Hơn 300.000 y tá sắp tham gia cuộc đình công lớn chưa từng có ở Anh
Các công đoàn đang vận động để lực lượng y tá được tăng lương cao hơn mức lạm phát 5%.
Hiện lương thực tế của đội ngũ này đã giảm 20% kể từ năm 2010 do chính sách thắt lưng buộc bụng trong ngân sách.
Nghệ sĩ đường phố vẽ bức tranh nữ y tá trên tường để vinh danh đội ngũ làm việc trong Dịch vụ Y tế Quốc gia phía Đông London. Ảnh: AP
Theo các phương tiện truyền thông, lực lượng y tá Anh đang chuẩn bị tiến hành một cuộc đình công lớn vào mùa Đông này. Tổ chức Royal College of Nursing (RCN) với hơn 435.000 thành viên đã thống nhất bỏ phiếu tổ chức một cuộc đình công lớn nhất trong lịch sử, dự kiến có hơn 300.000 thành viên tham gia.
Video đang HOT
Các bài báo nêu rõ trong khi công tác kiểm phiếu vẫn đang diễn ra, nhiều người tin rằng RCN sẽ ủng hộ tiến hành một cuộc đình công trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.
“Hoạt động đình công của chúng tôi là vì các y tá. Chúng tôi nhận được sự hỗ trợ của họ trong việc làm này”, Tổng thư ký RCN Pat Cullen cho biết.
Theo tổ chức trên, số lượng y tá cần tuyển dụng gần đây đã đạt con số cao kỷ lục. Năm ngoái, 25.000 nhân viên y tá cũng đã nộp đơn nghỉ việc và ra khỏi danh sách đăng ký của Hội đồng Điều dưỡng và Hộ sinh.
Ông Cullen nhấn mạnh: “Rất nhiều y tá – cả những người có kinh nghiệm và những người mới được tuyển dụng – nhận ra rằng họ không nhìn thấy tương lai của ngành nghề này khi họ không được coi trọng cũng như được đối xử công bằng”.
Đầu tháng 9, các nhà chức trách đã đề nghị mức tăng 1.400 bảng mỗi năm cho lương các y tá, song các công đoàn cho rằng mức tăng này không bắt kịp với lạm phát trên đà tăng vọt.
Trong những tháng qua, Vương quốc Anh phải đối mặt với một làn sóng đình công trên nhiều lĩnh vực, do các đề xuất tăng lương không phù hợp với tỷ lệ tăng lạm phát. Chi phí sinh hoạt ở Anh đã tăng đáng kể trong năm qua sau đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng năng lượng. Tình trạng lạm phát còn ngày càng trầm trọng hơn sau khi London quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
Pháp tuyên bố nguồn cung năng lượng đã ổn định trở lại
Ngày 3/11, Bộ trưởng Chuyển đổi năng lượng Pháp Agnes Pannier-Runacher tuyên bố nguồn cung nhiên liệu cho các trạm xăng trên toàn quốc đã được khôi phục, trong khi tình trạng đình công chỉ còn tiếp diễn tại một nhà máy lọc dầu ở Feyzin, miền Đông Nam nước này.
Bơm xăng cho các phương tiện tại trạm xăng dầu ở Marseille, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với kênh truyền hình LCP, bà Pannier-Runacher cho biết cuộc khủng hoảng nhiên liệu thời gian qua đã kết thúc và tình hình đang được ổn định trở lại, trong đó chỉ dưới 10% các trạm xăng còn gặp vấn đề về cung ứng. Tình trạng đình công chỉ còn tiếp diễn tại một nhà máy lọc dầu ở khu vực Feyzin. Nhà máy này có sản lượng 117.000 thùng/ngày.
Làn sóng đình công đã bắt đầu tại các nhà máy lọc dầu kể từ cuối tháng 9, khi hàng nghìn người lao động yêu cầu tăng lương trong bối cảnh lạm phát leo thang. Cuộc đình công kéo dài đã gây gián đoạn nghiêm trọng hoạt động phân phối nhiên liệu trên toàn quốc, đặc biệt tại miền Bắc, miền Trung nước Pháp và khu vực Paris, khiến người dân gặp khó khăn trong việc sử dụng các phương tiện cá nhân.
Làn sóng đình công lan rộng sang cả các lĩnh vực khác trong ngành năng lượng, trong đó công ty điện hạt nhân EDF cũng chịu tác động, khiến công tác bảo trì đối với các lò phản ứng hạt nhân bị trì hoãn.
Sau khoảng 1 tháng, các tập đoàn năng lượng như TotalEnergies, Exxon Mobil... cùng nghiệp đoàn tổ chức đình công CGT đã đạt được thỏa thuận tăng lương, trong khi Chính phủ Pháp đã áp dụng một số biện pháp cứng rắn nhằm trấn áp làn sóng đình công và ổn định lại nguồn cung năng lượng.
Pháp, cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác, đều đang nỗ lực tìm lời giải cho bài toán năng lượng trong tương lai. Khu vực này chuẩn bị bước vào mùa đông lạnh giá với nguy cơ thiếu khí đốt, cũng như giá nhiên liệu tăng vọt do gián đoạn nguồn cung từ Nga.
Các nước châu Âu sẽ cần tìm cách tự chủ khỏi nguồn cung năng lượng của Nga, trong khi cần chuẩn bị lượng lớn khí đốt trong nhiều thập kỷ. Giới chuyên gia cảnh báo "Lục địa Già" sẽ chịu thiệt hại trong dài hạn do cuộc khủng hoảng năng lượng có nguy cơ gây bất ổn về chính trị. Các chuyên gia lý giải quá trình "hợp lý hóa công nghiệp" là cần thiết, trong đó khuyến nghị việc điều chỉnh sử dụng nhiên liệu trong công nghiệp, song cũng cảnh báo rủi ro tiềm ẩn khi việc cắt giảm đột ngột năng lượng sử dụng trong công nghiệp vào thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay sẽ gây ra khá nhiều sức ép đối với các nền kinh tế cũng như hệ thống chính trị tại châu Âu.
Làn sóng biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt ở châu Âu có thể gây bất ổn chính trị Trên khắp châu Âu, lạm phát tăng cao là nguyên nhân dẫn đến làn sóng bất bình đối với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và có nguy cơ gây ra bất ổn chính trị. Người biểu tình bên ngoài các cơ quan chính phủ ở Bucharest, Romania, ngày 20/10. Ảnh: AP Tại Romania, người biểu tình đã thổi kèn và đánh...