ 11/5. Tuy nhiên, giới chức nhấn mạnh họ sẵn sàng tái siết chặt hạn chế nếu cần thiết.
Đức ghi nhận thêm 703 ca nhiễm, nâng tổng số lên 175.678, trong đó 7.999 người chết, tăng 71 ca. Tỷ lệ tử vong tại nước này thấp hơn nhiều so với các vùng dịch khác trong khu vực cũng như toàn cầu.
Chính phủ đã nới nhiều biện pháp hạn chế, cho phép các cửa hàng hoạt động trở lại, miễn là tuân thủ quy định vệ sinh và giãn cách. Người dân vẫn phải đeo khẩu trang khi di chuyển bằng phương tiện công cộng.
Đức nới lỏng quy tắc kiểm dịch với người đến từ các nước EU và Anh. Giới chức chỉ yêu cầu người nhập cảnh cách ly nếu họ đến từ các quốc gia có số ca nhiễm cao. Người đi từ các nước ngoài EU vẫn phải cách ly bắt buộc hai tuần.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Brazil vẫn là vùng dịch lớn nhất với 218.223 ca nhiễm, tăng kỷ lục 15.305 trường hợp. 14.817 người chết, tăng 824 ca. Giới chuyên gia tin rằng số ca nhiễm thực tế có thể cao hơn 12-15 lần so với số liệu được công bố do năng lực xét nghiệm còn hạn chế tại quốc gia này. Brazil đã vượt qua Pháp, trở thành vùng dịch thứ 6 thế giới.
Tòa án Tối cao Brazil đã ra phán quyết rằng chính quyền bang và địa phương có quyền tự xác định các biện pháp hạn chế xã hội cần thiết để ngăn Covid-19, đi ngược lại mong muốn của Tổng thống Jair Bolsonaro, người luôn thúc đẩy các bang dỡ bỏ lệnh hạn chế. Bộ trưởng Y tế nước này từ chức chỉ sau vài tuần giữ ghế.
Mexico báo cáo 42.595 ca nhiễm và 4.477 ca tử vong, tăng lần lượt 2.409
và 257. Chính quyền sẽ cho phép mở một số nhà máy ôtô từ ngày 18/5 sau nhiều lời kêu gọi từ các hãng xe Mỹ.
Tại Trung Đông, Iran báo cáo thêm 2.102 ca nhiễm và 48 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 116.635 và 6.902.
Iran đã dỡ bỏ lệnh cấm đi lại liên tỉnh và cho phép trung tâm thương mại nối lại hoạt động. Cuối tuần trước, các buổi tụ họp cầu nguyện đã được nối lại tại 180 thành phố và thị trấn Iran được coi là có nguy cơ lây nhiễm thấp. Trường học trên cả nước sẽ được mở cửa vào tuần tới.
Arab Saudi ghi nhận thêm 2.307 ca nhiễm và 9 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 49.176 và 292.
Arab Saudi sẽ phong tỏa toàn quốc trong kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr từ 23/5 đến 27/5 để ngăn virus lây lan. Cho đến lúc đó, các hoạt động kinh doanh vẫn được duy trì và mọi người có thể di chuyển tự do trong khoảng thời gian từ 9 giờ cho đến 17h, ngoại trừ ở Mecca, nơi vẫn bị áp lệnh giới nghiêm 24 giờ.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE) báo cáo 747 ca nhiễm mới và thêm 2 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 21.831 và 210. UAE từ cuối tháng trước đã nới lỏng các hạn chế được áp đặt kể từ giữa tháng ba. Dubai, trung tâm kinh doanh của UAE, cho phép các trung tâm thương mại, nhà hàng và quán cà phê mở cửa trở lại từ ngày 23/4 nhưng phải tuân thủ quy định phòng dịch.
Trung Quốc ghi nhận 8 ca nhiễm mới, gồm 6 ca ngoại nhập và hai ca lây lan trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm lên 82.941, trong đó 4.633 người chết. Vũ Hán tuần này bắt đầu triển khai xét nghiệm toàn bộ cư dân thành phố sau khi phát hiện ổ dịch mới.
