Hơn 3.000 người thắp nến cầu an
Tối 2/3 (tức 21 tháng Giêng âm lịch), hơn 3.000 người dân Đà Nẵng đã về chùa Bát Nhã (Đà Nẵng) để làm lễ cầu an và cầu cho an toàn giao thông đến với mọi người dân.
Hàng ngàn ngọn nến cầu an cho người dân
Từ buổi chiều, người dân khắp nơi đã đổ về không gian bên trong sân chùa. Càng gần đến giờ hành lễ, đoàn người đổ về mỗi lúc một đông và tràn ra cả bên ngoài khuôn viên chùa… Hàng ngàn người không ai bảo ai trong không khí nghiêm trang xếp hàng trật tự và tiến hành cầu an.
Sau lời khai lễ của đại đức trụ trì chùa Bát Nhã, người dân cùng thắp nến nguyện cầu cho một năm mới an lạc, bình yên đến với người thân và mọi người dân.
Cũng trong dịp này, người dân cùng cầu an toàn giao thông đến với mọi người dân.
Đến khuya, hàng ngàn người vẫn nghiêm trang xếp hàng dâng hoa đăng và cầu nguyện.
Chùm ảnh người dân thắp nến cầu an trong buổi lễ.
Video đang HOT
Bên trong sân chùa chật kín người dân cầu an
Người dân đứng tràn ra ngoài đường trong không khí trang nghiêm để cầu an
Theo dantri
Nỗi khổ của người đi làm lễ giải hạn
Muốn có chỗ ngồi ở điện Tam Bảo hay trong sân chùa Phúc Khánh (Hà Nội) để dự lễ giải hạn lúc 19h tối 24/2 (tức rằm tháng giêng), nhiều người mang cơm nắm tới trải chiếu nhận chỗ từ 13-14h chiều.
16h chiều, nhiều người trải báo, đặt ghế trước sân chùa đợi. Ảnh: B.M.
Theo lịch của chùa Phúc Khánh (phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội), ngày 15 tháng giêng âm lịch, nhà chùa sẽ tổ chức khóa lễ sao Thái Bạch. Khác với đại lễ cầu an cho cả gia đình vào ngày 14 tháng giêng, lễ giải hạn này chỉ dành cho những người có sao Thái Bạch chiếu mạng.
Cách giờ cử hành lễ vài tiếng, sân chùa Phúc Khánh không còn một chỗ trống. Lối vào điện Tam Bảo, nơi sư thầy làm lễ, bắt đầu khép lại. Lực lượng an ninh đứng trước cửa điều phối số người được vào bên trong tránh tình trạng chen lấn xô đẩy, lúc đầu là hai người được vào, sau đó là một nhóm 4-5 người. Nhóm trước vào lễ xong rồi ra lối cửa khác, tốp sau mới được phép lách qua khe cửa hẹp để vào.
* Ảnh: Nhận chỗ dự lễ giải hạn ở chùa Phúc Khánh
Giữa đám đông những người đang chen nhau đợi tới lượt, một phụ nữ hét lớn mong được nhường đường cho vào trước. Đến chùa từ 13h chiều, người phụ nữ này may mắn nhận được một vị trí đẹp trong sân điện Tam Bảo. Đợi suốt nhiều tiếng, bà nhờ người bên cạnh giữ chỗ, ôm dép lách ra ngoài đi vệ sinh. Trước khi ra, dù đã nói trước với người gác cổng nhưng vì ai cũng muốn vào phía trong nên bà không thể vượt qua được đám đông để về chỗ.
Thoát khỏi đám đông chật cứng, cô gái trẻ dáng vẻ gầy gò đi phía sau người phụ nữ đứng dựa vào tường thở mệt mỏi. Khuôn mặt tái nhợt, cô liên tục lấy tay chẹn cổ rồi từ từ ngồi xuống gục đầu choáng váng.
Lối vào điện Tam Bảo chật cứng. Lực lượng an ninh phải điều tiết từng nhóm người vào một tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy. Ảnh: B.M.
Cũng đến nhận chỗ từ rất sớm, bà Sen 73 tuổi ở quận Thanh Xuân, gói xôi rồi nhờ con chở tới chùa. Trước khi đi, bà ăn cơm no và định lót dạ xôi lúc ngồi chờ. 14h chiều, bà trải chiếu trên vỉa hè cùng vài người khác chờ đợi. Gần đó, la liệt người tới làm lễ giải hạn đã trải báo, đặt ghế sẵn. Bà Sen bảo hôm lễ cầu an, nhiều người đi từ sáng hoặc 12h tới trải chiếu, đặt sẵn ghế nhựa.
