Hơn 30 dư chấn sau trận động đất ở Sơn La: Làm rõ phạm vi ảnh hưởng để chủ động ứng phó
Trận động đất với độ lớn 5.3 tại Mộc Châu, Sơn La ngày 27/7 đã tạo ra hơn 30 dư chấn, trong đó có 16 trận dư chấn lớn (trên 2.5).
Dự báo, trong vài ngày tới sẽ tiếp tục xảy ra dư chấn và sẽ giảm dần. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm rõ phạm vi ảnh hưởng từ vùng tâm chấn động đất để có biện pháp rà soát, đánh giá và đưa ra giải pháp ứng phó phù hợp.
Ngày 29/7, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã họp bàn với các bộ, ngành liên quan về vấn đề đảm bảo an toàn hồ đập và các công trình sau trận động đất với độ lớn 5.3 tại Mộc Châu, Sơn La ngày 27/7.
Làm rõ phạm vi ảnh hưởng
Động đất gây hư hại nhà dân ở Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: T.L
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đầu tháng 8 có một đợt mưa lớn ở khu vực miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Trên Biển Đông cũng đang xuất hiện tình huống nguy hiểm, có thể hình thành áp thấp nhiệt đới ở khu vực gần Philippines. Và Lào cũng đang có hình thái gây mưa lớn, có thể tác động đến dòng chảy phía Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Anh – Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết: Sau trận động đất, Viện Vật lý địa cầu đã quan trắc hiện tượng và thấy xảy ra 16 trận dư chấn lớn hơn 2.5 và 10-15 dư chấn nhỏ hơn 2.5. “Với trận động đất như vậy, trong vài ngày tới sẽ tiếp tục có những trận dư chấn và sẽ giảm dần. Đây là việc bình thường” – ông Anh nói.
Trận động đất lớn 5.3 với mức độ rủi ro thiên tai cấp 4 này có khả năng gây thiệt hại với các công trình xây dựng kém và tại Hà Nội người dân có thể cảm nhận được. Theo ông Anh, tại Tây Bắc, trên đới đứt gãy Sông Mã cũng đã từng xảy ra động đất với cường độ mạnh, đặc biệt là trận động đất tại Điện Biên năm 1935 và Tuần Giáo năm 1983 với độ lớn 6.7 – 6.8. Vì thế, đối với khu vực này, rất cần thiết có kế hoạch căn cơ, lâu dài để phòng chống động đất.
Video đang HOT
“Động đất là hiện tượng phức tạp, có nhiều tính chất phi tuyến nên cần tiếp tục theo dõi và có gì bất thường sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành để xử lý. “Đối với khu vực xảy ra động đất, đặc biệt khu vực Tây Bắc, đầu tiên phải rà soát những công trình kháng chấn yếu thì phải được gia cố. Trong tương lai, đối với khu vực đó phải rà soát công tác kháng chấn cho những công trình để có những trận động đất mạnh xảy ra thì có thể gây ảnh hưởng thì thực hiện tốt công tác kháng chấn cho công trình” – ông Anh lưu ý.
Tính đến 16 giờ ngày 28/7, theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, động đất đã gây thiệt hại 4 trụ sở làm việc của UBND xã, 8 nhà văn hóa, 3 trạm y tế, 1 trụ sở làm việc công an xã và 288 nhà dân bị lún, nứt tường.
Tính đến 16 giờ ngày 28/7, theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, động đất đã gây thiệt hại 4 trụ sở làm việc của UBND xã, 8 nhà văn hóa, 3 trạm y tế, 1 trụ sở làm việc công an xã và 288 nhà dân bị lún, nứt tường.
Nói về ảnh hưởng của trận động đất, ông Vũ Xuân Thành – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho rằng, trận động đất với độ lớn 5.3 ở Mộc Châu là trận động đất lớn nhất khu vực này từ trước đến nay. Trước đó, khu vực này đã có 2 lần xảy ra động đất vào năm 1943 độ lớn là 4.8 và năm 1993 độ lớn là 4.2.
