Hơn 300 hộ kinh doanh ở chợ Cốc Lếu đóng cửa không bán hàng
Hơn 300 hộ kinh doanh tại khu A chợ Cốc Lếu đã đồng loạt đóng cửa hàng để kiến nghị một số vấn đề liên quan đến việc đầu tư xây dựng mới khu chợ này.
6h30 sáng 2/6, các hộ dân kinh doanh đã có mặt tại sảnh tầng 1 khu A chợ Cốc Lếu – thành phố Lào Cai nhưng không phải đến để bán hàng như mọi hôm.
Các hộ dân đến để chờ cơ quan chức năng và người có trách nhiệm nói rõ hơn về chủ trương xây mới chợ Cốc Lếu.
Mọi người ngồi theo từng nhóm, ngành hàng nhưng không gây ồn ào. Khi các cơ quan chức năng đến hỏi hoặc trả lời phỏng vấn của phóng viên thì các hộ dân chỉ đề cử nhóm trưởng ngành hàng của mình đứng ra trả lời về nguyện vọng của họ trong dự án đầu tư xây chợ mới.
Theo bà Bùi Thị Mơ kinh doanh đồ lưu niệm tại tầng 1 “giá xây dựng theo chủ đầu tư là 240 triệu đồng trên 1 ki-ốt là quá cao trong khi việc kinh doanh ở thời điểm hiện tại đang rất khó khăn do lượng khách du lịch giảm.
Diện tích mỗi ki-ốt theo mô hình mới sẽ giảm so với diện tích cũ nhưng số tiền đóng hàng tháng lại tăng lên từ 3 đến 5 lần so với giá thuê ki-ốt cũ..
Còn bà Nguyễn Thị Phượng kinh doanh bán quần áo tại tầng 2 cho biết, các hộ kinh doanh trong khu A chợ Cốc Lếu nhiều hộ hiện còn đang phải vay tiền ngân hàng để kinh doanh nên chưa thể đóng góp 1 số tiền lớn trong thời gian ngắn.
Một số ý kiến khác của bà con đưa ra thắc mắc về sự mập mờ trong dự án đầu tư khu chợ, bởi trong tháng 4/2014, chủ đầu tư đưa ra mức giá là 136 tỷ (mỗi ki- ốt tầng 1 có mức đóng góp là 290 triệu đồng).
Video đang HOT
Ngày 28/5/2014, tại cuộc họp các đơn vị liên quan và chủ đầu tư lại đưa ra mức giá đầu tư là 116 tỷ, mức đóng góp của mỗi hộ kinh doanh tầng 1 là 240 triệu đồng, thấp hơn lần công bố trước 50 triệu đồng. Như vậy cùng 1 chủ đầu tư nhưng mức giá lại có sự chênh lệch lớn.
Về hiện tượng các hộ kinh doanh đồng loạt đóng cửa ki-ốt bán hàng tại khu A chợ Cốc Lếu, được các cơ quan chức năng tổ chức vận động, thuyết phục các tiểu thương trở lại bán hàng, nhưng đến chiều ngày 3/6/2014 hầu hết các ki-ốt vẫn đóng cửa.
Một số hình ảnh tại chợ Cốc Lếu chiều 3/6:
Theo Công an nhân dân
Cho vay tiêu dùng: Vay 1-2 triệu đồng cũng được chấp nhận
Nhắm tới khách hàng những người có thu nhập thấp, đáp ứng nhu cầu mua sắm với khoản vay nhỏ chỉ 1-2 triệu đồng là cách các công ty tài chính "nhặt bạc lẻ" thu lãi lớn.
Người Việt Nam đang dần quen với việc vay tiêu dùng
Mua iPhone, xe máy... được đáp ứng ngay
Thiếu một vài triệu đồng để sở hữu một chiếc iPhone hay mua một chiếc xe máy không còn là vấn đề, bởi ngay lập tức những khách hàng tiềm năng này sẽ được đưa vào tầm ngắm của các công ty tài chính. Khách hàng thay vì phải tích lũy đủ số tiền để mua được sản phẩm mong muốn có thể dễ dàng vay được khoản còn thiếu với các thủ tục hết sức đơn giản và trả nợ bằng các khoản tích lũy sau đó.
