Hơn 30 năm nghề đánh bóng lư đồng, thợ nức tiếng Tây Đô “hốt bạc” mùa tết
Khi nhà nhà lo dọn dẹp nhà cửa, trang trí bàn thờ gia tiên để đón năm mới thì cũng là lúc những người làm nghề đánh bóng lư đồng vào mùa “hái ra tiền”.
Có uy tín và thâm niên trong nghề, khách sẽ tìm đến
Nghề đánh bóng lư đồng khá vất vả, bởi người thợ phải còng lưng làm vệ sinh, đánh bóng lư trong không gian nhỏ hẹp, nóng hầm hập. Bù lại, họ có thể kiếm từ vài trăm đến tiền triệu mỗi ngày.
Đến khu chợ sắt Cần Thơ (P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), hỏi thăm ông Bửu chùi lư thì ai cũng biết. Hơn 30 năm theo nghề, ông trở thành người hiếm hoi có biệt tài chùi lư nức tiếng đất Tây Đô.
Ông Trần Ngọc Bửu có hơn 30 năm kinh nghiệm đánh bóng lư đồng ở Cần Thơ. Ảnh DUY TÂN
Ông Bửu chùi lư tên thật là Trần Ngọc Bửu (64 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Tiếp chuyện với chúng tôi, ông Bửu cho biết, những ngày giáp tết nghề chùi lư nhộn nhịp hơn cả; đặc biệt từ ngày 23 tháng Chạp trở đi là cao điểm. “Thông thường, trước tết khoảng 1 tháng thì tôi bắt đầu làm. Khách mối của tôi cũng nhiều vì làm nghề từ năm 1990 tới nay cũng đã hơn 30 năm. Họ thấy đẹp thì tiếp tục tìm tới”, ông Bửu nói.
Thời điểm cận tết, ông Bửu đắt “sô”, phải làm từ sáng sớm đến tối muộn. Ảnh DUY TÂN
Theo ông Bửu, nghề đánh bóng lư đồng đòi hỏi phải có uy tín và tay nghề. Bởi bộ lư đồng có giá trị tinh thần, rất quý giá từ thời ông bà tổ tiên xưa đối với mỗi gia đình. Vậy nên, chỉ những người có uy tín, có thâm niên trong nghề mới được tín nhiệm để khách giao hàng cho làm.
Người làm nghề đánh bóng lư đồng cần có tính tỉ mỉ để đảm bảo độ sáng đồng đều, tránh làm lư đồng biến dạng, trầy xước. Lư đồng có rất nhiều loại, nhưng phổ biến là lư tròn, lư vuông, lư chữ nhật, lư trúc… Dù là loại nào thì cũng có 4 công đoạn đánh bóng gồm: chùi lư, phơi nắng, đánh bóng, vệ sinh. Trong đó, khâu đánh bóng rất quan trọng, tuy làm bằng máy nhưng phải hết sức tỉ mỉ để đánh thật kỹ phần quai với những chi tiết nhỏ.
Những bộ lư được đánh bóng loáng . Ảnh DUY TÂN
Người thợ phải có tính tỉ mỉ, sức khỏe dẻo dai
Video đang HOT
Ông Bửu chia sẻ, cao điểm tết năm trước, mỗi ngày ông nhận từ 15 – 20 bộ lư và phải làm việc cả ngày lẫn đêm mới kịp giao hàng. Nhờ đó, việc kiếm tiền triệu mỗi ngày là điều dễ dàng. Năm nay, khách hàng mang lư đồng đến đánh bóng cũng khá đông. Để kịp tiến độ công việc, ngoài sự hỗ trợ của con trai và em rể, ông còn thuê thêm 4 thợ phụ, mỗi thợ được thuê với giá 300.000 đồng/ngày.
Một bộ lư cũ được khách gửi đến ông Bửu để đánh bóng . Ảnh DUY TÂN
Để đánh xong mỗi bộ lư mất khoảng 1 giờ. Tùy kích cỡ và loại lư mà tiền công khác nhau, thường dao động từ 300.000 – 400.000 đồng/bộ. Ngoài ra, đối với những lư bị hư hỏng phải vá thì cần nhiều thời gian và tùy vào thỏa thuận giá cả với khách hàng để tính chi phí. “Lư bị hư hỏng, bị thủng làm rất cực công, nhất là công đoạn vá đồng. Sau đó cũng tiến hành các bước như đánh bóng nên chi phí tất nhiên sẽ cao hơn. Tùy theo mức độ hư hỏng, tôi sẽ thỏa thuận chi phí với khách, nếu khách ưng ý thì mình làm”, ông Bửu nói.