Hàn Quốc phát hiện 19 ca nhiễm mới, bao gồm 9 ca lây lan trong cộng đồng, nâng tổng số người nhiễm lên 11.037, trong đó 262 người chết. Đây là lần đầu tiên số ca nhiễm mới trong ngày dưới 20 kể từ ngày 9/5. 153 ca liên quan đến ổ dịch mới Itaewon.
Sau 45 ngày cách biệt công đồng, Hàn Quốc nới lỏng hạn chế từ ngày 6/5. Nước này vốn có kế hoạch dần mở lại trường học từ 13/5 nhưng quyết định trì hoãn một tuần vì ổ dịch Itaewon.
Tại Nam Á, Ấn Độ báo cáo 81.997 ca nhiễm và 2.649 ca tử vong, tăng lần lượt 3.942 và 98.
Hệ thống đường sắt do nhà nước vận hành từ hồi đầu tuần nối lại hoạt động của các tuyến từ thủ đô New Delhi tới 12 thành phố khác, bao gồm Mumbai, Chennai, Bengaluru. Các hành khách phải đeo khẩu trang suốt hành trình, được kiểm tra thân nhiệt trước khi lên tàu và còn phải đăng ký một ứng dụng truy vết tiếp xúc trên điện thoại.
Tại Đông Nam Á, Singapore vẫn là vùng dịch lớn nhất khu vực với 26.891 ca nhiễm và 21 ca tử vong. Nước này đang nỗ lực tăng cường xét nghiệm bằng cách tuyển mộ thêm người lấy mẫu bệnh phẩm ở những nơi như ký túc xá của lao động nhập cư với hứa hẹn trả lương cao.
Indonesia xếp thứ hai với 16.496 ca nhiễm và 1.076 người chết. Cứ 100.000 người thì 50 người được xét nghiệm tại quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, so với mức 2.500 xét nghiệm trên 100.000 ở Singapore. Một tháng sau khi Tổng thống Joko Widodo hứa hẹn tăng cường xét nghiệm, các nhân viên y tế vẫn phàn nàn về quy trình chậm trễ.
Indonesia là nước duy nhất trong khu vực ghi nhận ca tử vong vượt 1.000. Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
Thu 70.000 USD cho lớp học qua Zoom, hơn 50 trường đại học Mỹ bị kiện
Ít nhất 50 trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đã bị sinh viên kiện do chất lượng học trực tuyến không tương xứng với số tiền học phí lên tới hàng chục nghìn USD mỗi năm.
Lauryn Morley - giáo viên tại trường Washington Waldorf ở Bethesda, Maryland dạy học sinh qua ứng dụng Zoom. Ảnh: AFP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), nhiều sinh viên tại Mỹ vốn dĩ phải vay nợ để trả phí học hoàn thành bằng cử nhân đang tự hỏi làm thế nào giành quyền lợi khi phải chi 70.000 USD cho những lớp học qua ứng dụng Zoom.
"Chúng tôi còn phải trả tiền những dịch vụ mà trường đại học không thể đáp ứng", Dhrumill Shah - sinh viên theo học bằng Thạc sĩ chuyên về sức khỏe cộng đồng tại Đại học George Washington - bày tỏ.
Nam sinh viên 24 tuổi này phải phụ thuộc vào các khoản vay để hoàn thành chương trình học 2 năm. Chỉ còn vài ngày nữa, anh sẽ được nhận bằng song lễ tốt nghiệp truyền thống năm nay đã bị hủy vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19). Shad đã ký vào đơn kiến nghị yêu cầu nhà trường hoàn trả học phí.
"Tôi nghĩ chất lượng dạy đã giảm sút", Shah chia sẻ phương thức học trực tuyến do ảnh hưởng từ các biện pháp giãn cách xã hội tại Washington nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 đã dẫn tới tình trạng mất cân bằng. Shah thừa nhận anh không thể học hiệu quả khi không được lên lớp học trực tiếp.