Các chuyên gia tài chính chỉ ra rằng, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đang dần thay đổi. Ông Igor Prerovsky - Tổng giám đốc Home Credit Việt Nam cho biết: "Theo thống kê của Home Credit, có khoảng 20% khách hàng khu vực miền Nam mua hàng dựa vào tín dụng, tại miền Bắc con số này là 10% và đang có dấu hiệu tăng lên".
Chia sẻ về cách thiết kế các gói cho vay, ông Igor Prerovsky nói: "Hai năm làm việc tại Việt Nam, ngoài công việc tại văn phòng tôi còn có một công việc thường xuyên bên ngoài là tiếp xúc, trò chuyện với những người bán lẻ để tìm hiểu xu hướng tiêu dùng".
"Qua đó, tôi có thể nắm bắt được những mặt hàng "hot" dành cho lớp trẻ, người trung niên, phụ nữ hay đàn ông. Ví dụ như lớp trẻ mới lớn giờ rất thích xe đạp điện, chúng tôi tung ngay ra sản phẩm mới cho vay mua mặt hàng này", ông Igor Prerovsky cho biết thêm.
Nhặt bạc lẻ thu lãi lớn
Theo đại diện của Home Credit, mặc dù thời gian có mặt tại Việt Nam chưa lâu nhưng bằng việc xác định được nhóm đối tượng cụ thể - chính là phân khúc khách hàng tài chính tiêu dùng, đồng thời, tập trung khai thác và tìm hiểu nhu cầu của nhóm khách hàng hướng đến đã giúp cho Home Credit đứng vững trên thị trường.
Đến năm 2013, số lượng khách hàng của Home Credit tại Việt Nam là 1,3 triệu người, số các điểm bán hàng tính đến hết tháng 4-2014 là hơn 5.000 điểm, phủ rộng trên 63 tỉnh thành.
Năm 2013, Home Credit đạt 529 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 5,5 lần con số lợi nhuận của năm 2012. So sánh với lợi nhuận của các ngân hàng có cùng quy mô cho vay và thu nhập lãi khác thì khoản lãi của Home Credit không hề thua kém, thậm chí còn vượt xa. Trong khi nợ xấu của tổ chức này chỉ ở ngưỡng 4%.
Cho vay tiêu dùng là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận tương đối cho các tổ chức tín dụng chính vì vậy sự cạnh tranh trong lĩnh vực này khá khốc liệt. Mặc dù vậy, theo ông Igor Prerovsky cho rằng, công ty tài chính có các thế mạnh mà các ngân hàng khó so sánh.
"Thứ nhất, các ngân hàng hoạt động qua một mạng lưới cố định, khách hàng phải đến ngân hàng để được phục vụ, trong khi đó công ty tài chính tìm đến người tiêu dùng và chào mời cho vay. Thứ hai là công ty tài chính cho vay những khoản rất nhỏ chỉ 1-2 triệu đồng", ông Igor Prerovsky phân tích.
Trong số các khoản vay từ khách hàng, ước tính 75% được Home Credit chấp thuận, 25% còn lại bị từ chối. Tuy nhiên, ông Igor Prerovsky nhấn mạnh, đây là con số ước tính, tùy theo từng vùng, từng khu vực bán hàng mà con số có thể thay đổi.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, trong bối cảnh cho vay tài chính tiêu dùng đang là cuộc chơi được nhiều người chú ý, sự cạnh tranh ngày càng gắt gao hơn, mức lãi suất 20%/năm tính trên dư nợ trả dần của Home Credit chưa hẳn là một con số thuyết phục với khách hàng.
Theo ANTD
Xét xử vụ "bầu" Kiên: Ai làm thì người đó chịu? Chiều nay 23/5, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ "đại án" tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng ACB đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm. Đại diện Ngân hàng ACB tại phiên tòa chiều nay 23/5 (Ảnh: XH) Đầu giờ chiều nay, HĐXX mời đại diện Ngân hàng Viettinbank chi nhánh TP HCM...