Hơn 3.000 tỷ đồng tiếp sức đồng bào DTTS giảm nghèo, vươn lên
Đến quý I.2018, các chương trình cho vay dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đạt doanh số 3.094 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng phục vụ đồng bào DTTS đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
Gần100% hộ đồng bào DTTS được vay vốn
Đến nay, Ngân hàng CSXH quản lý trên 20 chương trình tín dụng chính sách và các dự án, tổng dư nợ đạt 177.735 tỷ đồng, với 8,4 triệu món vay của trên 6,7 triệu khách hàng đang còn dư nợ. Trong đó, trên 1.478 nghìn khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại Ngân hàng CSXH, với tổng dư nợ 43.376 tỷ đồng (chiếm 24,4%/tổng dư nợ), dư nợ bình quân một hộ đồng bào DTTS đạt hơn 29 triệu đồng (trong khi bình quân chung tất cả các hộ là 26 triệu đồng/hộ).
Được vay vốn tín dụng ưu đãi, gia đình anh Đinh Cất ( dân tộc A Rem, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đã đầu tư chăn nuôi bò hiệu quả. Ảnh: N.N
Nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách chủ yếu đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi trâu, bò, xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, hỗ trợ kinh phí học tập… đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho hàng triệu lượt hộ, giúp cho hộ nghèo, đặc biệt là đối với các địa bàn của huyện nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, hộ đồng bào DTTS tự tin và tăng dần vị thế trong xã hội, từng bước quen dần với cơ chế thị trường.
Video đang HOT
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi do Ngân hàng CSXH đầu tư cho gần 100% hộ đồng bào DTTS tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, tại vùng sâu, vùng xa, có những hộ đã vay vốn từ 2 đến 3 chương trình tín dụng ưu đãi.
Còn nhiều khó khăn
Ngoài những thuận lợi, chương trình cho vay tín dụng dành riêng cho đồng bào DTTS cũng gặp không ít khó khăn.
Cụ thể, việc bố trí nguồn vốn đôi khi còn chưa kịp thời, chưa đảm bảo; mức cho vay tối đa từng chương trình còn thấp; việc xác nhận đối tượng được thụ hưởng chính sách đối với cơ sở cấp xã đôi lúc còn gặp khó khăn… Ngoài ra, còn một bộ phận hộ đồng bào DTTS sử dụng vốn vay chưa hiệu quả; một số hộ đồng bào DTTS vay vốn đi xuất khẩu lao động chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc… Trong khi đó, tập quán sản xuất và việc sử dụng vốn vào sản xuất của một bộ phận hộ DTTS hiệu quả còn thấp, khả năng mất vốn cao.
Ngân hàng CSXH đã kịp thời thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ như: gia hạn nợ tối đa, khoanh nợ, xóa nợ để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi bị rủi ro bất khả kháng; song, vẫn còn những món vay không gia hạn nợ được phải chuyển nợ quá hạn.
Để tháo gỡ những khó khăn này, cần có những giải pháp triệt để. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ cần ổn định và duy trì nguồn vốn nhà nước đầu tư cho tín dụng chính sách và bố trí nguồn vốn kịp thời; UBND các tỉnh, thành phố hàng năm cần bổ sung nguồn vốn từ ngân sách tỉnh để ủy thác qua Ngân hàng CSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách; chính quyền địa phương cần gắn kết hơn nữa trong việc đầu tư chương trình tín dụng chính sách này vào mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả; Mặt trận Tổ quốc cần tăng cường sự lãnh đạo, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
Ngoài ra, các tổ chức chính trị – xã hội, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động của Hội cấp dưới, đặc biệt là nhiệm vụ của Tổ tiết kiệm và vay vốn, nhất là kiểm tra việc sử dụng vốn của hộ vay…
Theo Danviet
Thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng nhờ nuôi đàn bò 16 con
Đó là hộ anh Nguyễn Thanh Phong, Long Phước, TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện anh đang nuôi đàn bò 16 con, trong đó có 12 con bò nái sinh sản. Bình quân mỗi năm, gia đình anh Phong bán bê giống, bò thịt có thu nhập 100 triệu đồng.
