Hơn 300.000 trẻ em ở TP.HCM sẽ được uống sữa mỗi ngày
Bắt đầu từ tháng 11 này, hơn 300.000 trẻ em mầm non và học sinh khối lớp 1 trên địa bàn 10 quận, huyện ngoại thành tại TP.HCM sẽ được uống sữa học đường dung tích 180ml/lần/ngày, với 5 lần/tuần trong 9 tháng của năm học 2019-2020.
TP.HCM triển khai thí điểm chương trình sữa học đường – Ảnh: Internet
Đây là nội dung của chương trình Sữa học đường trên địa bàn TP.HCM với chủ đề “Chung tay vì một Việt Nam vươn cao” mới được UBND TP.HCM công bố.
Theo Phó giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông Từ Lương, mục tiêu của đề án là nhằm góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học (lớp 1) thông qua hoạt động uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em TP.HCM, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.
Từ ngày 1.11.2019, hơn 300.000 trẻ em mầm non và học sinh khối lớp 1 trên địa bàn 10 quận, huyện gồm: quận 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh sẽ được uống sữa học đường dung tích 180ml/lần/ngày, với 5 lần/tuần trong 9 tháng của năm học. Chương trình sẽ được thí điểm ở các trường mẫu giáo công lập và cả tư thục, các trường tiểu học công lập và tư thục, đặc biệt là ở các nhóm trẻ.
Chương trình sữa học đường trên địa bàn TP.HCM được tiến hành theo hình thức xã hội hóa. Trong đó, nhà nước hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ 20%, phụ huynh chỉ phải đóng 50% chi phí. Riêng đối với các em có điều kiện khó khăn, TP.HCM và doanh nghiệp cung cấp sữa sẽ hỗ trợ uống sữa miễn phí hoàn toàn. Sau 1 học kỳ triển khai, Ban chỉ đạo sẽ đánh giá lại, trình xin ý kiến HĐND TP.HCM về việc triển khai đề án.
Về chương trình này, Phó giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Bùi Thị Diễm Thu cho biết, TP.HCM đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến của phụ huynh ở 10 địa phương trước khi triển khai chương trình. 10 quận, huyện được TP.HCM ưu tiên triển khai đều là những quận, huyện ngoại thành có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với các nhóm trẻ độc lập tư thục còn nhiều khó khăn.
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng cũng nói rằng, việc tăng trưởng chiều cao có nhiều yếu tố tham gia, trong đó dinh dưỡng đóng góp một phần rất lớn. Ở Việt Nam, nhìn chung trẻ em trong cả nước chiều cao tăng trưởng còn khiêm tốn so với thế giới, dù chiều dài khi trẻ sinh ra không thua kém các nước trên thế giới. Thế nhưng, từ 13 tuổi trở đi bắt đầu có sự khác biệt ngày càng nhiều hơn so với thế giới, vì vậy phải cần thời gian cho dự án này.
Video đang HOT
Được biết, trên thế giới có 60 quốc gia triển khai chương trình sữa học đường. Tại Việt Nam, chương trình này cũng đang được triển khai tại 17 tỉnh, thành như: Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nam, Ninh Thuận… Chương trình này đã thu được những kết quả đáng khích lệ trong việc cải thiện thể chất, điều kiện dinh dưỡng của trẻ em và nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của chính quyền địa phương, nhà trường và đông đảo phụ huynh.
Phan Diệu
Theo motthegioi
Không uống sữa học đường, HS không được ăn bán trú do trường gộp tiền?
Nhiều phụ huynh quận Cầu Giấy (HN) phản ánh trường gộp tiền ăn bán trú với tiền sữa học đường, học sinh không uống sữa sẽ không được ăn bán trú.
Từ tháng 1/2019, Sở GD- ĐT Hà Nội chính thức phát động chương trình sữa học đường tại Hà Nội.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng khẳng định việc uống sữa học đường hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, phụ huynh đăng ký cho con tham gia. Sở GD-ĐT Hà Nội hoàn toàn không ép chỉ tiêu với các trường. Song trên thực tế, tại một số trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) vẫn có tình trạng nhà trường ra những thông báo khó hiểu nhằm ép buộc phụ huynh phải đăng ký cho con uống sữa học đường.
Một số phụ huynh dù không muốn nhưng vẫn miễn cưỡng tham gia sữa học đường. (Ảnh minh họa).
Một phụ huynh cho biết, mới đây, anh nhận được thông báo từ cô giáo chủ nhiệm lớp con trai với nội dung: "Năm nay sữa học đường sẽ phát cùng quà chiều nên bạn nào không tham gia uống sữa học đường sẽ đồng thời cắt cơm bán trú".
