Hơn 30 sếp ở Oceanbank không hiểu vì sao vướng lao lý
“Tôi và hơn 30 giám đốc, phó giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch hôm nay phải ngồi đây không hiểu sao bị cáo buộc về tội cố ý làm trái”, bị cáo Nguyễn Thị Kiều Liên nói.
Sáng 8.9, bị cáo Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank), Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Oceanbank) đến tòa với nét mặt mệt mỏi.
Hôm nay (ngày xét xử thứ 8), tòa tiếp tục dành thời gian cho các luật sư xét hỏi các bị cáo và những người liên quan bị triệu tập. Các bị cáo tiếp tục khẳng định cáo buộc họ với hành vi Cố ý làm trái là không đúng.
Luật sư Hoàng Huy Được là người đầu tiên xét hỏi bị cáo Ngô Hải Nam – nguyên Giám đốc Chi nhánh Quảng Bình. Bị cáo này bị cáo buộc với hành vi Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Theo cáo trạng, Nam tiếp nhận chủ trương chỉ đạo của Nguyễn Minh Thu về việc chi trả lãi ngoài hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm cho khách hàng gửi tiền bằng hình thức họp trực tuyến. Sau đó, ông Nam và Nguyễn Thị Phương – Trưởng phòng kế toán… trực tiếp nhận tiền từ hội sở Ngân hàng Đại Dương. Nam cùng 42 nhân viên trong chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc chi trả chi khách hàng.
Trong thời gian Nam làm giám đốc, chi nhánh này đã nhận và thực hiện chi lãi ngoài cho khách hàng số tiền hơn 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, bị cáo Nam cho rằng số tiền trên có hơn 2 tỷ chưa vượt trần. “Bị cáo thấy không đúng, quy buộc không đúng pháp luật. Bị cáo không lợi dụng chức vụ quyền hạn để cố ý làm trái các quy định của Nhà nước”, Nam nói.
Theo lời bị cáo, hợp đồng quy định phải chấp hành chỉ đạo, điều hành của cấp trên, nếu không chấp hành sẽ bị kỷ luật, bị buộc phải thôi việc.
Luật sư tiếp tục xét hỏi bị cáo Lê Quỳnh An – nguyên Giám đốc Chi nhánh Vinh. Giống như đồng nghiệp ở Quảng Binh, An nói không có bao giờ lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy định.
Người thứ 3 được luật sư xét hỏi là bị cáo Phan Thị Tú Anh – nguyên Giám đốc Chi nhánh Quảng Ngãi. Bà Tú Anh bị cáo buộc đã nhận và thực hiện chi lãi ngoài cho khách hàng hơn 15 tỷ đồng, trong đó hơn 14,6 tỷ đồng vượt trần lãi suất. Nữ bị cáo cho hay trong thời gian bà làm giám đốc, Chi nhánh Quảng Ngãi lãi hơn 214 tỷ đồng – là một trong số các chi nhánh mang lại lãi nhiều lợi nhuận nhất cho hệ thống Oceanbank.
“Bị cáo Tú Anh khai là đúng, chi nhánh Quảng Ngãi huy động tốt. Họ là một trong những chi nhánh hoạt động tốt nhất của ngân hàng, Hà Văn Thắm nhận xét về lời khai của Tú Anh khi được luật sư mời lên xét hỏi.
Bị cáo thứ 4 được luật sư Hoàng Huy Được xét hỏi là Nguyễn Thị Kiều Liên – nguyên Giám đốc Chi nhánh Vũng Tàu. Bị cáo Liên khẳng định cáo buộc của cáo trạng là vô lý với bà vì số tiền chi lãi suất không vượt trần bà cũng phải chịu trách nhiệm. “Số tiền chi lãi đem lại lợi cho Oecanbank. Tôi và hơn 30 giám đốc, phó giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch hôm nay phải ngồi đây, chúng tôi không hiểu sao bị cáo buộc về tội Cố ý làm trái”.
Bà Liên lý giải rằng cáo trạng cáo buộc bà và đồng nghiệp cố ý làm trái là không phù hợp vì mọi người không được bàn bạc, thống nhất với HĐQT về chủ trương chi lãi suất. Dẫn chứng việc “phải thực hiện”, bà Liên nhắc tới nội quy lao động của Oceanbank. Theo đó người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật, cách chức nếu cản trở công việc của Oceanbank và cản trở người khác làm việc ở Oceanbank.
Về quy chế hoạt động của giám đốc chi nhánh, bị cáo Liên nói: “Chúng tôi phải có trách nhiệm triển khai, thi hành nhiệm vụ của ban quản trị và ban điều hành”.