Tuy nhiên, vấn đề ông Thành quan tâm là phạm vi ảnh hưởng nguy hiểm từ vùng tâm chấn. Vì thế, ông mong trong thời gian tới, Viện Vật lý địa cầu có thể cung cấp dữ liệu về vấn đề này.
Hồ đập, công trình lớn vẫn an toàn
Theo Bộ Công Thương, đến nay các công trình công nghiệp, hầm mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Điện Biên không có thiệt hại nghiêm trọng gì và vẫn tổ chức vận hành hoạt động bình thường.
Ông Ngô Sơn – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, các Công ty điện lực Hòa Bình, Sơn La, Bản Trát, Lai Châu đã kiểm tra các công trình hồ đập, các công trình chính và cập nhật thông tin cho ban thường trực của Tập đoàn. Các công trình trên vẫn đảm bảo an toàn và vận hành bình thường. “Thời gian tới chúng tôi tiếp tục phân tích các số liệu quan trắc và thuê các đơn vị tư vấn chuyên ngành để đánh giá kỹ hơn” – ông Hải nói.
Liên quan tới vấn đề này, ông Trần Quang Hoài – Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cho biết: “Các hồ chứa mà nhà nước đầu tư trong những năm qua như hồ Hòa Bình, hồ Sơn La được thiết kế chống chịu động đất ở mức cao hơn rất nhiều so với các trận động đất đã từng xảy ra tại Việt Nam. Do đó, chúng ta hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của các công trình này. Tuy nhiên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn cần phối hợp với các đơn vị liên quan để đánh giá lại chất lượng các công trình đặc biệt quan trọng này”.
Đối với các hồ chứa thủy lợi, theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), trong phạm vi ảnh hưởng của trận động đất ngày 27/7 có 560 hồ chứa, các hồ chứa vẫn đang hoạt động bình thường, với dung tích trữ nước thấp. Chỉ có một số hồ ở Tuyên Quang như Bài Sơn, Hầu Lầy… đang tích nước đạt dung tích 100%. Tổng cục Thủy lợi đã chỉ đạo các đơn vị khai thác công trình chủ động xả nước để đảm bảo tuyệt đối cho công trình.
Để chủ động ứng phó với với tác động của trận động đất, ông Trần Quang Hoài chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các địa phương bị ảnh hưởng nặng đến tận nơi kiểm tra, nhất là các công trình trường học, trụ sở và nhà dân đã bị lún, nứt để đảm bảo an toàn.
Vì sao Sơn La hứng chịu động đất mạnh 5,3 độ?
Chuyên gia cho biết Sơn La nằm trên hệ thống của rất nhiều đới đứt gãy nên có nguy cơ động đất cao. Trận động đất 5,3 độ do hoạt động địa chất mạnh của hệ thống này.
Trận động đất mạnh 5,3 độ xảy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trưa 27/7 đã khiến nhiều nhà cửa, công trình bị nứt tường, vỡ ngói và sập trần. Đây được đánh giá là trận động đất mạnh nhất từ đầu năm 2020 và đã gây ra thêm nhiều đợt dư chấn khác vào chiều cùng ngày.
Nhiều người đặt câu hỏi về nguyên nhân của trận động đất này và diễn biến của loại hình thiên tai như động đất trong thời gian tới.
Sơn La nằm trên nhiều đới đứt gãy
Trao đổi với Zing, TS Nguyễn Ánh Dương, Trưởng phòng Địa chấn (Viện Vật lý địa cầu), cho biết với mức 5,3 độ, cường độ chấn động của mặt đất tác động tới nhà cửa và con người có thể lên tới cấp 7 và cấp 8 tại vùng tâm chấn.
Tuy nhiên, cường độ này có thể mạnh hơn nữa ở những khu vực có nền đất yếu. Khi đó, tác động của trận động đất và mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn bởi ở những nơi nền đất yếu, tín hiệu động đất sẽ bị khuếch đại khiến nhà cửa rung mạnh hơn.
Trận động đất ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, khiến tường cột ở bưu điện xã Nà Mường nứt toác. Ảnh: PCTT tỉnh Sơn La.