Dưới đây là một số công đoạn đánh bóng lư đồng được PV Thanh Niên ghi nhận:
Vệ sinh cẩn thận từng chi tiết . Ảnh DUY TÂN
Công đoạn đánh bóng lư vô cùng vất vả và nóng bức . Ảnh DUY TÂN
Tùy theo từng kích cỡ và hình dáng lư thời gian đánh bóng khoảng 1 giờ đến vài giờ đồng hồ . Ảnh DUY TÂN
Do bụi lư khi đánh bóng bay ra nên thợ phải bịt mặt kín mít để tránh . Ảnh DUY TÂN
Phải tỉ mỉ để đánh bóng kỹ từng chi tiết nhỏ nhất mà không làm biến dạng bộ lư . Ảnh DUY TÂN
Công đoạn cuối cùng là lau chùi lư trước khi giao cho khách . Ảnh DUY TÂN
Anh Nguyễn Kháng Em (29 tuổi), thợ làm nghề đánh bóng lư đồng, cho biết làm nghề này phải điều khiển đôi tay thật nhịp nhàng, đưa lên đưa xuống theo từng vòng quay của mô tơ để tránh làm lư đồng biến dạng. Ở các khe, rãnh, hoa văn phải đánh thật cẩn thận để đảm bảo độ sáng đều, đẹp.
“Làm nghề đánh bóng lư đồng cần có sức khỏe dẻo dai, bởi làm xuyên suốt cả ngày. Bên cạnh đó, người thợ còn đối mặt với các thứ độc hại như: bụi bặm do xát lư đồng, hóa chất đánh bóng… Vậy nên khi đánh bóng phải trang bị bịt kín mặt, chỉ chừa 2 mắt. Vào mùa tết, chịu khó làm cũng kiếm từ vài trăm đến bạc triệu mỗi ngày”, anh Kháng Em nói.
Phòng thờ là nơi sinh lộc trong nhà, chỉ cần một thay đổi nhỏ cả nhà sẽ gặp may
Có người nói rằng, khi vào nhà chỉ cần nhìn vào bàn thờ gia tiên là biết ngay tài - lộc, phúc - phần.
Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng. Có người nói rằng, khi vào nhà chỉ cần nhìn vào bàn thờ gia tiên là biết ngay tài - lộc, phúc - phần, gia thế của gia đình đó như thế nào. Điều này quả thực không sai, nhà nào gia đạo bình yên, con cháu hướng về tổ tiên bàn thờ sẽ vì thế gọn gàng sạch sẽ, nhà nào tài lộc đầy đủ bàn thờ sẽ ngát hương, cầu kì.
Theo đó, để gia đạo bình an, kích hoạt tài lộc trong nhà bạn nên để ý những điểm sau để phòng thờ thêm phú quý.
1. Nước lau bàn thờ
Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ phải được dùng riêng.
Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn nước sạch sẽ, cẩn thận hơn thì dùng nước mưa (thiên hà thủy) hay nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề để lau, ngoài ra còn dùng rượu đập thêm gừng tươi để tẩy trần.
Không gian thờ tự là không gian thiêng liêng trong gia đình, là nơi lưu giữ nhiều ẩn ức tình cảm giữa các thế hệ. Chính vì thế, việc giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh ở mỗi con người.
2. Sắp đặt bàn thờ đúng nguyên tắc
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối...), người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.
Khi bài trí cần chú ý bày đặt các lễ vật cũng như trang hoàng ban thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu ban thờ có thờ tổ tiên (tổ tỷ, tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, cao tằng tổ khảo...) và thờ bà cô, ông mãnh - những người mẩt trẻ (thúc bá, đệ huynh, cô di tỷ muội...).
Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải.
Chú ý xét trái, phải là xét từ vị trí từ ban thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.
3. Những điểm không nên có trên bàn thờ
- Không lắp đèn điện rọi thẳng vào bàn thờ.
- Trên bàn thờ cần đặt 2 đèn điện phía bên ngoài cùng (đèn ánh sáng đỏ hay vàng bật 24/24h).
- Khoảng cách tối thiểu từ bát hương đến bất kỳ chất lỏng nào cũng phải từ 25 cm trở lên (Nhiều gia đình do vô tình bày quá nhiều bia rượu trên bàn thờ và để sát bát hương là không hợp lý).
- Không cắm trụ cắm hương vòng bằng kim loại vào bát hương - dùng trụ bằng gỗ sơn son hoặc sơn đen mới đúng.
- Chú ý vào những ngày Tết không để hoa giả, trên bàn thờ phải có hoa tươi, ngày thường hoa giả cắm xen hoa tươi (lộng giả thành chân). Ngoài ra, còn có hoa làm bằng giấy bạc, giấy vàng ánh kim (một bạc, một vàng biểu tượng cho một âm một dương, âm dương giao hòa) để có thể dùng được lâu.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Nếu không đặt hoa trên bàn thờ, các gia chủ có thể đặt 6 loại cây may mắn này để vạn sự hanh thông, tiền bạc ùa vào như vũ bão Những loại cây này vừa giúp thanh tẩy uế khí trên bàn thờ, vừa thu hút tiền tài may mắn giúp gia chủ rước lộc vào nhà. Hầu như gia đình nào cũng dành 1 góc trang trọng để bày biện bàn thờ. Để tăng thêm vượng khí, mọi người thường trang trí bàn thờ với nhiều hoa tươi và các vật phẩm...