Video đang HOT
Nguyễn Thị Kiều Liên thẳng thắn, cuộc họp triển khai chi lãi ngoài, bà cùng 8 thuộc cấp của chi nhánh có đi dự. Trong cuộc họp đó, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo chủ trương này tới tất các các nhân viên, trong đó có những người làm việc tại chi nhánh của bà. “Việc chỉ đạo của chủ tịch Thắm đã đến từng cán bộ, thấp nhất là giám đốc các phòng giao dịch nên tôi không phải chỉ đạo gì thêm”.
Cựu giám đốc chi nhánh Vũng Tàu nói bà và các nhân viên chi nhánh đã cố gắng làm việc để đem lại hiệu quả cho Oceanbank, đảm bảo cổ tức cho cổ đông và nộp thuế cho Nhà nước.
Cũng giống nhiều bị cáo khác, Trần Thị Thiên Ngân (sinh năm 1977, nguyên Giám đốc Oceanbank Đà Nẵng) bị cáo buộc trong thời gian làm Giám đốc chi nhánh Đà Nẵng đã nhận và thực hiện chi lãi ngoài cho khách hàng số tiền hơn 5,7 tỷ đồng. Trước cáo buộc này, Thiên Ngân nức nở cho rằng cáo trạng truy tố mình oan ức.
Cho rằng bản thân bị oan, Thiên Ngân khai đã từng đến nhà một lãnh đạo cao cấp của Chính phủ để trình bày sự việc.
Theo lời khai của Ninh Văn Quỳnh, từ 2009 đến 2013 ông ta nhận của Nguyễn Xuân Sơn khoảng 20 tỷ đồng. Ảnh: Bá Chiêm
Một ngày trước (7.9), HĐXX bất ngờ triệu tập Ninh Văn Quỳnh (cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, PVN), người vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố để điều tra hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đến tòa thẩm vấn.
Việc tòa đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an đưa Quỳnh đến phòng xử xét hỏi là nhằm làm sáng tỏ lời khai của Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Oceanbank) rằng ông này đã nhiều lần giúp Hà Văn Thắm, chủ tịch HĐQT nhà băng, chuyển tiền cho Quỳnh để hỗ trợ tập đoàn PVN chi đối ngoại.
Cụ thể, Sơn khai trong giai đoạn ông ta ngồi ghế Tổng giám đốc Oceanbank đã đưa cho Quỳnh 30-40 tỷ. Sau này, khi Sơn trở về làm việc tại PVN, bị cáo vẫn giúp Hà Văn Thắm chuyển tiền cho ông Quỳnh, ước chừng trên dưới 200 tỷ đồng.
Được HĐXX gọi lên đối chất với Sơn, ban đầu ông Quỳnh tỏ ra quanh co khi liên tục thay đổi lời khai về số tiền đã nhận. Lúc đầu, ông ta khai nhận của Nguyễn Văn Sơn 2 tỷ đồng, sau đó nâng lên từ 4-5 tỷ. Tuy nhiên, trong lần đối chất cuối với Nguyễn Xuân Sơn vào cuối phiên xử, ông Quỳnh thừa nhận có cầm 20 tỷ đồng của Sơn trong gian đoạn từ 2009-2013.
Trình bày về việc dùng khoản tiền này, Quỳnh khai chủ yếu chi tiêu vào mục đích cá nhân. Cựu phó tổng giám đốc Tập đoàn PVN kể ông chi 3 tỷ mua nhà trong TP.HCM, 800 triệu mua ôtô, cho 2 con đi du học hết 4,5 tỷ, 2 tỷ mua cổ phiếu, hơn 1 tỷ cho những lần đi tham quan, nghỉ mát, sinh nhật của ban tài chính, kế toán trong 5 năm. Số còn lại hơn 9 tỷ gửi tiết kiệm đã bị cơ quan điều tra thu giữ.
Lý giải về lời khai này, Quỳnh cho rằng sau khi bị bắt, ông đã làm việc với cơ quan điều tra và nhận ra không có cách nào khác phải khai sự thật. Quỳnh nói nếu không khai trung thực có thể bị Sơn đổ oan cho việc cầm mấy trăm tỷ đồng.
Theo Nhóm phóng viên (Zing)
Hà Văn Thắm: Nếu biết hình sự, bị cáo ép đồng nghiệp cũng không làm
Nói về chi lãi ngoài gây thất thoát hơn 1.500 tỷ cho Oceanbank, Hà Văn Thắm nói lúc đó không biết sẽ bị xử lý hình sự. Nếu biết các đồng nghiệp của ông có bị ép cũng không làm.