Lý giải về nguyên nhân của trận động đất ở Sơn La, ông Dương cho biết khu vực Mộc Châu nằm trên đới đứt gãy sông Đà và nhiều đới đứt gãy khác nên có hoạt động địa chất khá mạnh. Do động đất lên đến 5,3 độ nên khu vực phải hứng chịu thêm nhiều dư chấn khác vào chiều cùng ngày.
"Ở Việt Nam, động đất mức độ này là khá mạnh. Đây không chỉ là trận động đất mạnh nhất từ đầu năm nay mà rất lâu rồi, chúng tôi mới ghi nhận động đất mạnh đến 5,3 độ", ông Dương nói.
Chuyên gia cũng cho biết trận động đất này có mức độ ảnh hưởng trong phạm vi bán kính trên 120 km từ tâm chấn. Do đó, người dân Hà Nội và một số nơi khác cũng có thể cảm nhận được rung lắc.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí đang đứng, người dân có thể cảm nhận được mức độ dư chấn khác nhau theo nguyên tắc càng lên cao càng cảm nhận rõ. Với dư chấn khoảng 3 độ, những người đang đi đường hoặc ở tầng 1 sẽ khó cảm nhận được rung lắc.
Điều này được lý giải theo nguyên lý dư chấn là một chu kỳ dài truyền từ xa đến gần. Vì vậy, càng lên cao thì mức độ rung chấn càng rõ, những người đang ở trên tòa nhà cao tầng sẽ cảm nhận được tín hiệu rung lắc sớm và mạnh hơn.
Tây Bắc có thể hứng chịu động đất cấp 8-9
Theo ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, mặc dù không nằm trên "vành đai lửa" của các tâm chấn động đất mạnh trên thế giới, Việt Nam vẫn có mối hiểm họa động đất khá cao. Những trận động đất mạnh nhất với độ lớn đạt 6,7-6,8 độ đã được ghi nhận trong lịch sử.
Trên cơ sở các kết quả phân tích không gian và thời gian về hoạt động động đất khu vực miền Bắc, ông Xuân Anh khẳng định Tây Bắc là nơi có khả năng động đất cao. Số liệu về những trận động đất được ghi nhận trong quá khứ cũng cho thấy hoạt động động đất mạnh ở khu vực này.
"Chúng tôi đánh giá khu vực Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La,... có thể phải chịu đựng những chấn động cấp 8-9 trong tương lai", Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết.
Với độ lớn này, người dân hoàn toàn cảm nhận được sự rung lắc mạnh mẽ và cảm thấy sợ hãi. Những trận động đất mạnh cấp 9 có thể phá hủy toàn bộ nhà cửa của người dân.
Trưa 27/7, trận động đất mạnh 5,3 độ đã xảy ra tại Sơn La. Độ sâu chấn tiêu khoảng 14 km, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 ở vùng tâm chấn. Sau đó, khu vực huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, ghi nhận thêm 4 trận động đất mạnh từ 3 đến 3,8 độ đều là dư chấn của trận động đất trên.
Động đất mạnh đã làm nhà văn hóa, trạm y tế, trường mầm non và 127 nhà dân ở huyện Mộc Châu bị lún, nứt tường, vỡ ngói, sập trần nhựa. Đá rơi do động đất cũng làm bẹp đầu ôtô. Rất may không có thiệt hại về người.
Cùng ngày, Viện Vật lý địa cầu đã cử cán bộ lên địa bàn để khảo sát và đánh giá chi tiết về cường độ cũng như các thiệt hại khác của trận động đất.
Động đất 2,7 độ richter xảy ra trong đêm ở Hà Tĩnh Trận động đất mạnh 2,7 độ richter xảy ra vào khoảng 22h16' ngày 21/2 tại vị trí có tọa độ (18.497 độ vĩ Bắc, 105.406 độ kinh Đông) với độ sâu chấn tiêu khoảng 12.0 km. Theo Viện Vật lý Địa cầu, trận động đất mạnh 2,7 độ richter xảy ra ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vào khoảng 22h16' ngày 21/2, tại...