Theo vị phụ huynh này, vì không hợp khẩu vị, nên con anh không thích uống sữa học đường. Năm học trước gia đình anh không đăng ký cho con uống sữa học đường mà gửi sữa riêng cho con. "Tôi thấy việc gộp tiền bán trú và tiền sữa học đường là không hợp lý, vì tinh thần sữa học đường là hoàn toàn tự nguyện, học sinh có thể tham gia hoặc không. Hiện nay các con đi học cả ngày, bố mẹ lại đều đi làm, nên không thể không cho con ăn bán trú, nhưng nay vì con không uống được sữa học đường mà không được ăn bán trú thì phụ huynh phải làm sao", vị phụ huynh thắc mắc.
Không gửi tin nhắn trực tiếp, nhưng trường Tiểu học Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Hội) lại gửi đến phụ huynh thông báo gộp tiền sữa học đường vào tiền ăn của bán trú là 31.000 đồng/học sinh/ngày. Trong đó, tiền ăn là 28.046 đồng và tiền sữa học đường là 2.954 đồng.
Đặc biệt, trong phiếu đăng ký về việc ăn bán trú và uống sữa học đường năm học 2019-2020 của trường Tiểu học Trung Yên đưa ra 2 phương án cho phụ huynh đăng ký: Thứ nhất là "Đồng ý cho con ăn bán trú tại trường. Thứ 2 là không cho con ăn bán trú nhưng uống sữa học đường".
Phần cuối của phiếu đăng ký có phần ý kiến khác.
Chị N.T.H phụ huynh tại trường cho biết, nhiều khi con không thích uống sữa học đường, nhưng nếu không uống, không phải chỉ điền vào phiếu, mà còn bị cô giáo gọi riêng lên để nói chuyện, phải giải thích rõ lý do vì sao không uống. Nhiều khi cũng vì muốn ủng hộ nhà trường, không muốn mất điểm trong mắt cô giáo nên vẫn đăng ký cho xong, còn bản thân con không muốn uống.
Phụ huynh này cũng cho rằng, việc thông báo như trong phiếu của nhà trường không rõ ràng. Nếu nhà trường có thêm phương án thứ 3 là đồng ý cho con ăn bán trú tại trường nhưng không uống sữa học đường sẽ hợp lý và thuyết phục phụ huynh hơn. Còn cách thông báo kia sẽ được hiểu, con có thể không ăn bán trú nhưng vẫn uống sữa học đường, còn nếu con đồng ý ăn cơm bán trú thì đã bao gồm sữa học đường, tức 2 khoản tiền này đã được gộp vào với nhau thay vì tách riêng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay nhiều trường tại Hà Nội cũng có mức tiền ăn bán trú là 28.000 đồng. Song tại trường Tiểu học Trung Yên lại lẻ ra 46 đồng, chưa biết khẩu phần ăn có gì khác khi thêm 46 đồng, nhưng lại vừa khít khi gộp chung với sữa học đường là 2.954 đồng.
Một số phụ huynh không khỏi băn khoăn rằng liệu đây có phải phương án cài cắm của trường để phụ huynh đăng ký sữa học đường cho con?
Sở GD-ĐT quy định không được gộp
Được biết, tỷ lệ đăng ký sữa học đường tại quận Cầu Giấy năm học 2018-2019 thấp hơn nhiều so với những quận huyện khác của thành phố.
Phòng GD- ĐT quận Cầu Giấy cũng đưa ra văn bản số 968/UBND-GD-ĐT-TCKH ngày 12/8/2019 của UBND quận Cầu Giấy.
Trong phần hướng dẫn các khoản thu của Phòng GD-ĐT cũng gộp giữa tiền ăn bán trú và tiền sữa học đường vào làm một.
Trong khi đó, ngày 28/8/2018, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng lại ký văn bản số 3613/SGDĐT- GDMN, trong đó có nội dung liên quan đến Sữa học đường, Giám đốc Sở chỉ đạo tiền sữa không được tính gộp vào tiền ăn hàng ngày của trẻ.
Cách làm của quận Cầu Giấy đang khiến không ít phụ huynh có những băn khoăn rằng phải chăng Quận đang dồn áp lực tăng chỉ tiêu đăng ký tham gia lên các trường, khiến các trường dồn áp lực lên cha mẹ học sinh để tăng tỷ lệ tham gia sữa học đường?/.
Theo VOV
1 Hiệu trưởng bị giáng chức vì bớt sữa của học sinh Hiệu trưởng bị tố ăn chặn sữa học đường của học sinh nghèo, thu chi sai quy định, tự ý lấy tài sản của trường cho người khác sử dụng trong thời gian dài... bị kỷ luật giáng chức. Ngày 11-10, tin từ UBND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho biết: Hội đồng kỷ luật huyện Quỳ Hợp đã họp, thống thống hình...