Hà Văn Thắm phủ nhận môi giới để nhận 1.200 tỷ đồng Hà Văn Thắm khẳng định: "Không có chuyện môi giới để nhận 1.200 tỷ mà chỉ có 500 tỷ bị cáo chi cho Đại Tín chăm sóc khách ngân hàng nên nhận lại. Không có chuyện môi giới ở đây".
Chiều 6.9, phiên xử Hà Văn Thắm cùng 50 bị cáo khác tiếp tục diễn ra. Luật sư Trương Thị Minh Thơ và Nguyễn Thị Thanh Thảo (hai luật sư bào chữa cho bà Hứa Thị Phấn, đại diện nhóm cổ đông Ngân hàng Đại Tín - TrustBank) tham gia xét hỏi các bị cáo Hà Văn Thắm liên quan đến việc chuyển nhượng Ngân hàng TMCP Đại Tín và khoản vay 500 tỷ của Công ty Trung Dung.
"Không có chuyện môi giới để nhận 1.200 tỷ"
Trả lời câu hỏi của luật sư Trương Thị Minh Thơ, bị cáo Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank) cho biết ông quen bà Phấn năm 2010 -2011 vì người phụ nữ này là cổ đông lớn của Ngân hàng Đại Tín. Giữa Đại Tín và Oceanbank có quan hệ qua lại như gửi tiền liên ngân hàng, hợp tác.
Theo bị cáo Thắm, đầu năm 2011, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank và phía bà Phấn ký thỏa thuận ghi nhớ chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín. Theo thỏa thuận biên bản ghi nhớ, phía Oceanbank được đưa người vào kiểm tra, tiếp cận hồ sơ của Ngân hàng Đại Tín để mua hay không. Thấy ngân hàng này có nhiều khoản vay lớn chưa được giải quyết, đồng thời đã chi một lượng tiền lớn để chăm sóc khách hàng nên Oceanbank quyết định dừng việc mua bán.
Trước câu hỏi của luật sư: "Như anh đã khai trong quá trình điều tra, khi giới thiệu chuyển cho ông Danh anh sẽ được 1.200 tỷ. Anh biết ngân hàng xấu, tại sao vẫn giới thiệu cho ông Phạm Công Danh, để anh Danh gánh hậu quả?, bị cáo Hà Văn Thắm nói: "Không có chuyện môi giới để nhận 1.200 tỷ mà chỉ có 500 tỷ bị cáo chi cho Đại Tín chăm sóc khách ngân hàng nên nhận lại. Không có chuyện môi giới ở đây".
Ngoài ra, Hà Văn Thắm cũng khai trên cơ sở đánh giá ngân hàng Đại Tín, Oceanbank thấy không đủ năng lực tài chính để sáp nhập. Thời điểm này, ông Danh nói có 50.000 tỷ nên các bên tiến hành chuyển nhượng. Khẳng định ông Danh biết rõ tình trạng kinh doanh của Đại Tín, bị cáo Thắm nói: "Bị cáo không lừa gì ở đây. Bị cáo không mua cổ phần bán cho ông Danh. Quyền mua là của ông Danh và quyết định của Ngân hàng Nhà nước".
Về giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của nhóm bà Phấn, Hà Văn Thắm nói bị cáo không chiếm đoạt mà đã trả cho Phạm Công Danh theo sự đồng ý của Hứa Thị Phấn. "Bị cáo giữ không trả thì tổ chức tín dụng phát thông báo mất, phát hành cái mới là xong, bị cáo không thể chiếm đoạt. Thực tế cái này không bị mất, bà Sáu Phấn bán cho anh Danh. Không ai chiếm đoạt cái giấy đó", cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank nói và khẳng định bản thân không hưởng lợi trong việc này.
Cảnh sát dẫn giải Hà Văn Thắm về trại tạm giam sau phiên xử chiều 6.9. Ảnh: Việt Hùng
"Nếu biết hình sự bị cáo có ép, ra lệnh, dọa nạt các đồng nghiệp cũng không làm"
Sau ít phút giải lao, luật sư Ngô Huy Ngọc, người bào chữa cho bị cáo Lê Thị Thu Thủy (nguyên Phó tổng giám đốc Oceanbank) đã đặt nhiều câu hỏi cho cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank Hà Văn Thắm. Theo bị cáo Thắm, thông qua một số công ty cá nhân và cổ đông cho mượn vốn, ông giữ gần 73% cổ phần ngân hàng trên.
