Hơn 300 chiến dịch truy quét IS được tiến hành tại Iraq và Syria trong năm 2022
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Chỉ huy Trung tâm của Mỹ ( CENTCOM) ngày 29/12 cho biết trong năm 2022, quân đội nước này và các lực lượng đối tác ở Iraq và Syria đã tiến hành hàng trăm chiến dịch truy quét tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, trong đó tiêu diệt hoặc bắt sống hơn 1.000 tay súng IS.
Binh sĩ tháo cờ của IS tại thị trấn Tabqa, cách thành phố Raqa của Syria 55km về phía tây, ngày 30/4/2017. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông cáo của Tư lệnh CENTCOM, Tướng Michael “Erik” Kurilla nêu rõ mặc dù IS đã suy yếu đáng kể, nhưng tư tưởng của tổ chức cực đoan này chưa được kiểm soát. Ông nhấn mạnh cần phải tiếp tục trấn áp IS thông qua các hoạt động hợp tác.
Theo báo cáo cập nhật của CENTCOM, Mỹ và các lực lượng đối tác đã tiến hành tổng cộng 313 chiến dịch chống IS ở Iraq và Syria trong năm 2022, trong đó 108 chiến dịch được tiến hành ở Syria và 191 chiến dịch ở Iraq. Kết quả của các chiến dịch này là bắt giữ tổng cộng 374 tay súng IS, trong đó 215 đối tượng ở Syria và 159 đối tượng ở Iraq. Tổng cộng hơn 600 tay súng IS bị tiêu diệt trong các chiến dịch này, trong đó có hơn 400 tay súng ở Syria và hơn 150 ở Iraq.
Cũng theo Tướng Kurilla, hiện vẫn còn hàng nghìn thành viên và thủ lĩnh của IS đang bị giam giữ tại Iraq và Syria. Tổ chức này sẽ tiếp tục tuyển mộ các tay súng mới trong tương lai, đồng nghĩa các chiến dịch truy quét IS sẽ tiếp tục được tiến hành trong năm 2023.
Liên hợp quốc lo ngại xung đột Syria leo thang và mở rộng quy mô
Ngày 14/9, Liên hợp quốc (LHQ) công bố báo cáo cho rằng cuộc xung đột tại Syria đang có nguy cơ leo thang sau khi xảy ra các vụ đụng độ tại 1 số điểm nóng trên cả nước trong những tháng gần đây.
Các tay súng IS tuần tra tại thành phố Raqa, Syria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chủ tịch Ủy ban Điều tra Syria của LHQ Paulo Sérgio Pinheiro cho rằng nước này không đủ khả năng tài chính để chống chọi nếu xung đột bùng phát rộng hơn nhưng tình hình đang diễn biến theo chiều hướng này. Báo cáo dài 50 trang chỉ ra rằng dù nhiều địa phương từng là điểm nóng chiến sự đã trở nên bình yên hơn trong những năm gần đây bất ổn tăng trên cả nước trong 6 tháng gần nhất.
Trong đó phải kể đến các vụ đụng độ ở miền Đông Bắc và Tây Bắc đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng, hạn chế tiếp cận nước và thực phẩm. Mới đây, một cuộc tấn công nhằm vào sân bay quốc tế Damascus khiến các hoạt động hỗ trợ nhân đạo của LHQ thông qua sân bay này bị gián đoạn trong gần 2 tuần.
Cuộc xung đột tại Syria từ năm 2011 đã khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa. Trong những năm gần đây, chiến sự lắng dịu sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad giành được quyền kiểm soát phần lớn đất nước, đẩy lùi tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và các nhóm phiến quân. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2022, bạo lực tại Syria có dấu hiệu leo thang. Ủy ban trên lo ngại chiến sự vẫn chưa hoàn toàn kết thúc tại Syria.
Nga phản ứng về cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria Nga đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế ở Syria sau khi Ankara tiến hành các vụ không kích nhằm vào khu vực người Kurd ở Syria và Iraq. Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar báo cáo với Tổng thống nước này Erdoan về chiến dịch không kích ở Syria ngày 20/11. Ảnh: AFP Theo hãng thông tấn Nga...