Trước đây bà Sen hay đi chùa Quán Sứ và nhiều chùa khác nhưng chục năm nay, bà chuyển sang chùa Phúc Khánh vì nghe mọi người nói chùa này thiêng lắm. Không chỉ cầu an, giải hạn đầu năm, bà Sen còn năng đến chùa vào những ngày rằm, mùng 1 để cầu sức khỏe. Mặc dù tới sớm và có thể chọn được chỗ trong điện chính nhưng bà chia sẻ lý do "hay đi vệ sinh" nên ngồi gần lối dẫn vào toilet cho tiện.
Thấy đôi trai gái lóng ngóng không biết lễ nơi nào trước, bà vanh vách hướng dẫn họ vào điện Tam Bảo, lễ đức thánh hiền, đức ông, sau đó là Quan Âm Bồ Tát rồi mới tới các ban bên ngoài. Hôm lễ cầu an, bà cũng tới nhận chỗ từ 14h chiều.
"Cầu an không cần nhiều lễ, tôi chỉ đặt mỗi ban một đôi nến, một hương vòng và chút tiền lẻ ở các ban chính. Lễ giải hạn hôm nay, tôi không mang theo gì cả vì đã đóng cho nhà chùa 100.000 đồng. Tôi và một đứa con năm nay có sao Thái Bạch nên phải đi giải hạn", bà Sen nói.
Bà Sen (ngoài cùng bên trái) đến nhận chỗ từ 14h chiều. Ảnh: B.M.
Khi được hỏi về sự linh nghiệm của lời thỉnh cầu, bà Sen giải thích, không có gì hoàn hảo nên không phải cứ tới chùa cầu xin Phật phù hộ thì sẽ khỏe mạnh, chỉ là điều rủi sẽ nhẹ hơn. "Kiểu gì trong một năm vẫn phải có 'quyệt', không thể hoàn hảo 100% được", cụ Sen khẳng định.
Đi cùng giờ với bà Sen, chị Hà (Long Biên) ngồi thêu tranh chữ thập lúc chờ đợi lễ. Mọi năm, mẹ chồng chị thường tới sớm nhận chỗ cho các con, hết giờ làm, con cái sẽ tới thế chỗ mẹ. Tuy nhiên, năm nay mẹ chị đã già yếu không thể ngồi đợi nhiều giờ, chị đành làm việc đó thay bà. Không biết lễ, chị làm theo những người lớn tuổi hay đi chùa.
Nhà gần, không ít người cũng phải đi từ 17h chiều nhưng cũng chỉ kiếm được chỗ ở ngoài sân. Họ quan niệm "Phật ở tâm" và ngồi đâu cũng lễ được. Đến 19h tối, khu vực từ cổng vào đến trong sân chùa chật cứng người. Đoạn trước cửa chùa bị phong tỏa khiến dòng người tràn xuống đường, ngồi men hoặc leo lên thành cầu vượt vái vọng vào trong.
Để phục vụ những người không vào được bên trong, dịch vụ cho thuê ghế nhựa 10.000 đồng/chiếc hoạt động rất mạnh.
Xung quanh việc người dân chen lấn tới các chùa làm lễ dâng sao, giải hạn, GS TS, nhà văn hóa Trần Lâm Biền chia sẻ, đạo Phật vốn thiên về trí tuệ. Chùa là nơi người dân đến làm điều thiện và học điều thiện trên nền tảng trí tuệ chứ không phải là chỗ để đắm chìm trong mê tín dị đoan.
"Vốn dĩ trong chùa không có lễ giải hạn nhưng vì lợi ích kinh tế mà hiện nay một số chùa tổ chức lễ này. Khi sự tin tưởng của phật tử trở nên mù quáng sẽ dễ dẫn tới bạo lực", nhà văn hóa cho hay.
Theo VNE
Ngày xuân viếng đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Những ngày đầu xuân nơi đây trở nên nhộn nhịp đông đúc hơn khi mà du khách từ khắp nơi đổ về đây dâng hương, cầu an. Du khách dâng hương, cầu an ở đền thờ Vào những ngày đầu xuân Quý Tỵ 2013 cũng như ngày rằm đầu tiên của năm, người dân từ khắp nơi đổ về đền thờ Liễu Hạnh...