"Trong trường hợp Oceanbank bị thiệt hại về hành vi Cố ý làm trái thì thiệt hại đó có liên quan gì đến sở hữu của anh không?". Bị cáo Thắm nói: "Cổ đông sở hữu cổ phần là vốn điều lệ, còn tiền Oceanbank chi chăm sóc khách hàng là tiền hoạt động kinh doanh. Hai khoản tiền đó khách nhau. Bị cáo nghĩ Oceanbank không thiệt hại và bị cáo cũng không thiệt hại.
Trước việc Ngân hàng Nhà nước mua lại Oceanbak với giá 0 đồng, bị cáo Thắm nói lúc đó đã bị bắt nên khoảng 1 năm sau mới biết tin.
Với câu hỏi khi thực hiện chủ trương chi lãi ngoài để huy động vốn, bị cáo có ý thức sẽ bị phạm pháp hình sự hay không? Trả lời luật sư Ngô Huy Ngọc, bị cáo Thắm đáp rằng bản thân và đồng nghiệp đều không nhận thức được hình phạt. Theo cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Dương, trong thông tư 02 được Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ nói chi lãi sẽ bị cách chức 3 năm. "Bị cáo thừa nhận bị cáo và đồng nghiệp làm sai công văn đó nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc phải làm, vì cứu thanh khoản ngân hàng nên xác định với nhau bị Thống đốc cách chức cũng phải chịu. Nếu như xác định là bị hình sự thì chắc là bị cáo có ép, có ra lệnh, có dọa nạt thì các đồng nghiệp cũng không làm", bị cáo Hà Văn Thắm nói.
Luật sư Ngô Huy Ngọc hỏi từ năm 2010 đến 2014, mỗi năm có bao nhiêu đoàn thanh tra và trách nhiệm của họ ra sao về việc cảnh báo sai phạm. Theo lời Thắm, có 2 hình thức giám sát từ Ngân hàng Nhà nước đó là thanh tra toàn diện và giám sát từ xa hàng ngày thông qua báo cáo hệ thống ngân hàng điện tử gửi cuối ngày. "Khi bị cáo bị bắt thì Ngân hàng Nhà nước không có bất cứ cảnh báo, nhắc nhở nào liên quan việc chi lãi suất vượt trần", bị cáo Thắm khẳng định.
Luật sư Nguyễn Thị Minh Thơ tham gia xét hỏi Hà Văn Thắm. Ảnh: Việt Hùng
Đề cập đến việc nhóm kế toán của Oceanbank bị quy kết giữ vai trò giúp sức, Thắm khẳng định lúc đầu bị cáo chỉ nói với Lê Thị Thu Thủy (Phó tổng giám đốc Oceanbank) làm các thủ tục để tạm ứng, không nói để làm gì. Đến năm 2012, Thủy hỏi thì Thắm mới nói chi chăm sóc khách hàng.
Luật sư nói, tại phiên tòa lần một, bị cáo có nhắc đến việc mình lừa bị cáo Thủy, vậy bị cáo có thể mô tả dễ hơn? Trả lời luật sư, bị cáo Thắm nói: "Không phải lừa vì chị Thủy không dễ lừa gì cả. Mà do khối kế toán như chị Thủy không liên quan đến kinh doanh. Bị cáo là lãnh đạo cấp trên đã lệnh các chị ấy phải làm như vậy".
Từ lý lẽ của mình, Hà Văn Thắm không đồng ý với quan điểm Lê Thị Thu Thủy là người giúp sức tích cực mà cho rằng nữ bị cáo phải là người "cản tích cực nhất".
Được luật sư mời tham gia xét hỏi, Lê Thị Thu Thủy mong HĐXX xem xét lại việc cáo buộc nữ bị can này liên quan số tiền hơn 1.500 tỷ thất thoát. "Con số 1.576 là chưa khách quan về con số bị cáo liên quan. Về cơ bản, bị cáo nhận chỉ thị từ anh Thắm từ 2012. Về mặt chứng cứ vật chứng, bị cáo ký chứng từ gì thì mới phải chịu liên đới. Số tiền này khoảng hơn 300 tỷ", cựu Phó tổng giám đốc Oceanbank giải trình.
Theo Nhóm phóng viên (Zing)
Hà Văn Thắm khai 3 bí mật giám sát để Nguyễn Xuân Sơn không tham ô Trước cáo buộc Chủ tịch HĐQT Oceanbank tham ô 49 tỷ đồng, Thắm khẳng định không có chuyện này bởi bị cáo có cách giám sát riêng của mình. Sáng 6.9, các luật sư tiếp tục hỏi bị cáo Nguyễn Xuân Sơn về cáo buộc tham ô chiếm đoạt hơn 49 tỷ đồng. Theo cáo trạng, trong số 246 tỷ đồng chi cho...