Nhờ được tiếp cận kịp thời nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ gia đình nông dân nghèo tại xã Long Phước, TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững và trở thành hộ có thu nhập khá.
Chỉ cần có vốn...
Năm 2010, gia đình anh Lê Văn Nhỏ được Hội Nông dân xã bảo lãnh tín chấp cho vay 15 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo Ngân hàng CSXH. Có vốn, anh đã mua một con bò cái giống để nuôi và thuê thêm đất để trồng hoa màu. Sau 2 năm đàn bò của anh Nhỏ phát triển được 3 con. Đầu năm 2012, anh Nhỏ đã bán 3 con bò được 65 triệu đồng và thuê ha đất chuyển sang trồng rau hẹ theo hướng an toàn. Từ trồng hẹ, anh Nhỏ có thu nhập hơn 80 triệu đồng/năm. Cuối năm 2013 hộ anh Lê Văn Nhỏ đã thoát nghèo.
Được vay vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH, nhiều hộ nghèo ở xã Long Phước đã đầu tư nuôi bò hiệu quả. Ảnh: N.M
Hội ND xã Long Phước quản lý 12 tổ TKVV với 576 thành viên, tổng dư nợ là hơn 16,6 tỷ đồng; không có nợ quá hạn, nợ xấu; số dư tiền gửi tiết kiệm đạt 1 tỷ đồng.
Anh Nhỏ phấn khởi nói: "Nhờ vào những đồng vốn ban đầu của Ngân hàng CSXH, đến nay, gia đình anh đã thuê được 1,8ha đất trong 10 năm để trồng tre lấy măng, cây ăn quả na, tắc. Đồng thời tôi cũng làm thêm nghề thu mua, chế biến tỏi, củ hành, ớt, sả để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn. Hiện tại, gia đình tôi có thu nhập của gia đình hơn 200 triệu đồng/năm".
Hộ anh Nguyễn Thanh Phong là hộ nghèo của tỉnh, vào năm 2013, được Hội ND xã tín chấp cho vay 30 triệu từ Ngân hàng CSXH để đầu tư chăn nuôi bò sinh sản. Đến nay, đàn bò của anh đã phát triển được 16 con bò, trong đó có 12 con bò sinh sản. Anh Phong chia sẻ, tuy bò sinh sản hiện nay giá không cao nhưng với phương pháp chăn nuôi khép kín thì trong một năm, thu nhập của gia đình anh từ bán bò giống, bò thịt cũng trên 100 triệu đồng.
Quản lý vốn vay chặt chẽ
Theo lãnh đạo Hội ND xã Long Phước, đến nay, Hội ND xã quản lý 12 tổ tiết kiệm và Vay vốn (TKVV) với 576 thành viên, tổng dư nợ là hơn 16,6 tỷ đồng với 7 chương trình vay vốn là cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường, học sinh sinh viên, giải quyết việc làm.
Ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch Hội ND xã Long Phước cho biết: Thông qua các tổ TKVV, Hội ND xã thực hiện chặt chẽ việc bình xét, lựa chọn đúng đối tượng thụ hưởng vốn vay ưu đãi. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay, Hội ND xã còn phối hợp tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ, nhóm; hướng dẫn cách làm ăn, xây dựng và nhân rộng các dự án, mô hình giảm nghèo bền vững, làm kinh tế hiệu quả. "Nhờ vậy, dư nợ của Ngân hàng CSXH được ủy thác qua Hội ND xã đến nay chưa có nợ quá hạn. Hiện 12/12 tổ TKVV do Hội ND xã quản lý đều xếp loại tốt. Số hộ tham gia gửi tiết kiệm thông qua tổ đạt 100%; số dư tiền gửi tiết kiệm đạt 1 tỷ đồng"- ông Minh nhấn mạnh.
Theo Danviet
Tiếp tục tăng dần lương công chức tới năm 2020 "Từ năm 2018 đến năm 2020, nhà nước tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở. Từ năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp..." - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu lộ trình cải cách tiền lương. "Cải...