Shah không phải là sinh viên duy nhất đối mặt với tình trạng này. Molly Riddick cũng đã ký một bản kiến nghị yêu cầu trường Đại học New York (NYU) có một số động thái bù đắp cho sinh viên của mình.
"Dù NYU khẳng định như thế nào nhưng trường vẫn không thể cung cấp đầy đủ chương trình dạy học thông qua Zoom", Molly bình luận trên trang Change.org.
Một số sinh viên thậm chí còn khởi kiện trường đại học của họ. Trong một đơn khiếu nại thay mặt cho 100 sinh viên, Adelaide Dixon đã cáo buộc Đại học Miami trao bằng tốt nghiệp với "chất lượng giảm sút" vì tổ chức các lớp học trực tuyến và đánh giá năng lực học sinh bằng tiêu chí qua môn/trượt môn thay vì hệ thống chấm điểm truyền thống. Ít nhất 50 trường cao đẳng và đại học tại Mỹ đang đối mặt với tranh cãi pháp lý tương tự.
Khuôn viên Đại học Georgetown. Ảnh: AFP
Hiện các trường đại học vẫn chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận nào về thông tin nhận được các đơn kiện. Chỉ một số trường lên tiếng giải thích họ đang ở trong tình thế khó khăn chưa từng có tiền lệ do đại dịch gây ra. Cho đến nay, chưa có trường nào hoàn trả học phí mùa Xuân vừa qua cho sinh viên. Và tình hình có thể tồi tệ hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra vào cuối mùa Hè hay đầu mùa Thu khi các lớp học mở lại. Liệu 20 triệu sinh viên có quay trở lại trường là một câu hỏi còn để ngỏ.
"Tôi hy vọng tôi sẽ được đi học trở lại. Ban lãnh đạo nhà trường cam kết sẽ có hướng dẫn cụ thể trong 10 ngày tới nhưng tôi đang chuẩn bị cho kịch bản việc quay lại trường không thể tiến hành sớm", Ashwath Narayanan - nam sinh viên 19 tuổi tại Đại học George Washington - cho hay.
Do tình hình COVID-19, một số trường dự tính sẽ thay đổi toàn bộ phương thức hoạt động. Bà Pamella Oliver - Phó Hiệu trưởng phụ trách vấn đề học thuật của Đại học bang California - cho biết vào mùa Thu năm nay, nhà trường sẽ số hóa tất cả dịch vụ. Tuy nhiên, cung cấp dịch vụ số hóa trong tương lai đồng nghĩa với việc tăng sức ép lên sinh viên và phụ huynh - những người vốn dĩ còn chật vật trả các khoản nợ giờ lại thêm lao đao vì tình hình kinh tế suy thoái do COVID-19.
"Nhiều sinh viên và gia đình kiếm được ít tiền hơn, và chính vì vậy họ sẽ không lựa chọn giáo dục đại học", Ted Mitchell - Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Mỹ - đề cập trong bức thư gửi lên Quốc hội. Ông Mitchell dự đoán tỷ lệ học sinh nộp đơn cho năm học tới sẽ giảm 15%, đồng nghĩa với việc các trường sẽ tổn thất khoảng 23 tỷ USD doanh thu.
Trong khi một số trường đại học top đầu như Harvard, Yale hay Stanford vẫn có nguồn lực lớn và khả năng vay, nhiều trường nhỏ hơn có thể phải đối mặt với kết cục phá sản.
Người phụ nữ vĩ đại mà lịch sử dường như đã bỏ quên: Sở hữu tế bào bất tử, dù qua đời vì ung thư nhưng vẫn cứu sống hàng vạn người khác Mặc dù qua đời ở tuổi 31 nhưng người phụ nữ này đã giúp cho hàng ngàn vạn người khác có thể sống sót. Năm 1951, Henrietta Lacks, đến từ Virginia, một nông dân nghèo người Mỹ gốc Phi và là mẹ của 5 người đã đến bệnh viện Johns Hopkins để khám bệnh. Đây là một trong số ít những bệnh viện...